Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. KIẾN THỨC: Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.

2. KĨ NĂNG: Rèn kĩ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

Nhận diện ngữ cảnh trong văn bản bất kì, vận dụng vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và tạo lập văn bản trong giờ làm văn.

3. THÁI ĐỘ: Có thái độ học tập và rèn luyện vốn từ vựng tiếng Việt.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.

1. PHƯƠNG PHÁP:

- phương hướng dạy - học tích hợp: giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Phương hướng dạy – học tích cực: H/s tự tìm hiểu các ví dụ sgk, xây dựng hệ thống câu hỏi để h/s đàm thoại cùng giáo viên và tự rút ra kháI niệm.

2. PHƯƠNG TIỆN:

- Sgk, giáo án, phiếu học tập

- Máy chiếu.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2599Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiếng việt tiết 39:
 Ngày soạn: 19/ 10/ 2010
 Ngày dạy: 20/10/2010
 Lớp dạy: 11A4
 Giáo viên dạy: Trần văn Chín
 Bài dạy:
 Ngữ cảnh
I. mục tiêu bài học.
kiến thức: Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
Nhận diện ngữ cảnh trong văn bản bất kì, vận dụng vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và tạo lập văn bản trong giờ làm văn.
Thái độ: Có thái độ học tập và rèn luyện vốn từ vựng tiếng Việt.
ii. Phương pháp, phương tiện.
Phương pháp:
phương hướng dạy - học tích hợp: giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Phương hướng dạy – học tích cực: H/s tự tìm hiểu các ví dụ sgk, xây dựng hệ thống câu hỏi để h/s đàm thoại cùng giáo viên và tự rút ra kháI niệm.
Phương tiện:
Sgk, giáo án, phiếu học tập
Máy chiếu.
iii. Tiến trình dạy học.
ổn định tổ chức.
 2. Vào bài: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Nội dung tích hơp
GV chuyển: Vậy ngữ cảnh là gì thầy và các em cùng tìm hiểu phần I. Khái niệm về ngữ cảnh.
1. khảo xát ví dụ:
GV dẫn và chiếu side 1: 
Nếu bây giờ cả lớp chúng ta nghe được câu nói: “chúng ta phải đứng lên” thì liệu các em có thể biết được câu nói đó là của ai nói với ai không? Nói ra trong hoàn cảnh nào ? ...
Bây giờ thầy đặt câu nói này vào trong một bối cảnh phát sinh ra nó GV chiếu side 2.
HS đọc đoạn trích
GV Các em vừa được nghe ban đọc xong đoạn trích. Qua đoạn trích trên các em có thể xác định được câu nói trên là của ai nói với ai không? Từ đó em thấy mối quan hệ giữa người nói với người nghe như thế nào? 
GV nhấn mạnh và nêu câu hỏi:
Câu nói trên được Bác nói/viết ra trong thời gian nào? Và thể hiện được tinh thần nào của dân tộc ta?
GV đọc: Các em nghe thầy đọc lại đoạn “Bất kì ...cứu nước” và nêu câu hỏi: Cách viết ấy cho ta thấy được thái độ của người viết như thế nào? 
GV hỏi và chốt: Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, các em hiểu một cách đơn giản ngữ cảnh là gì?
GV mở rộng và nhấn mạnh khái niệm.
GV chiếu side 3 để chuyển ý
Đây cũng chính là các nhân tố tạo thành ngữ cảnh.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh
GV chuyển: Chúng ta đi vào tìm hiểu cụ thể từng nhân tố. Nhân tố thứ nhất là:
1, Nhân vật giao tiếp: 
GV chiếu side 4 và yêu cầu:
HS đọc đoạn trích
Gv dẫn dắt và nêu vấn đề: - Các em vừa nghe bạn đọc xong đoạn trích “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN DC” . hãy cho biết đây là lời của ai nói với ai?
- Dựa vào đoạn trích em hãy xác định tuổi tác, địa vị, mối quan hệ xã hội của người nói với người nghe?
- Qua mối quan hệ xã hội cũng như địa vị, tuổi tác em có nhận xét gì về cách dùng từ của Bác? Và qua đó em hiểu được con người Bác như thế nào?
GV: Từ việc tìm hiểu VD trên, các em hiểu nhân vật giao tiếp như thế nào?
GV mở rộng và nhấn lại khái niệm
GV: chốt và chiếu side 5
GV chuyển: Nhân tố thứ 2 là bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
GV chuyển: Bối cảnh ngoài ngôn ngữ là gì chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ.
GV chiếu side 6, phát phiếu học tập và yêu cầu hs:
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện phát biểu
GV nhận xét và nêu vấn đề:
+ Vậy bối cảnh giao tiếp rộng gồm những yếu tố nào? 
+ Bối cảnh giao tiếp hẹp bao gồm những yêú tố nào?
+ các em thấy bối cảnh giao tiếp rộng khác bối cảnh giao tiếp hẹp ở điểm nào? 
+ Hiện thực được nói tới bao gồm những yếu tố nào?
GV mở rộng:
GVchốt vấn đề và chiếu side 7, side 8 và side 9.
GV chuyển: Một cuộc giao tiếp chỉ thực sự thành công khi nó có đủ các nhân tố: nhân vật, bối cảnh và văn cảnh. 
3.Văn cảnh
GV nêu vấn đề: Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu văn cảnh là gì?
GV chiếu side 10 và chốt
*Bài tập thực hành.
Bài tập 1
Gv Các em đã nắm được khái niệm về ngữ cảnh và các nhân tố của ngữ cảnh. Bây giờ thầy đặt câu nói “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” vào văn cảnh cụ thể ( gv chiếu side11) thì các em có thể biết đay là câu nói của ai nói với ai không? Và hiện thực được nói tới là gì?
Bài tập 2: (Bài số 1 sgk trang106)
Gợi ý:
- Các em chú ý tới bối cảnh giao tiếp rộng.
- Chú ý vào các từ ngữ in đậm để thấy được thái độ của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Bài tập3:
Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ sau:
“Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa”
(Mới ra tù tập leo núi – 
 Hồ Chí Minh)
I. khái niệm về ngữ cảnh
1. khảo xet ví dụ:
- Câu nói trên là của Bác nói với đồng bào toàn quốc.
- Người nói là Chủ tịch nước, người nghe là toàn thể nhân dân VN.
- Văn bản này được Bác viết ra trong đêm ngày 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc – Hà Đông và được phát trên đài Tiếng Nói VN vào rạng sáng ngày 20/12/1946 tại chùa Trầm – Chương Mỹ.
ú NC chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói, còn người nghe (đọc) căn cứ vào để lĩnh hội lời nói.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh.
1. Nhân vật giao tiếp.
- Đây là lời của Bác Hồ kính yêu nói với toàn thể các em học sinh.
- Người nói là Chủ tịch nước; người nghe là học sinh.
- Bác gọi các em h/s là “các em” và xưng “tôi” và “người anh lớn”: cho thấy mối quan hệ thân mật, gẫn gũi.
ú Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói và người nghe. Cả người nói lẫn người nghe đều có một vai trò nhất định, có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội...chi phối tới việc lĩnh hội lời nói.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
a. bối cảnh giao tiếp rộng
 (bối cảnh văn hoá):
ú Bối cảnh giao tiếp rộng bao gồm những yếu tố: xã hội, chính trị, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán...ở bên ngoài ngôn ngữ.
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp 
 ( bối cảnh tình huống)
ú Đó là nơi chốn, thời gian, sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh...tạo thành một tình huống cụ thể.
 * Bối cảnh giao tiếp hẹp khác bối cảnh giao tiếp rộng ở chỗ: các yếu tố như thời gian, địa điểm nơi chốn ... chi phối tới vị thế giao tiếp, cảm xúc của người nói và hiện thực được nói tới.. 
c. Hiện thực được nói tới:
ú Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động... diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 
3. Văn cảnh:
ú ở hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, ngữ cảnh của một đơn vị ngôn ngữ còn là văn cảnh xuất hiện của nó.
Văn cảnh có thể là lời đối thoại, có thể là đơn thoại, có thể ở dạng nói hay dạng viết.
* Bài tập thực hành
Bài tập 1
Nhân vật giao tiếp:
+ Người nói là Chí
+ Người nghe là thị Nở
- Bối cảnh giao tiếp ngoài ngôn ngữ:
+ Bối cảnh giao tiếp rộng: Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
+ Bối cảnh hẹp: Trong túp lều rách nát của Chí .
.
Bài tập 2. Hai cõu văn trong 
" Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phỏt từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch cú từ mấy thỏng nay nhưng chưa cú lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nụng dõn thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thự.
Bài tập 3.
Sau 14 Người bị bắt giam. Tháng 9/1943 Người được trả tự do. Trong một thể trạng rất yếu nhưng Người vẫn leo lên tận đỉnh Tây Phong Lĩnh, bồi hồi trông về quê nhà và nhớ đồng bào đồng chí.
=> Văn bản đã thể hiện được tinh thần đoàn kết của dân tộc.
=> Bác tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
=> Qua cách dùng từ này ta thấy Bác là một con người chan chứa tình yêu thương. Đặc biệt là tình cảm mà Bác dành cho các em h/s
=> Qua hai câu thơ chúng ta thấy được tấm gương sáng ngời về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích.
iv. củng cố, dặn dò
Củng cố: 
 HS đọc phần ghi nhớ (mục 1 và 2)
 GV chiếu side12
: 
Dặn dò:
 Các em ạ. Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta rất coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ. chính vì thế mà mỗi lời Người nói ra không chỉ trong sáng, giản dị, dễ hiểu mà rất đúng ngữ cảnh .
 Qua tiết học này thầy tin rằng các em không chỉ có kiến thức về ngữ cảnh mà còn học được nhiều bài học quí giá trong việc nói và viết của mình .
 Tiết sau chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại. Các em về nhà chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ trong sgk trang 106

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu canh tich hop TT Ho Chi Minh.doc