Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể lại văn học: kịch, nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể lại văn học: kịch, nghị luận

I- Khái lược về kịch:

1. Khái niệm kịch và những đặc trưng chủ yếu của kịch.

- Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Vì:

+ Nó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, (kịch bản thuộc lĩnh vực văn học), đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật, âm thanh, ánh sáng, ghi hình thuộc các ngành nghệ thuật, san khấu, biểu diễn, diễn viên.

+ Trong đó có 3 đối tượng quan trọng nhất: kịch bản, đạo diễn và diễn viên.

- Chỉ có kịch bản là thuộc lĩnh vực văn học.

- Muốn hiểu thấu đáo một vở kịch người ta không chỉ đọc kịch bản văn học mà phải trực tiếp xem biểu diễn trên sân khấu mới đánh giá được hiểu quả tổng hợp của nó.

- Đối tượng và đặc trưng phản ánh của kịch là: những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người.

- Những mâu thuẫn xung đột ấy được chọn lọc, dồn nén, quy tụ, làm nổi bật trong quá trình xuất hiện, phát triển và giải quyết qua tài năng hư cấu, sáng tạo của tác giả, tạo thành xung đột kịch, cụ thể hoá bằng các hành động kịch do các nhân vật

kịch thực hiện trong một cốt truyện kịch.

- Xung đột kịch tạo nên kịch tính, gây nên sự hấp dẫn chủ yếu của vở kịch. Trong kịch, xung đột đóng vai trò quan trọng nhất. Xung đột logic, căng thẳng, có chiều sâu, giải quyết hợp lí và bất ngờ sẽ làm cho vở kịch có kịch tính cao, và ngược lại.

- Có hai loại xung đọt chính xen kẽ, song song và kết hợp với nhau trong vở lịch là:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể lại văn học: kịch, nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Ngữ văn: tiết 112:
Soạn văn: Một số thể lại văn học: kịch, nghị luận 
I- Khái lược về kịch: 
1. Khái niệm kịch và những đặc trưng chủ yếu của kịch.
- Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Vì:
+ Nó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, (kịch bản thuộc lĩnh vực văn học), đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật, âm thanh, ánh sáng, ghi hình thuộc các ngành nghệ thuật, san khấu, biểu diễn, diễn viên.
+ Trong đó có 3 đối tượng quan trọng nhất: kịch bản, đạo diễn và diễn viên.
- Chỉ có kịch bản là thuộc lĩnh vực văn học.
- Muốn hiểu thấu đáo một vở kịch người ta không chỉ đọc kịch bản văn học mà phải trực tiếp xem biểu diễn trên sân khấu mới đánh giá được hiểu quả tổng hợp của nó.
- Đối tượng và đặc trưng phản ánh của kịch là: những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người.
- Những mâu thuẫn xung đột ấy được chọn lọc, dồn nén, quy tụ, làm nổi bật trong quá trình xuất hiện, phát triển và giải quyếtqua tài năng hư cấu, sáng tạo của tác giả, tạo thành xung đột kịch, cụ thể hoá bằng các hành động kịch do các nhân vật
kịch thực hiện trong một cốt truyện kịch.
- Xung đột kịch tạo nên kịch tính, gây nên sự hấp dẫn chủ yếu của vở kịch. Trong kịch, xung đột đóng vai trò quan trọng nhất. Xung đột logic, căng thẳng, có chiều sâu, giải quyết hợp lí và bất ngờ sẽ làm cho vở kịch có kịch tính cao, và ngược lại.
- Có hai loại xung đọt chính xen kẽ, song song và kết hợp với nhau trong vở lịch là:
	+ Xung đột bên ngoài: giữa nhân vật này và nhân vật khác, giữa nhân vật với gia đình, dong họ, xã hội, thời đại
	+ Xung đột bên trong: xung đột nội tâm, tình cảm, cảm xúc nhân vật.
- Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch. đó là những hành động được chon lọc, tính toán diễn ra trong cốt truyện kịch.
- Nhân vật kịch gồm Chính, phụ, chính diện, phản diệnBằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.
- Cốt truyện kịch: phát triển theo sự phát triển của xung đột kịch, thường trải qua các giai đoạn – mở đầu- thắt nút (mâu thuẫn, xung đột) – phát triển - đỉnh điểm – giải quyết – cởi nút.
- Về thời gian và không gian, cô đọng và ước lệ. Có thể là một địa điểm, nhiều địa điểm, thời gian ngắn, một ngày, một buổi tối hoặc hàng tháng, hàng năm, nhiều người, một đời người, một thế hệ.
- Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật kịch được thwr hiện trực tiếp trong những lời thoại.
- Đặc điểm của ngôn ngữ kịch là mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
- Có 3 kiểu lời thoại:
	+ Lời đối thoại: giữa các nhân vật với nhau.
	+ Lời độc thoại: nhân vật tự nói với mình, có thể nói thành tiếng.
	+ Lời bàng thoại: Lời nói nhân vật nói riêng với khán giả
- Ngôn ngữ kịch mang tính hành động thể hiện trang luận, tấn công, chống đỡ, biệt bác, thuyết phục, phủ nhậnrất phong phú, góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật, xung đột kịch.
ð Đặc trưng chủ yếu của kịch là:
	+ Xung đột kịch phản ánh tập trung xung đột đời sống.
	+ Nhân vật kịch thực hiện hành động kịch trong cốt truyện tập trung. Cô đọng.
	+ Ngôn ngữ kịch – lời thoại trực tiếp khắc hoạ tính cách nhân vật, có tinhd khẫu ngữ cao.
2. Bố cục và phân loại kịch:
a. Bố cục kịch:
* Một vở kịch gồm: - Hồi kịch 1: + Lớp cảnh kịch 1
	- Hồi kịch 2: + Lớp cảnh kịch 2
	- Hồi kịch 3: + Lớp cảnh kịch 3
b. Phân loại kịch:
- Căn cứ vào tính truyền thống
- Căn cứ vào tính chất và cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột kịch.
- Căn cứ voà hình thức ngôn ngữ diễn đạt.
3. Các bước đọc-hiểu kịch bản văn học:
- Đọc kĩ tiểu dẫn để biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, chủ đề
- Đọc kĩ các lời thoại trong đoạn trích để phát hiện những nét riêng của nó, để phát hiện ra tính cách của nó, thể hiện xung đột và chủ đề kịch như thế nào.
- Phân tích hành động kịch để thể hiện mâu thuẫn
- khái quát chủ đề của kịch.
II- Khái lược về văn nghị luận:
1. Khái niệm về văn nghị luận:
- Nghị luận là thể loại văn học bàn luận về một vấn đề, bằng lí lẽ và dẫn chứng nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, phủ nhận vấn đề cần bàn luận.
- Vấn đề là một tình huống cần giải quyết.
- Nghị luận là bàn về cái đúng, cái sai, khẳng định hay bác bỏ, để người đọc đồng tình với quan điểm người viết.
- Giá trị của văn nghị luận là:
	+ Tính đúng đắn, chính xác, cần thiết của vấn đề và những ý kiến của người viết đưa ra.
	+ Nghệ thuật trình bày lập luận sắc bén, thuyết phục bằng những luận cứ phong phú, như hiền tài là nguyên khí quốc gia.
	+ Ngôn ngữ trình bày chính xác, rõ ràng, giàu hình ảnh như Hịch tướng sĩ.
2. Phân loại văn nghị luận:
* Căn cứ vào thời gian xuất hiện:
- Nghị luận dân gian: tục ngữ
- Nghị luận trung đại: cáo, hịch, biểu, điều trần
- Nghị luận hiện đại: tuyên ngôn, lời kêu gọi, bình luận, phê bình, bình giảng
* Căn cứ vào đối tượng, vấn đề:
- Nghị luận xã hội – chính trị
- Nghị luận văn học.
3. Đọc – hiểu văn bản:
- Phát hiện chính xác vấn đề cần nghị luận.
- Vạch luận điểm, luận cứ.
- tìm hiểu phương pháp luận chứng.
III- Luyện tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so the loai kich nghi luan.doc