Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học

A. Mục tiêu

I. Chuẩn

1. Kiến thức: Thông qua bài giảng, giúp học sinh:

- Hiểu khái quát đặc điểm một số thể loại văn học: kịch, nghị luận.

2. Kĩ năng: Thông qua bài giảng, giúp học sinh:

- Vận dụng những hiểu biết vào việc đọc văn.

3. Thái độ: Thông qua bài giảng, giúp học sinh:

- Có niềm đam mê khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm kịch, nghị luận.

II. Nâng cao:

- Viết được kịch bản văn học, bài văn nghị luận có sức hấp dẫn.

B. Phương pháp: trình chiếu, thuyết giảng

C. Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: thiết kế giáo án điện tử

- HS: + Đọc lại các vở kịch đã học

 + Tìm hiểu những kiến thức về thể loại kịch, nghị luận.

D. Tiến trình bài dạy

I. Kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ

III. Dạy bài mới

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH LINH
SVTT: LÊ THỊ THÚY HẰNG
GVHD: NGUYỄN THỊ THANH
Tiết: 4-Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2011
Ngày soạn: 16.3.2011
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC
A. Mục tiêu
I. Chuẩn
1. Kiến thức: Thông qua bài giảng, giúp học sinh:
- Hiểu khái quát đặc điểm một số thể loại văn học: kịch, nghị luận.
2. Kĩ năng: Thông qua bài giảng, giúp học sinh:
- Vận dụng những hiểu biết vào việc đọc văn.
3. Thái độ: Thông qua bài giảng, giúp học sinh:
- Có niềm đam mê khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm kịch, nghị luận.
II. Nâng cao:
- Viết được kịch bản văn học, bài văn nghị luận có sức hấp dẫn.
B. Phương pháp: trình chiếu, thuyết giảng
C. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: thiết kế giáo án điện tử
- HS: + Đọc lại các vở kịch đã học
 + Tìm hiểu những kiến thức về thể loại kịch, nghị luận.
D. Tiến trình bài dạy
I. Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy bài mới
*
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG TRÌNH CHIẾU
* TÌM HIỂU THỂ LOẠI KỊCH
- GV giới thiệu lịch sử của kịch: Ngay từ thuở bình minh của nền văn học Hi-La cổ đại, kịch đã xuất hiện và khẳng định vị trí của một thể loại văn học thượng đẳng. Ở những giai đoạn tiếp theo trong lịch sử châu Âu, kịch có một sức phát triển vượt trội và rực rỡ, xuất hiện nhiều kịch gia lỗi lạc, xứng tầm nhân loại. Đó là: Corneill, Racine, Molièr, B.Shaw, Ionesco, Beckett, Hugo,..Ở Việt Nam, người ta biết đến kịch như một thể loại văn học vào đầu thế kỉ XX, phương Tây đã rọi luồng ánh sáng cho cái mầm non của kịch nước nhà nhú mầm và phát triển. Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ...chính là những cây bút đã viết nên lịch sử của thể loại kịch ở Việt Nam.
.- GV: Cho HS xem trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” (3p’)
- GV: Sau khi xem xong trích đoạn kịch, em thấy để dàn dựng được một vở kịch trình diễn trên sân khấu kịch, cần có những yếu tố nào?
- HS: Kịch bản, diễn viên, đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, hóa trang,...
- GV: Vậy thì, kịch là gì?
- HSTL: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, được diễn trên sân khấu và trong điện ảnh.
- GV giải thích: Để có được một vở kịch hoàn hảo ra mắt công chúng, cần phải có rất nhiều yếu tố: kịch bản, đạo diễn, diễn viên, âm thanh, ánh sáng...Trong đó, kịch bản được xem là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của kịch. Kịch bản văn học là phần văn bản của tác phẩm kịch, tuy có nhiều điểm giống với các văn bản văn xuôi khác (như có nhân vật, cốt truyện, lời thoại...) nhưng do được viết ra với mục đích để diễn nên nó phụ thuộc vào nghệ thuật sân khấu, tạo nên những đặc trưng riêng, chi phối cách cấu tạo các yếu tố kia.
- GV: Từ những kịch bản văn học các em đã được học và trích đoạn kịch mà các em vừa xem, hãy cho biết kịch có những đặc trưng nào?
- HSTK: xung đột kịch, hành động kịch, ngôn ngữ kịch.
- GV: Theo em, xung đột kịch là gì? Xung đột kịch có vai trò như thế nào trong một tác phẩm kịch?
- GV: Văn học là tấm gương phản ánh trung thành đời sống xã hội và thời đại. Thơ, văn xuôi hay kịch bản văn học đều không nằm ngoài quy luật ấy. Nhưng, nếu như thơ lấy tâm trạng của nhân vật trữ tình làm đối tượng phản ánh, văn xuôi lựa chọn dung lượng hiện thực rộng lớn để phản ánh cuộc sống thông qua một hệ thống hình tượng nhân vật thì kịch lại phản ánh đời sống thông qua xung đột. Vì thế, Pha-đê-ép cho rằng: “Xung đột là cơ sở của kịch”.
( Lí giải vì sao xung đột được xem là cơ sở của kịch?) Do sự hạn chế về không gian, thời gian và phạm vi đời sống được phản ánh cho nên khi viết kịch, người ta phải lựa chọn những xung đột nổi bật nhất, cơ bản nhất của xã hội và thời đại (đây chính là tính lịch sử cụ thể của xung đột kịch). 
 Ví dụ: Trong vở “Vũ Như Tô”, NHT lựa chọn và xây dựng xung đột cơ bản nổi bật nhất của xã hội phong kiến: mâu thẫn giữa tầng lớp thống trị với giai cấp thống khổ, mâu thuẫn này đã kéo theo mâu thuẫn khác dẫn đến bi kịch của Đan Thiềm, Vũ Như Tô, đó là tấn bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa muốn mượn thế lực của một hôn quân để “xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”, để rồi sau đó mộng tưởng tan hoang theo mây khói bốc cao trên đống đổ nát của Cửu Trùng đài. Cái đẹp thuần túy đã thất bại thảm hại trong cuộc xung đột với quyền lợi chân chính của cộng đồng.
 Thông qua đó, tác giả gửi gắm thái độ, tình cảm, tư tưởng (thế giới quan, nhân sinh quan) của mình. 
 Xung đột kịch được xem như là một thứ lửa thử vàng để từ đó tính cách nhân vật được bộc lộ, và làm toát lên những ý nghĩa về cuộc sống, về nhân sinh. Xung đột kịch tạo nên tính kịch, gây nên sự hấp dẫn của vở kịch. Nếu xung đột kịch logic, căng thẳng có chiều sâu, giải quyết hợp lí, bất ngờ thì vở kịch có kịch tính cao. Ngược lại, nếu xung đột giả tạo, phát triển lỏng lẻo thì vở kịch sẽ trở nên nhạt nhẽo, gây thất vọng cho người xem.
- GV: Xung đột kịch gồm có xung bên ngoài (va chạm tính cách giữa các nhân vật, sự đấu tranh với hoàn cảnh sống, xung đột giữa các gia đình, dòng họ, thế hệ, tầng lớp xã hội...)và xung đột bên trong(những va đập của tâm hồn)
- GV: Xung đột kịch được cụ thể hóa thông qua hành động và ngôn ngữ của nhân vật kịch. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu hành động kịch. Vậy,theo em hành động kịch là gì?
- HSTL
- GV: Xung đột kịch càng phát triển thì nó sẽ thúc đẩy hành động kịch phát triển. Thông qua hành động kịch, người ta thấy được mức độ tăng tiến của xung đột kịch.
Ví dụ: Thị Kính cắt râu Thiện Sĩ->TS hét toáng lên->mẹ chồng mắng chửi, đuổi đi...
- GV: Ngôn ngữ kịch là gì? Ngôn ngữ kịch được phân thành mấy loại? Giải thích đặc điểm của từng loại ngôn ngữ kịch. Vai trò của chúng?
 (Ngôn ngữ kịch bao gồm chỉ dẫn sân sấu (thuyết minh cách bài trí sân khấu, chú thích không gian, thời gian, chỉ dẫn hành vi, cử chỉ, thái độ của nhân vật) + lời nói của nhân vật kịch, không có ngôn ngữ người kể chuyện như trong văn xuôi. Ở đây chỉ xét ngôn ngữ của nhân vật kịch. Ngôn ngữ kịch gián tiếp mang chức năng trần thuật, đồng thời bộc lộ quan điểm của nhà văn) 
- GV: Một đặc trưng của ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao. Vì sao?
- HSTL
- GV: Ngôn ngữ kịch là những lời tranh luận, biện bác làm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn, thúc đẩy sự tiến triển của xung đột. Trong kịch, “nói tức là làm” (Astin), lời nói bao giờ cũng đi kèm với một (một chuỗi) hành động (đó là quá trình diễn xuất của diễn viên khi hóa thân vào nhân vật). Ví dụ: Trong vở kịch “Vũ Như Tô), cùng với lời van xin: “Tướng quân tha cho ông cả. Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm” là hành động quỳ xuống của Đan Thiềm.
 Một vở kịch như một sự thu nhỏ của cuộc sống bộn bề, phức tạp, với những con người đủ mọi tầng lớp, đủ mối quan hệ. Thế nên, ngôn ngữ kịch mang đậm những yếu tố ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt thường ngày.
- GV khái quát: Hành động kịch và ngôn ngữ kịch được thực hiện bởi các nhân vật, qua đó bộc lộ mâu thuẫn, xung đột kịch và tô đậm tính cách nhân vật.
- GV: Dựa trên những cơ sở nào để có thể phân loại kịch? Phân loại kịch theo từng cơ sở.
- GV: Giải thích các khái niệm thể loại, lấy dẫn chứng về từng thể loại (bi kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Vũ Như Tô,...; hài kịch: Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện...; chính kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta...)
- HS đọc phần 2: Yêu cầu về đọc kịch bản văn học. Lí giải các yêu cầu.
- GV yêu cầu HS vận dụng vào việc đọc trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) của Sếch-xpia.
( Phân tích ngôn ngữ, hành động để thấy được xung đột nội tâm ở nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
* Hướng dẫn: 
- Xung đột kịch chủ yếu được bộc lộ qua ngôn ngữ của nhân vật kịch: Rô-mê-ô, Giu-li-ét.
+ Xung đột nội tâm: tình yêu - thù hận.
+ Xung đột bên ngoài: mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ.
- Giải quyết xung đột: tình yêu vượt lên thù hận.
=> Chủ đề: Ngợi ca tình yêu, tình người theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn.
I. Kịch
1. Khái lược về kịch
a. Khái niệm
- Kịch: là loại hình nghệ thuật tổng hợp được diễn trên sân khấu và trong điện ảnh.
b. Đặc trưng của kịch:
b1. Xung đột kịch
- “Xung đột là cơ sở của kịch”. (Pha-đê-ép)
- Xung đột phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội và thời đại-> mang tính lịch sử cụ thể.
+ Xã hội cổ đại: thế giới quan thần linh chủ nghĩa, tư tưởng định mệnh > < khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của con người.
+ Xã hội chủ nô: nô lệ > < bọn chủ nô.
+ Xã hội phong kiến: người dân bị áp bức > < vua chúa, quan lại.
+ Xã hội hiện đại: cách mạng > < cái ác, cái tốt 
> < cái mới,... 
b2. Hành động kịch
- Là sự cụ thể hóa của xung đột kịch.
- Là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgíc, chặt chẽ, nhất quán.
b3. Ngôn ngữ kịch
- 3 loại: 
+ Đối thoại: lời nhân vật nói với nhau.
+ Độc thoại: lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.
+ Bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với người xem
- Mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
c. Phân loại kịch:
- Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột:
+ Hài kịch
+ Bi kịch
+ Chính kịch
- Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn:
+ Kịch thơ
+ Kịch nói
+ Ca kịch
2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học
- Đọc kĩ giới thiệu, tiểu dẫn.
- Tập trung vào lời thoại của nhân vật để phát hiện: đặc điểm, tính cách; quan hệ giữa các nhân vật; kịch tính; tính triết lí...
- Phát hiện xung đột kịch, tính chất xung đột kịch qua hành động kịch.
- Khái quát chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
IV. Củng cố:
- Khái niệm kịch
- Đặc trưng của kịch
V. Dặn dò:
- Tìm hiểu về thể văn nghị luận
VI. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 GVHDCM SVTT
 Nguyễn Thị Thanh Lê Thị Thúy Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO THE LOAI VAN HOC KICH NGHI LUAN.doc