Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Hướng dẫn học sinh hiểu tình cảm yêu, ghét của Huy-gô đói với các nhân vật trong đoạn trích.

 - Nắm được nghệ thuật tinh tế tác giả sử dụng trong việc tác giả tạo dựng tình huống và khắc hoạ nhân vật.

 2. kỉ năng:

 - Phân tích được các nhân vật chính và ý nghĩa thẩm mĩ của các thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đọan trích.

 3. Thái độ:

 - Yêu ghét phải phân minh, tiếp thu có phê phán lý tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn

 - Yêu thương con người đồng thời chống cường quyền, bạo lực đặc biệt là sống phải có lý tưởng.

 II. Phương pháp và phương tiện dạy học:

 - Hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 - Trang bị sgk, sách gv,giáo án cá nhân,dụng cụ dạy học có liên quan.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5671Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :
Ngày soạn:
 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
 (Trích những người khốn khổ)
(V.Huy-gô)
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Hướng dẫn học sinh hiểu tình cảm yêu, ghét của Huy-gô đói với các nhân vật trong đoạn trích. 
 - Nắm được nghệ thuật tinh tế tác giả sử dụng trong việc tác giả tạo dựng tình huống và khắc hoạ nhân vật.
 2. kỉ năng:
 - Phân tích được các nhân vật chính và ý nghĩa thẩm mĩ của các thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đọan trích.
 3. Thái độ:
 - Yêu ghét phải phân minh, tiếp thu có phê phán lý tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn
 - Yêu thương con người đồng thời chống cường quyền, bạo lực đặc biệt là sống phải có lý tưởng.
 II. Phương pháp và phương tiện dạy học: 
 - Hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 - Trang bị sgk, sách gv,giáo án cá nhân,dụng cụ dạy học có liên quan.
 III. Tíên trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra : (2p) 
Qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, tác giả Sê-khốp muốn nói lên điều gì?
3. Bài mới: (85p)
 Như chúng ta đã biết V.Huy-gô là nhà sọan kịch ,nhà thơ và đặc biệt ông là một trong những nhà viết tiểu thuyết vào bậc hay nhất của thế giới.Hôm nay để hiểu thêm vấn đề này. Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền.”Trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô.
Hoạt đông của GV và HS 
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn:
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
GV: Dựa vào tiểu dẫn sgk và sự chuẩn bị ở nhà cùng sự hiểu biết của bản thân em nào hãy cho thầy biêt?
 - Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của V. Huy-gô ?
 - Xuất xứ của đọan trích ?
 - Bố cục đọan trích ?
HS: Trả lời
GV : Chốt lại ý chính và cho HS ghi bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đọc – hiểu văn bản.
GV: Gọi 4 HS đứng lên lần lược vào vai các nhân vật trong đoạn trích và đọc đoạn trích.Sau đó trả lời những câu hỏi mà GV đưa ra!
 - Sau khi nghe các bạn đọc xong văn bản các em cảm nhận như thế nào về nhân vật Gia-ve?
 - Tìm những chi tiết có trong văn bản chứng minh rằng Gia-ve là hiện thân của ác thú? ( Giọng nói, cử chỉ, hành động...)
 - Qua việc phân tích,chứng minh trên cùng với sự hiểu biết của mình.hãy cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc họa nhân vật Gia-ve? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó là gì?
HS: Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi mà GV đưa ra
GV: Chốt lại ý chính và cho HS ghi bài.
Tiết 2:
GV: Phân lớp thành 3 nhóm nhỏ cho thảo luận một số câu hỏi sau?
- Nhóm 1: Giăng Van – giăng được miêu tả trực tiếp qua những yếu tố nào ? Qua đó cho ta thấy vẽ đẹp gì ở con người ông? ( thái độ,ngôn ngữ,hành động...)
- Nhóm 2: Tìm những chi tiết để thấy giăng Văn –giăng được miêu tả gián tiếp? Qua đó em thấy Giăng Van –giăng hiện lên là một người như thế nào?
- Nhóm 3: Các anh(chị) đoán xem Giăng Van giăng “thì thầm” điều gì “ bên tai Phăng-tin” (khi chị đã chết) để rồi sau đó 
gương mặt Phăng-tin như sáng lên một cách lạ thường?” Anh(chị) hiểu thế nào về câu bình luận ngoại đề của tác giả “ chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”
GV: Qua việc phân tích nhân vật Giăng Van-giăng,anh(chị) hiểu gì về tư tưởng của V. Huy-gô
Hoạt động 3: Tổng kết:
GV: Anh (chị) hiểu thế nào là “Người cầm quyền”.Và trình bày quan niệm của V. Huy-gô về “Người cầm quyền”
 - V.Huy-gô (1802-1885) nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp và thế giới.
 - Sinh ra và lớn lên trong một thế kỉ đầy bảo tố cách mạng
 - Thơ: Những khúc ca phương Đông (1829)Lá thu (1831) Trừng phạt (1853)Mặc tưởng (1856)
 - Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831),Những người khốn khổ (1862)
 - kịch: Héc-na-ni (1830)
 2. Tác phẩm:
 a. Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
 Gồm 5 phần , 10000 trang và 100 nhân vật tiêu biểu cho sáng tác của V.Huy-gô.
 Phần thứ nhất : Phăng-tin, phần 2: Cô-dét, phần 3: Ma-ri-uýt, phần 4 :Tình ca phố pơ-luy-mê và anh hung ca phố Xanh đơ-ni, phần 5: Giăng Van-giăng.
 b. Đoạn trích: Nằm ở phần đầu, quyển 8, chương 4.
 c. Tóm tắt đoạn trích: Phăng-tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng) can thiệp mới được thoát nạn,rồi lại được Ma-đơ-len đưa vào nằm ở bệnh xá.Đang lúc hết lòng cứu giúp Phăng-tin,Ma-đơ-len lại quyết định tự thú để cứư một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan và trở lại với tên thật của mình.Bởi vậy,ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó.Và Gia-ve đã theo ông đến tận bệnh xá nơi Phăng-tin nằm để canh chừng và bắt ông
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
 1. Nhân vật Gia-ve: 
 + Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.
 + Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”
 + Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp”
Gia-ve là con ác thú!
 - Gia-ve chỉ còn mỗi cử chỉ gần giống nhân loại ở chỗ: “khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình một mồi thuốc lá”
 -Nhà văn Huy-gô miêu tả hành động của hắn hệt như một con ác thú:
“Cứ đứng lì một chỗ” (nói như gầm, như thôi miên con mồi)
“Tiến vào giữa phòng” “ nắm lấy cổ áo” (tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình mò. sau đó lao tới ngoạm vào cổ con mồi) 
 + Không để ý và quan tâm đến Phăng-tin (ác thú rình mồi chỉ tập trung vào con mồi chính)
 + Hắn quát tháo trong nhà bệnh.
 + Hắn không giấu điều mà Giăng Van-giăng cần phải bí mật với Phăng-tin “mày xin tao ba ngày...để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! á à! Tốt thật! tốt thật đấy!”
 + Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng Phăng-tin vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố “Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng, tao bắt được nó đây này! chỉ có thế thôi” 
 + Trước nỗi đau của người mẹ cận kề cái chết mà chưa được gặp con “con tôi! thế ra nó chưa đến đây” ai cũng phải mủi lòng mà Gia-ve tàn bạo ...
Tuyên bố “Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ, có câm họng không?”...
 → Chính Gia-ve là kẻ trực tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó.”
- V.Huy-gô sử dụng biện pháp kết hợp so sánh với phóng đại và lời bình luận ngoại đề.Qua đó không chỉ tượng hình chân dung nhân vật một cách sinh động nhất mà còn tô đậm thêm sự tàn bạo,bản tính ác thú của Gia-ve.Đồng thời thể hiện thái độ ghê tởm,căm ghét của mình đối với loại người như hắn.
 2. Nhân vật Giăng Van-giăng .
Miêu tả trực tiếp:(Ngôn ngữ, thái độ , cử chỉ)
 * Đối với Phăng-tin:
 - Ngôn ngữ: Tinh tế,tế nhị,khéo léo 
 - Thái độ: Nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
 - Hành động:Nâng đầu,đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút cổ áo,vén tóc, vuốt mắt
 è Tình yêu thương những con người cùng khổ. Đồng thời là tình yêu thương của nhà văn với các nhân vật Giăng Van-giăng và Phăng –tin.
 * Đối với Gia-ve:
 - Trước khi Phăng-tin chết:
 Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ.
 è Đối lập với Gia-ve. 
 - Sau khi Phăng-tin chết: 
	Mạnh mẽ, quyết liệt:
	“Giật gãy giường”
	“Cầm lăm lăm cái thanh giường”.
	“Nhìn trừng trừng”.
 è Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương.
Miêu tả gián tiếp:
 - Qua thái độ của Phăng-tin: Phó thác ,cầu cứu,tin tưởng tuyệt đối.
 - Qua câu chuyện mà bà xơ Xem-pli-xơ thường kể lại: Giăng-van-giăng thì thầm, Phăng-tin nở nụ cười, gương mặt sáng rạng rỡ
èHình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế đối với con người khốn khổ. 
 - Đó như là một lời hứa với người đã khuất để người chết có thể yên tâm ra đi một cách thanh thản
 - Chi tiết tưởng chừng vô lí (người đã chết không thể cười), như một ảo ảnh lãng mạn, thể hiện tình người dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô. Cuộc sống phải có tình yêu thương giữa con người với con người!
“Chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” : Nhằm xoa diệu nổi đau của Phăng-tin.Khắc họa nhân vật phi thường lãng mạn.thể hiện tình yêu thương của tác giả đối với Giăng Van-giăng và Phăng-tin. 
- Huy-Gô: Luôn hướng tới con người lao khổ với một sức mạnh tình thương và lòng nhân ái vô bờ:Tư tưởng nhân văn.
III. Tổng kết:
 - Tác phẩm khẳng định cảm hứng lãng mạn,xu hướng vươn tới những tình cảm cao đẹp,những hành vi dũng cảm và cao thượng của con người.Đồng thời đề cao cái thiện khẳng định cái thiện luôn luôn thắng thế trước cái ác.Cái thiện sẽ tồn tại mãi mãi và cái ác sẽ bị thủ tiêu.
 - Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn:
 + Đối lập ,tương phản
 + Phóng đại,so sánh ,ẩn dụ
 + Tư tưởng đề cao sức mạnh của tình yêu
 ** Quan niệm thứ nhất:
Người cầm quyền khi đã thâu tóm quyền lực về mình, muốn thể hiện quyền lực, bắt mọi người phải phục tùng mình!
 ** Quan niệm của Huy-gô:
Người cầm qưyền là con người lí tưởng, được tất cả mọi người hướng tới. Đó là con người hiện thân của cái đẹp, cái thiện, có tâm hồn thánh thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi khổ đau,
bất hạnh của con người. Giăng Van-giăng là hiện thân của con người lí tưởng ấy.
3. Hướng dẫn học bài (2p)
- Về nhà làm bài tập 2,3 sgk trang 
- Chuẩn bị bài sau: luyện tập thao tác lập luận bình luận.
 4. Rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN.doc