Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập về liên kết trong văn bản

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập về liên kết trong văn bản

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/.Củng cố hiểu biết về các bình diện l/kết trong VB. Cho H ôn lại các phép l/kết đã học ở THCS.

2/.Có kĩ năng nhận diện phân tích liên kết trong VB để vận dụng vào đọc – hiểu và làm văn.

B/.CHUẨN BỊ:

· GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

· HS: SGK, k/thức c/bản về các phép liên kết.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp giữa trao đổi th/luận và thực hành luyện tập.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Giảng bài mới:

* Giới thiệu

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập về liên kết trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98
Ngày dạy: 10/3/07
LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A/. MỤC TIÊU: 
 Giúp H:
1/.Củng cố hiểu biết về các bình diện l/kết trong VB. Cho H ôn lại các phép l/kết đã học ở THCS.
2/.Có kĩ năng nhận diện phân tích liên kết trong VB để vận dụng vào đọc – hiểu và làm văn.
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
HS: SGK, k/thức c/bản về các phép liên kết.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp giữa trao đổi th/luận và thực hành luyện tập.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Oån định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các đoạn văn trong VB có quan hệ thế nào với nhau?
- Liên kết về nội dung thể hiện ở phương diện nào?
- Thế nào là liên kết hình thức trong VB?
BT1 SGK/80
BT2 SGK/80
BT3 SGK/81
BT4 SGK/81
BT5 SGK/82
I/. Những điểm quan trọng của phép liên kết
1/ Liên kết nội dung:
Liên kết nội dung là yếu tố quan trọng cho VB tạo ra sự mạch lạc. Nó được thể hiện trên các phương diện:
a) Sự thống nhất đề tài, chủ đề giữa các câu, các đoạn trong VB.
b) Sự triển khai đề tài, chủ đề hợp lý, thể hiện cách lập luận lô gích nhằm thuyết phục và hấp dẫn người đọc
2/ Liên kết về hình thức:
Liên kết hình thức trong VB lá sử dụng các p/tiện ngôn ngữ để liên kết các câu các đoạn trong VB.
* Các p/tiện ngôn ngữ là: lặp từ, từ chuyển tiếp, quan hệ từ, đại từ để liên kết các câu.
II/. Luyện tập:
BT1 SGK/80: Các phép l/kết là: lặp, nối, thế.
a) Phép lặp:
TD: Lúa đã cấy xong. Những ruộng lúa ven đường còn xanh màu lá mạ.
b) Phép nối:
TD:1. Anh học giỏi lại chăm chỉ. Thế thì đỗ đầu là cái chắc.
2. Thạch sanh giúp đỡ người nghèo. Và chàng bênh vực kẻ yếu.
c) Phép thế:
TD: Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời của Người vì nước, vì dân. 
BT2 SGK/80: Đoạn văn thiếu sự liên kết trong đoạn văn vì: 
Mỗi câu trình bày về một vấn đề khác nhau:
1/ Nói về hành động bơi.
2/ Nói về con đường trong đêm tối.
3/ Nói về chiếc xe đang lăn bánh trên đường.
4/ Nói về ánh trăng và cô gái.
5/ Nói về trăng trên dãy núi Phú Hồng
6/ Nói về dãy núi.
7/ Khẳng định chủ quyền về đất nươc!
BT3 SGK/81: Nhận xét về tính lôgich.
- Hai đoạn văn có trật tựsắp xếp các ý khác nhau.
+ Đoạn 1 xếp ưu điểm trước, nhược điểm sau.
+ Đoạn 2 xếp nhược điểm trước, ưu điểm sau.
è Để đi đến kết luận đề nghị nhà trường khen thì cách sắp xếp như đoạn 2 hợp lí hơn, lôgich hơn.
Kết luận: Liên kết nội dung trong VB thể hiện ở hai điểm:
- Sự thống nhất về đề tài, chủ đề;
- Sự lập luận chặt chẽ, sự sắp xếp các ý, các câu hợp lô gích.
è Chỉ có thể tạo lập Vb khi có đề tài, chủ đề rõ ràng. Việc triển khai đề tài, chủ đề cũng có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi người nói, người viết phải có khả năng phân tích, tìm, lập ý; đồng thời biết sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý, phù hợp với ý định đặt ra.
Cách 2 đặt trong mối quan hệ “ Tuy nhưng” thì vế đầu là phụ, vế sau là chính, nhằm khẳng định, nhấn mạnh thành tích là chủ yếu.
BT4 SGK/81: Xác định p/tiện liên kết và các phép l/kết.
a) Câu 1 – 2 : từ l/ết “ vua” à phép lặp ( tập trung sự chú ý vào n/vật ); Câu 2 – 3: từ l/kết “ bèn”à p/nối chuyển tiếp.
b) Các câu l/kết nhau bằng phép lặp. Từ l/kết “ VHDG”à nhằm nhấn mạnh 1 trong 2 bộ phận VHVN là VHDG.
c) Câu 1 – 2 : Phép thế đại từ “ họ” ( thay thế đ/tượng ở câu trước); Câu 2 – 3 và câu 3 – 4: Phép nối dùng từ chuyển tiếp “ rồi” và qu/hệ từ “ nhưng”
- Đoạn 1 và 2: Phép lặp “ vợ chồng người em” (nhấn mạnh đ/tượng ); Câu 1 – 2 : Phép thế “ thấy thế” ( rút ngắn các ý ).
- Đoạn 2 – 3: Phép lặp “ người anh”; Câu 1 – 2 : phép nối 
“ còn”; ); Câu 2 – 3: phép lặp “ em”
BT5 SGK/82: Điền từ và xác định phép liên kết.
a) Nhưng à phép nối.
b) Văn học dân gianà phép lặp.
c) Đó à phép thế. 
4/. Củng cố và luyện tập:
Nêu lại các phép liên kết và nêu tác dụng của chúng trong VB?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà:
Học bài và làm BT6; Chuẩn bị bài: Tóm tắt VBTM.
+ VBTM? Tóm tắt VBTM làntn? Vì sao phải tóm tắt? Tóm tắt để làm gì?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_TAPVE_LIEN_KET_TRONG_VB-10NC.doc