Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

A. Mục tiêu – yêu cầu

1. Kiến thức

- Nhận biết loại và thể trong văn học.

- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: thơ, truyện

- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn

2. Tích hợp

- Tích hợp với phân môn đọc văn

3. Kĩ năng

- Phương pháp diễn giảng, phát vấn

B. Chuẩn bị:

1 Đồ dung dạy học:

- Giáo án, SGK, SGV

2. Ổn định lớp - kiểm tra

- Em hãy nhận xét về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí?

3. Giới thiệu bài mới

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3833Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: Thơ, truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .2009
Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
Ngày giảng: .2009
Tiết:46
A. Mục tiêu – yêu cầu
1. Kiến thức
- Nhận biết loại và thể trong văn học.
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: thơ, truyện
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn
2. Tích hợp
- Tích hợp với phân môn đọc văn
3. Kĩ năng
- Phương pháp diễn giảng, phát vấn
B. Chuẩn bị:
1 Đồ dung dạy học:
- Giáo án, SGK, SGV
2. Ổn định lớp - kiểm tra
- Em hãy nhận xét về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức
Hoạt động 1
- Loại là gì? Ví dụ? Đặc trưng của loại? Có mấy loại hình văn học?
- Thể là gì? Mối quan hệ với loại? Căn cứ để phân chia các thể? Trong từng loại hãy nêu một số thể chủ yếu?
Hoạt động 2
- Thơ là gì?
- Thơ có những đặc trưng gì? Thơ phân biệt với các thể loại khác nhờ những điểm nào?
- Người ta phân loại thơ như thế nào? 
-Em có thích, có hay đọc thơ? Em thường đọc thơ như thế nào? Nếu không có bài giảng của thầy cô, đọc một bài thơ lạ trên sách báo, em thường làm thế nào? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ra sao?
- GV định hướng cho HS biết cách đọc một bài thơ theo SGK có giảng giải, nêu vd.
Hoạt động 3
- Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào? Nêu 1 vd tiêu biểu.
- Truyện thường có những đặc trưng gì? 
- Người ta phân loại truyện ra sao?
- Ngoài những yêu cầu như đọc thơ như tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tác giảĐọc truyện cần đạt những yểu cầu riêng nào? Nêu và phân tích một ví dụ.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Khái quát về loại thể trong VH.
-Tác phẩm văn học: tự sự, trữ tình, kịch.
- Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng
- Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết , truyện vừa, bút kí, phóng sự
- Các thể loại kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch
I. Thơ
1. Khái lược về thơ.
a. Khái niệm: chưa có khái niệm thống nhất về thơ.
b. Đặc trưng.
- Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tiếng nói tâm hồn của người viết.
Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt.
c. Phân loại.
Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
Theo cách thức tổ chức: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
2. Yêu cầu về đọc thơ.
- Cần biết rõ xuất xứ: tên tập thơ, tên bài thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, hình ảnh.
- Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
III. Truyện.
1. Khái lược về truyện
a. Khái niệm: Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự việc, sự kiện bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó.
b. Đặc trưng của truyện.
- Thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xêp theo một cấu trúc nào đó.
- Nhân vật, tình huống truyện đóng vai trò kết nối các chi tiết , làm nên cốt truyện
- Dùng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau.
- Không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.
c. Phân loại truyện.
Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa,.
2. Yêu cầu về đọc truyện
- Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.Phân tích diễn biến của cốt truyện thông qua kết cấu, bố cục, cách kể, ngôi kể.
- Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện.
Tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện. Đánh giá toàn bộ tác phẩm.
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung quan trọng của bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Chí Phèo
Ngày soạn: .2009
Chí Phèo (tác giả)
Ngày giảng: .2009
Tiết:47
A. Mục tiêu – yêu cầu
1. Kiến thức
- Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phảm như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lý, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nhân vật
2. Tích hợp
- Tích hợp với phân môn đọc văn
3. Kĩ năng
- Phương pháp diễn giảng, phát vấn
B. Chuẩn bị:
1 Đồ dung dạy học:
- Giáo án, SGK, SGV
2. Ổn định lớp - kiểm tra
- Trình bày yêu cầu về đọc thơ và đọc truyện?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức
Hoạt động 1
- HS đọc nhanh đọan viết trong SGK, tr 137 – 138, tự tóm tắt những ý chính.
- Em có nhận xét gì về cuộc đời Nam Cao? Có thể gọi Nam Cao là nhà văn chiến sĩ, nhà văn liệt sĩ được không?Vì sao?
- Con người NC có những điểm nào đáng chú ý?
Hoạt động 2
- Nam Cao có những phát biểu gì (thông qua nhân vật của mình) về văn học?
Là nhà văn sớm & rất có ý thức tự giác về quan điểm NT. Nhìn chung quan điểm NT của ông tiến bộ mới mẻ & sâu sắc so với nhiều nhà văn đương thời
- Những đề tài nào thể hiện trong tác phẩm của NC? Nội dung, đối tượng chính của các đề tài này?
HS trả lời, GV nhắc và nhấn mạnh, minh họa bằng một số tác phẩm tiêu biểu.
Hoạt động 3
- Vì sao NC là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo? Thử phân tích, chứng minh qua truyện ngắn “ Lão Hạc”.
- PC NT của NC có những đặc điểm chủ yếu gì?
HS đọc ghi nhớ SGK.
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ.
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Con người
- Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam => vùng chiêm trũng,nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét.
- Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội,về quê.
- 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ tịch xã (1945) ,kháng chiến chống Pháp.Hy sinh 1951.
2. Con người
- NC dáng gầy, dong dỏng, bề ngoài có vẻ lạnh lùng, khô khan, ít nói, vụng về nhưng đời sốgn nội tâm phong phú. Luôn nghiêm khắc, đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tời cuộc sống cao đẹp. Ông là người trí thức trung thực vô ngần 
- Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người, nhất là những người bé nhỏ, nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương. 
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật.
- Văn chương phải vì con người (VH vị nhân sinh), phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm.
- Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc.
- Nghề viết văn là một nghề sáng tạo, lhơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.
- Nhà văn là chiến sĩ chiến đấu cho chân lí và sự công bằng XH, đạo đức bằng ngòi bút của mình
- Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tp có giá trị.
2. Các đề tài chính.
a. Đề tài người trí thức.
- Nội dung :miêu tả sâu sắc tấn bi kich tinh thần của những người trí thức nghèo trong XH cũ.Họ có hoài bão, lí tưởng, tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH bóp nghẹt, trở thành những người thừa, sống mòn.
- Các tác phẩm tiêu biểu: “ Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà” 
b. Đề tài người nông dân.
- Nội dung chính: Một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, thê thảm những năm trước 1945. 
- Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng : những người thấp cổ bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa. 
+ Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiện của họ.
- Các tp tiêu biểu: “ Lão Hạc”,” Chí Phèo”, Dì Hảo”
III. Phong cách nghệ thuật.
- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của nhâ vật.
- Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong việc phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp,lưỡng tính.
- Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, đặc sắc, đa thanh.Kết cấu tác phẩm linh hoạt mà nhất quán.
- Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý nghĩa nhân sinh hoặc triết học.
- Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua chát dửng dưng, lạnh lùng mà thương cảm, đằm thắm.
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung quan trọng của bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Phong cách ngô ngữ báo chí
Ngày soạn: .2009
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Ngày giảng: .2009
Tiết:48
A. Mục tiêu – yêu cầu
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí,phân biệt được ngô ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo.
- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích 1 bài phóng sự báo chí
2. Tích hợp
- Tích hợp với phân môn đọc văn, làm văn
3. Kĩ năng
- Phương pháp diễn giảng, phát vấn
B. Chuẩn bị:
1 Đồ dung dạy học:
- Giáo án, SGK, SGV
2. Ổn định lớp - kiểm tra
- Trình bày quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức
Hoạt động 1
- Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về từ vựng?
VD: - Tin tức thường dùng các danh từ chỉ tên rieng, địa danh, ccs danh từ chung chỉ sự vật hoặc các đại từ thay thế cho danh từ
- Phóng sự: thường dùng các động từ, tính từ miêu tả hành động, trạng thái, tính chất của các đối tượng được nói tới như con người, sự việc, sự kiện
- Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về ngữ pháp?
- Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì khi sử dụng các BPTT?
Các biện pháp tu từ thường sử dụng: so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ, đảo ngữ, liệt kê
.
- Ngôn ngữ báo chí có mấy đặc trưng và là những đặc trưng nào?
Tính sinh động hấp dẫn thể hiện ở những nội dung mới mẻ, cách diẽn đạt ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu và còn thể hiện ở khả năng kích thích suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc
HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2
HS làm, GV nhậ xét
GV hướng dẫn HS cách viết
 Muốn viết một bài phóng sự, ta phải:
Chọn đề tài: vấn đề gì đang được quan tâm?
Ghi chép về người thực, việc thực, có thời gian ,địa điểm cụ thể và tiến hành chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để miêu tả.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn gnữu báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt.
a. Về từ vựng.
Rất phong phú. Mỗi thể loại thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.
b. Về ngữ pháp.
Câu rất đa dạng, nhưng thường ngăn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bào thông tin chính xác.
c. Về các biện pháp tu từ.
Dùng không hạn chế và rất linh hoạt.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
a. Tính thông tin thời sự.
Đảm bào cập nhật những thôn tin mới nhất và đáng tin cậy nhất.
b. Tính ngắn gọn
Ngắn gọn và hàm súc, bảo đảm thông tin là đặc trưng và là yêu cầu hàng đầu của báo chí.
c. Tính sinh động hấp dẫn.
Thể hiện ở nội dung , cách trình bày, cách đặt tiêu đề cho bài báo. 
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài 1:
 Bản tin An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng quốc gia Ô Tà Sóc thể hiện đặc trưng của PCNNBC:
- Tính thời  ... y gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tăm tối, ngột ngạt 
GVgiới thiệu ngắn gọn cuộc đời của CP.
Ba giai đoạn trong cuộc đời CP:1. Từ lúc ra đời cho đến khi bị đẩy vào tù; do CP quá lương thiện và BK quá độc ác ghen tuông.2. Từ khi CP ra tù cho đến khi gặp thị Nở. 3. Khi bị thị Nở từ chối đến khi tự sát
HS đọc lại đoạn mở đầu Chí vừa đi vừa chửi.
Thể hiện một quy luật phổ biến – quy luật bần cùng hoá, lưu manh hoá của con người trong xã hội bất công.
- Vì sao CP lại chửi bới lung tung như vậy? Có phải chỉ vì say, không làm chủ ý thức hay vì còn những lí do khác nữa? 
Chí vừa đi vừa chửi. Chí chửi lung tung, chửi tất cả, mà kì lạ thay chẳng ai lên tiếng. Lạ hơn và cũng có lí hơn khi hắn chuyển sang chửi những ai đẻ ra mình. Chỉ đúgn một phần nhỏ, thực ra trong con người Chí cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại. Chí chửi chính là phản ứng của y đối với toàn bộ cuộc đời. Nó bọc lộ tâm trạng bất mãn cao độ của một con ngườiđã bị làng xóm, xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Mặt khác nó bộc lộ sự bất lực, sự cô đơn tột độ của Chí. Sống giũa làng quê, giữa mọi người mà vân xchỉ có 1 mình với đàn chó sủa phụ hoạ
-Nhận xét ngôn ngữ kể, tả phân tích tâm lí của tác giả.
- Phân tích hình dáng, cách ăn mặc và lời nói, cử chỉ, hành động của CP sau khi ra tù. 
Uống rượu thịt chó say khướt, không trả tiền còn định đốt quán, rồi xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến gây sự, chửi tục, đập đầu, rạch mặt ăn vạ
- Qua đó nhà văn muốn nói gì?
Tiết 2
GV kể ngắn gọn về lai lịch thị Nở, về hoàn cảnh găp gỡ của 2 người.
- Khi tỉnh dậy, CP thấy gì và nghe những gì? Tâm trạng của Chí như thế nào? Tại sao lại có sự chuyển biến như vậy?
-Phân tích hình ảnh bát cháo hành của thị Nở.
- Khi bị TN từ chối CP đã đau khổ, uất hận ntn? Tâm trạng ấy dẫn đến kết quả gì?
 Đầu tiên Chí ngạc nhiên, thích chí trước cử chỉ giận dữ của TN. Đến lúc hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra, sửng sốt, không nói lên lời. Tiếp theo là đuổi theo níu lại, nắm lấy tay thị, bị giúi đấy lăn khèo xuống sân - bị từ chối quyết liệt lại kêu làng, lại định đập đầu, rạch mặt ăn vạ, lại uống say như một thói quen trở lại. Càng uống càng tỉnh, chỉ thấy thoan thoảng hơi cháo hành. Đau khổ, tuyệt vọng, khóc rưng rức. Say mèm, xách dao đi trả thù
- Phân tích những lời đối thoại lần cuối cùng giữa CP & BK. 
“tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện”
- Vì sao CP lại giết BK mà không đòi tiền như mọi khi? Ý nghĩa của hành động này?
CP giết BK là tất yếu vì tuy làm tay ssi cho hắn, tuy thỉnh thoảng vẫn nhận tiền của hắn để mua rươu nhưng từ trong sâu thẳm, anh vẫn không nguôi âm ỉ lòng căm thù kẻ đã đẩy anh vào tù, đã làm cho đời anh khốn khổ. Đến khi gặp TN, bị TN từ chối anh mới thật hiểu cái nguyên nhân dẫn anh đến tình trạng này chính là xuất phát từ lão già độc ác, nham hiểm kia. Và Chí phải trả thù. Ngọn dao đâm túi bụi chất chứa tất cả lòng thù hận ngùn ngụt của ngọn núi lửa, của con người cùng đường. CP giết BK là hành động tất yếu
- Ý nghĩa cái chết của CP?
- Em nhận xét gì về nhân vật BK?
BK là nhân vật địa chủ cường hào được nhà văn xây dựng với nhiều khám phá những nét riêng độc đáo
I.Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề tác phẩm.
- Dựa vào việc thật, người thật tác giả được chứng kiến và nghe kể ở làng mình.
- Nhan đề: Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi, Chí Phèo.
2. Đọc kể tóm tắt.
3. Giải thích từ khó (SGK)
4. Bố cục
- Đoạn mở đầu: CP say rượu, vừa đi vừa chửi
- Thuật lại cuộc đời CP từ lúc bị bỏ rơi, lớn lên bị đẩy vào tù rồi ra tù.
- CP lần đầu đến nhà Bá Kiến gây sự nhưng bị lão Bá khon ngoan hoá giải.
- CP thành tay sai của Bá Kiến...tình cờ gặp Thị Nở trong vườn chuối
- Tâm trạng CP khi tỉnh rượu
- Đâm chết Bá Kiến và tự sát
- Thái độ mọi người sau cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo
II. Tìm hiểu văn bản
1. Làng Vũ Đại- hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám.
- Là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động.
- Những kẻ thống trị:Bá Kiến, đội Tảo, bát Tùng..; 
- Những người nông dân bị thống trị, bóc lột, trong đó có một bộ phận hóa côn đồ, lưu manh 
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
a. Một tuổi thơ bất hạnh, một người nông dân hiền lành vô cớ bị đẩy vào tù.
- Thân phận mồ côi, không cha không mẹ, sống và làm thuê cho nhiều người.
- Hiền lành, từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..”
- Bị Bá Kiến ghen, đẩy vào tù vô cớ. Ở tù về biến thành một người hoàn toàn khác.
b. Ra tù, trong cơn say, đến nhà Bá Kiến gây sự 
- CP nhân vật trung tâm đặc sắc nhất của truyện. Nạn nhân tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, điển hình cho một bộ phận nông dân bị lưu manh hóa.
- CP chửi tất cả, chửi lung tung một phần vì say rượu, nhưng chính là phản ứng của hắn trước cuộc đời: tâm trạng bất mãn, sự bất lực, bế tắc, cô đơn tột cùng.
- Nghệ thuật tả, kể, biểu hiện tâm lí của tác giả thật đặc sắc: ngôn ngữ nửa trực tiếp, vừa tả, kể 1 cách khách quan, vừa như nhập vào Chí kể và nghĩ
Từ anh Chí hiền lành sau 7,8 năm ở tù, nhà tù thực dân phong kiến đã biến anh thành Chí Phèo:
- Hình dáng: Như thàng săng đá
- Ăn mặc: phanh ngự, xăm trổ, con mắt gườm gườm, mặt đen cơng cơng, đầu trọc lốc
- CP chửi Bá Kiến và rạch mặt ăn vạ: thể hiện cái hung hãn, lưu manh, côn đồ của CP ,ý thức phản kháng liều lĩnh, trong bế tắc và tuyệt vọng.
- Cách ứng xử của BK, Lý Cường cho thấy bản lĩnh cáo già, gian manh của hắn.
c. Mối tình Chí Phèo - thị Nở.
- Lần đầu tiên nhận thấy những âm thanh cuộc sống xung quanh, ý thức được sự tồn tại của mình.
Nhớ lại quá khứ xa xôi với những ước mơ bình dị như bao người dân quê khác
Nghĩ đến hiện tại ốm đau, nghĩ về tương lai cô độc với tuổi già, hắn thấy lo sợ.
- Mô tả tâm lí tinh tế, hợp lí.
* Ý nghĩa hình ảnh bát cháo hành
- Với thị Nở, đó là bát cháo tình nguyện, bát cháo đem cho, bát cháo tình yêu, mở đầu cho hạnh phúc gia đình.
- Với Chí Phèo: bát cháo hành đầu tiên và cuối cùgn được ăn trong tình yêu và hạnh phúc mới mẻ muộn mằn nó vừa là biểu hiện của tình người ,vừa là niềm hi vọng, sự cứu rỗi.
- Tâm trạng: ngạc nhiên, xúc động, vừa vui vừa buồn, ăn năn, hối hận.” Thấy thèm làm hòa với mọi người..”
=> Lương thiện , đáng thương .
=> Chi tiết bát cháo hành thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn. Thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí của nhà văn.
- Khi bị thị Nở từ chối: ngạc nhiên, thích chí. Khi hiểu rõ thì ngẩn người ra, sửng sốt, không nói nên lời.Gọi thị lại, níu lại.
- Uống rượu say, xách dao đi trả thù: giết BK, tự sát.
d. Cuộc trả thù và tự sát của Chí Phèo ở nhà Bá Kiến
- Những câu nói thể hiện tâm trạng cự kì phẫn uất và bế tắc của CP trước kể thù suốt đời của mình, thể hiện khao khát cháy bỏng của người dân cùng khốn khổ, thể hiện bản chất người tốt đẹp, hướng thiện của con quỷ dữ làng VĐ, thể hiện tình trạng không hoàn toàn say cua rChì, thể hiện bi kịch đỉnh điểm của CP đòi hỏi phải được giải quyết theo 1 cách nào đó
e.Hành động cuối cùng của CP: đâm chết BK và tự sát
=> CP coi khát khao trở về cuộc sống lương thiện cao hơn tính mạng. Cảm quan hiện thực nhạy bén của tác giả: mâu thuẫn gay gắt cần giải quyết bằng hành động quyết liệt.
3. Hình tượng Bá Kiến.
- Điển hình cho bọn địa chủ cường hào ở nông thôn VN trước 1945: gian xảo, lọc lõi, đục khoét dân lành không nương tay bằng nhiều thủ đoạn.
- Nhân cách ti tiện, bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông, độc ác
- Triết lí sống : mền nắn rắn buông, thứ nhất sợ kẻ anh hùng thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân; trị không được thì dùng
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung quan trọng của bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Ngày soạn: .2009
Thực hành về lựa chọn trật tự
các bộ phận trong câu
Ngày giảng: .2009
Tiết:51
A. Mục tiêu – yêu cầu
1. Kiến thức
- Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.
- Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ năng sắp xếp từ ngữ khi nói và viết
2. Tích hợp
- Tích hợp với phân môn đọc văn, làm văn
3. Kĩ năng
- Phương pháp diễn giảng, phát vấn
B. Chuẩn bị:
1 Đồ dung dạy học:
- Giáo án, SGK, SGV
2. Ổn định lớp - kiểm tra
- Ý nghĩa hình ảnh bát cháo hành?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức
Hoạt động 1: Trật tự trong câu đơn
HS trình bày bài làm, GV nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn HS cách lựa chọn phương án tối ưu nhất
HS phân tích, giải thích. GV bổ sung
Hoạt động 2: Trật tự trong câu ghép
HS trình bày bài làm, GV nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn HS cách lựa chọn phương án tối ưu nhất
I. Trật tự trong câu đơn
Bài 1
a. Không đảo trật tự hai vế này được vì không đảm bảo ý đe dọa của Chí Phèo.
b. Nam Cao đặt trật tự như vậy là nhấn mạnh đặc tính rất sắc, phú hợp với mục đích uy hiếp, đe dạo Bá Kiến.
c. Vì mục đích của câu là chế nhạo phủ định tác dụng của dao, nên đảo vậy là phù hợp.
Tùy ngữ cảnh và mục đích mà có cách sắp xếp khác nhau của các bộ phận.
Bài 2.
 Chọn câu a vì trọng tâm thông báo là rất thông minh. Trọng tâm này dẫn tới kết luận ở câu sau.
Bài 3. 
 Sắp xếp vị trí trạng ngữ tùy vào ngữ cảnh và trọng tâm thông báo.
a. Câu đầu kể sự kiện, nên trước tiên là nêu thời gian, sau là nêu chi tiết, diễn biến của sự kiện.
b. Câu văn bắt đầu bằng bộ phận nêu chủ thể hành động, phần biểu thị thời gian lại đặt giữa câu. Điều đó do sư liên kết ý với những câu đi trước đòi hỏi. Nghĩa là sự sắp xếp trật tự ở trườgn hợp này là để phục vụ cho sự liên két ý, đảm bảo mạch kể chuyện của các câu.
c. Do nhiệm vụ của yếu tố thời gian là thông báo một tin mới, trọng tâm thông báo: thời gian làm dâu. Và vì thành phần chính của câu là tin đã biết. Nên nó nằm cuối câu là phù hợp.
II. Trật tự trong câu ghép
Bài 1. Nhận xét về vị trí của các vế trong câu ghép.
a. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này ( là vìxa xôi) cần đặt sau vì vế chính( Hắn..buồn) cân fđặt trước để tiếp tục nói về hắn. Mặt khác vế in đậm tiếp tục được khai triển ở những câu sau:cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Vế chính đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, còn vế phụ đi sau để liên kết dễ dàng với những câu sau.
b. Vế chỉ sự nhượng bộ( tuy..) và vế chỉ sự giả thiết (nếu) đặt sau. Đó đều là các vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp, nhưng ở những trường hợp này được đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết.
Bài 2. Các câu còn lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã phát triển phương pháp đọc nhanh và nắm vững nó.Tức là nó về thời kì trước đây. Còn câu đầu nói về những năm gần đây. Đây là đoạn diễn dịch, các câu sau cụ thể hóa ý quan trọng của một vế ở câu trước. Nên:
- Đặt trạng ngữ Trong những năm gần đây ở đầu câu để tạo sự đối lập với: các thời kì trước.
- Đặt vế các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng (thông tin quan trọng) ở trước vế nó không phải là điều mới lạ => Câu c.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung quan trọng của bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Bản tin

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 11 tuan 3.doc