Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 -Nắm được yêu cầu của việc viết tiểu sử tóm tắt.

 -Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.

 -Về kĩ năng:

 +Tìm hiểu một số tác giả đã học ở phần văn học.

 +Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3530Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 11 Giáo sinh: 
Tiết: GV hướng dẫn: 
 Ngày soạn: Ngày dạy:	
 Lớp:
 LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh:
 -Nắm được yêu cầu của việc viết tiểu sử tóm tắt.
 -Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.
 -Về kĩ năng:
 +Tìm hiểu một số tác giả đã học ở phần văn học.
 +Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 -SGK, sách Chuẩn kiến thức và kĩ năng.
 -Một số tài liệu tham khảo.
 -Thiết kế dạy-học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy-học theo cách kết hợp các phương pháp hướng dẫn học sinh: đọc-hiểu, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 a. Câu hỏi: Thế nào là tiểu sử tóm tắt? Theo em, một bản tiểu sử tóm tắt cần có những nội dung nào?
 b. Trả lời:
 -Khái niệm: Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung 
thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
 -Nội dung gồm 4 phần:
 +Giới thiệu khái quát về nhân thân của người được giới thiệu (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn)
 +Hoạt động xã hội của người được giới thiệu (làm gì, ở đâu, mối quan hệ xã hội)
 +Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu.
 +Đánh giá chung.
 3. Giới thiệu bài mới:
 Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều các bản tiểu sử tóm tắt. Trong tiết học trước, cô và các em đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, mục đích, yêu cầu, nội dung cũng như những lưu ý khi viết tiểu sử tóm tắt. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn về nội dung này thông qua việc thực hành viết tiểu sử tóm tắt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
-Thông qua việc đọc ví dụ, em hãy cho biết: Bản tiểu sử tóm tắt trên gồm mấy phần? Nội dung cụ thể của từng phần là gì?
-Theo em, vì sao ví dụ trên được coi là một bản tiểu sử tóm tắt?
(Gợi ý: học sinh dựa vào khái niệm, và các yêu cầu khi viết tiểu sử tóm tắt)
-So với bản tiểu sử tóm tắt về một nhà hoạt động chính trị và nhà khoa học thì bản tiểu sử tóm tắt này có gì đặc biệt ?
(Gợi ý: các hoạt động xã hội của tác giả có được nêu không? Phần nói về sự nghiệp của Lưu Quang Vũ có gì đặc biệt?)
-Có thể coi đây là một thiếu sót của văn bản này không? Vì sao?
→GV kết luận: Không thể áp dụng một cách máy móc một mô hình kết cấu duy nhất cho các bản tiểu sử tóm tắt khác nhau. Hình thức kết cấu cụ thể còn phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của cuộc đời và sự nghiệp của người được giới thiệu.
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC:
 1. Ví dụ: “Lưu Quang Vũ” (SGK trang 63) 
 2. Nhận xét: 
-Gồm 4 phần:
 +Phần 1: giới thiệu về nhân thân của Lưu Quang Vũ ( ngày sinh, ngày mất, quê hương)
 +Phần 2: Nói về sự nghiệp thơ ca của ông (các tập thơ chính, cảm hứng chủ đạo)
 +Phần 3: Nói về sự nghiệp sân khấu của ông (các vở kịch tiêu biểu, nội dung chính)
 +Phần 4: Đánh giá khái quát về sự đóng góp của ông cho văn học và nghệ thuật.
-Bởi vì:
 +Đây là một văn bản giới thiệu về cuộc đời và sự ngiệp của một cá nhân (nhà thơ Lưu Quang Vũ)
 +Văn bản thuật lại một cách trung thực, khách quan mà đầy đủ những nét chính trong cuộc đời của Lưu Quang Vũ.
 +Văn phong trong sáng, cô đúc.
-Điểm khác biệt:
 +Phần nêu các hoạt động xã hội cụ thể của tác giả không có.
 +Phần nói về sự nghiệp được phân thành hai đoạn: đoạn 2 nói về sự nghiệp thơ ca và đoạn 3 nói về sự nghiệp sân khấu.
-Đây không thể coi là một thiếu sót của văn bản vì Lưu Quang Vũ được nhìn nhận trên tư cách của một người nghệ sĩ, một nhà thơ chứ không phải là người có vị trí công tác và những mối quan hệ nổi bật. Do đó, tiểu sử của Lưu Quang Vũ mang nét riêng của một người mà hoạt động và thành tựu chủ yếu đều ở trong lĩnh vực nghệ thuật, văn chương.
GV dẫn dắt: Thông qua ví dụ trên, chúng ta đã cùng nhau ôn lại những kiến thức cơ bản về tiểu sử tóm tắt. Để thành thạo hơn các thao tác viết loại văn bản này, chúng ta sẽ cùng nhau sang phần luyện tập.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Thông qua việc đọc đề bài, em hãy xác định mục đích và yêu cầu của bản tiểu sử tóm tắt là gì?
-Thông qua việc tìm hiểu mục đích và yêu cầu của đề bài, em hãy xác định những nội dung cơ bản của bản tiểu sử tóm tắt này?
(Gợi ý: Học sinh dựa vào phần bố cục thông thường của một văn bản tiểu sử làm căn cứ để xác định những nội dung cụ thể, đầy đủ và phù hợp)
-GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ viết một phần nội dung. Sau khi thảo luận, mỗi nhóm sẽ cử một học sinh lên đại diện trình bày. Các nhóm còn lại sẽ nhận xét.
-Yêu cầu học sinh theo dõi SGK Ngữ văn lớp 11 tập II, trang 3.
-GV để cả lớp thảo luận. Sau đó, gọi đại diện một học sinh lên đọc bản tiểu sử tóm tắt rồi cho các bạn khác nhận xét.
-GV củng cố lại kiến thức và lưu ý với học sinh: Khi viết tiểu sử tóm tắt cần căn cứ vào mục đích và yêu cầu của đề bài để có được một dàn ý hợp lí, linh hoạt, tránh tình trạng rập khuôn, máy móc.
II. LUYỆN TẬP:
 1.Bài tập 1 (SGK trang 63)
-Mục đích: giới thiệu đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh.Trong đó cần đặc biệt chú ý tới việc giới thiệu các thành tích học tập, công tác nhất là đóng góp về công tác Đoàn và Thanh niên.
-Yêu cầu:
 +Thông tin của bản tiểu sử tóm tắt phải chính xác, khách quan, tiêu biểu. Những thành tích đóng góp của đoàn viên phải cụ thể về thời gian, số liệu.
 +Dung lượng phải ngắn gọn, không quá 30 dòng.
 +Văn phong trong sáng, cô đọng, không sử dụng yếu tố biểu cảm và biện pháp tu từ.
 -Nội dung:
 +Phần lí lịch: nêu họ tên đầy đủ, năm sinh, quê quán, thành phần gia đình
 +Hoạt động xã hội: nêu những hoạt động xã hội tiêu biểu với những mốc thời gian cụ thể.
 +Đóng góp, thành tựu: Nêu những thành tích tiểu biểu về học tập và công tác Đoàn. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới thành tích về công tác Đoàn và thanh niên.
 +Đánh giá chung.
2. Bài tập 2 (Bài tập bổ sung)
 Đề bài: Hãy viết tiểu sử tóm tắt về Phan Bội Châu.
 -Mục đích: giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu.Với tác giả này, học sinh cần lưu ý: ông không những là một nhà yêu nước và cách mạng mà còn là nhà văn lớn.
 -Yêu cầu: 
 +Thông tin về tác giả phải cụ thể, chính xác về thời gian, địa điểm.
 +Độ dài không quá 30 dòng.
 +Văn phong trong sáng, súc tích.
 -Nội dung:
 +Phần lí lịch: nêu năm sinh, năm mất, quê hương
 +Phần hoạt động xã hội: chú ý tới các hoạt động yêu nước và cách mạng. Cụ thể như:
 *1904: thành lập ra Duy Tân hội.
 *1905: lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật Bản.
 *1925: bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải.
 +Sự nghiệp văn học:
 *Sự nghiệp văn chương đồ sộ: kể tên một số tác phẩm tiêu biểu.
 *Đặc điểm sáng tác: tư duy nhạy bén, luôn đổi mới với những vần thơ yêu nước sôi sục nhiệt huyết.
 +Đánh giá chung: Khẳng định về sự nghiệp cứu nước và cách mạng cũng như sự nghiệp văn chương đồ sộ của tác giả. 
E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
 -Yêu cầu học sinh nắm vững lí thuyết và hoàn thiện bài tập.
 -Yêu cầu học sinh soạn đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tap tom tat tieu su.doc