I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
2. Kỹ năng: đọc hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Tư tưởng, tình cảm: Có lòng yêu mến, kính trọng tài năng và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K: .
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
Giáo án tuần 14 Ngày soạn:9/11/2010 NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Tiết theo phân phối chương trình: Tiết 40 – Đọc văn I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ. - Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ. 2. Kỹ năng: đọc hiểu một bài thơ Nôm Đường luật. 3. Tư tưởng, tình cảm: Có lòng yêu mến, kính trọng tài năng và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. II CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K:. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính? Nêu các bước? 3. BÀI MỚI * Giới thiệu bài mới: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ XV-XVII. Ông nổi tiếng với những vần thơ triết lí, phê phán chiến tranhPK và thói đời suy đạo. Nhiều vần thơ nói về thói đời đen bạc của ông còn ám ảnh trong lòng bạn đọc: - Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thời hơn hết mọi lời. - Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi... Bên cạnh cảm hứng thế sự đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn viết nhiều về cuộc sống “nhàn” và phẩm cách của nhà nho. Vậy cách sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì, có gì đặc biệt? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ có tên trùng với chủ đề đó của ông. * Phương pháp: đặt vấn đề, gợi mở, thảo luận, vấn đáp, bình giảng. * Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu chuẩn TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung Hs đọc tiểu dẫn. CH1: Nêu vài nét chính về tiểu sử của Nguyễn Bỉnh Khiêm? CH2: Kể tên các tác phẩm chính và nêu đặc sắc của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm? Gv hướng dẫn cách đọc . CH3: Thể loại của bài thơ?Bố cục của nó? Hs thảo luận, phát biểu. Hoạt động 2: tìm hiểu bài thơ * Nêu vấn đề, phân tích, liên hệ, bày tỏ quan niệm về lối sống được thể hiện qua bài thơ “Nhàn”. CH4: Đọc câu 1-2, em có nhận xét gì về cuộc sống khi cáo quan về quê ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? CH5: Em hiểu trạng thái “thơ thẩn” như thế nào? Nó cho thấy lối sống của tác giả ntn? Đại từ phiếm chỉ “ai” có thể chỉ đối tượng nào? CH6: Tác giả quan niệm ntn về lẽ sống và ông đã chọn lối sống nào ở câu 3- 4? Gợi mở: Từ vốn hiểu biết về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hiểu các từ “dại”, “khôn” trong bài thơ theo nghĩa nào? Nghĩa hàm ẩn của các cụm từ “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”?... CH7: Nhận xét về cuộc sống sinh hoạt của tác giả ở 2 câu 5-6? Nhịp thơ và ý nghĩa của nó? Gợi mở: Cuộc sống ở đây có phải là khắc khổ, ép xác?... CH9: Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn điển tích về giấc mộng của Thuần Vu Phần nhằm mục đích gì? CH10: Từ quá trình tìm hiểu bài thơ trên, em hiểu bản chất chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? CH11: Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên? CH12: đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? * HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến của cá nhân về vẻ đẹp của lối sống nhàn trong văn bản. Hoạt động 3:hướng dẫn tổng kết CH13: ý nghĩa của văn bản? * Trao đổi, thảo luận về lối sống, những ấn tượng đậm nét nhất về bài thơ “Nhàn”, về cách sống phù hợp và cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống hôm nay. CH14: nội dung và nghệ thuật của VB? *Nêu những ấn tượng đậm nét nhất của mình về những gì thu nhận được qua bài thơ. Hoạt động 4: hướng dẫn làm bài tập GV hướng dẫn cho Hs về nhà làm bài tập. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả (1491 – 1585) Người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: tập thơ “ Bạch Vân quốc ngữ thi”. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Chữ “Nhàn” : nhằm chỉ một quan niệm, một cách đối nhân xử thế. II. Đọc hiểu: 1. Hai câu đề: - Ba danh từ kết hợp với số từ : Mọi thứ đều đã sẵn sàng, chu đáo. - Nhịp thơ 2/2/3: sự ung dung, thanh thản của tác giả. - “Nhàn” thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. 2. Hai câu thực: - Cách nói đối lập, ngược nghĩa: Ta îí Người - “Nhàn” là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. 3. Hai câu luận: - Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của tác giả: thức ăn thanh đạm, cách sinh hoạt dân dã. - Nhịp thơ: 1/3/1/2 . - “Nhàn” là lối sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nới chốn thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. 4. Hai câu kết: - Điển tích về Thuần Vu Phần: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. - “Nhàn” : quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. è Trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã. 5. Nghệ thuật: - Sử dụng phép đối, điển cố. - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. III. Tổng kết: 1.Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. 2. Nội dung: Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ. 3. Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ. IV. Luyện tập: Gợi ý: Quan niệm sống nhàn của NBK không phải là sống nhàn nhã mà là xa lánh nơi quyền quý, sống hòa hợp với thiên nhiên. Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì quan niệm của NBK mang những yếu tố tích cực. 4. CỦNG CỐ: Em đánh giá ntn về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? 5. DẶN DÒ: * Học bài cũ: Học bài, làm bài tập, học thuộc bài thơ. * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Độc Tiểu Thanh kí”. - Trả lời câu hỏi ở SGK. - Tìm hiểu về tác giả. - Tìm hiểu về tấm lòng của ND được thể hiện trong bài thơ. - Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 6.RÚT KINH NGHIỆM : ...
Tài liệu đính kèm: