Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập thao tác lập luận bình luận

A. Mục tiêu bài học

 giúp HS:

 1. Ôn tậo củng cố về kiến thức, kĩ năng thao tác lập luận bình luận

 2. Vận dụng kĩ năng thao tác lập luận bình luận vào việc nhận xét, đánh giá, bàn luận một số vấn đề cụ thể.

 3. Rèn luyện các thao tác tư duy suy lí, diễn dịch và quy nạp

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kế giáo án Ngữ văn 11

 - Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

 - Luyện tập thực hành

D. Tiến trình giờ giảng

 1. Ổn định

 2. Hoạt động dạy học

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT 102
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
A. Mục tiêu bài học
 giúp HS:
	1. Ôn tậo củng cố về kiến thức, kĩ năng thao tác lập luận bình luận
	2. Vận dụng kĩ năng thao tác lập luận bình luận vào việc nhận xét, đánh giá, bàn luận một số vấn đề cụ thể.
	3. Rèn luyện các thao tác tư duy suy lí, diễn dịch và quy nạp
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kế giáo án Ngữ văn 11
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Luyện tập thực hành
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc đề bài SGK và những gợi ý
GV: Đề bài thuộc kiểu đề gì?
GV: Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề, hoặc chọn một vài khía cạnh. Ví dụ: nói cảm ơn, xin lỗi; giao tiếp với bạn bè...
Bài viết có bố cục ba phần, phần thân bài có thể có hai luận điểm:
 1: Thực trạng lời ăn tiếng nói của học sinh hiện tại...
2: Khẳng định vấn đề theo chuẩn mực..
GV: yêu cầu HS lập dàn ý -> viết bài (HS có thể chọn 1 khía cạnh của vấn đề
GV: để bình luận được vấn đề cần phát triển và trình bày bình luận theo các bước như thế nào?
HS trả lời
GV: yêu cầu HS viết bài 15p -> đọc bài bình luận và sửa chữa (nếu tốt chấm điểm)
Đề bài
“Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.”
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội
- Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh
- PPNL: CM, PT, BL 
- PVTL: trong cuộc sống hằng ngày, trường học
2. Lập dàn ý
- Trong giáo tiếp giữa con người với con người, 1 quy tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời "cám ơn" và sau đó là "cám ơn"
- Đối với lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh thanh lịch nói lời "cám ơn" còn chứng tỏ sự hiểu biết và nếp sống có văn hoá trong giao tiép hằng ngày
- Cần tập làm quen với lời "cám ơn" và biết "cám ơn" vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử
3. Tiến trình lập luận
- Bước 1: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 2: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 3: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
4. Triển khai viết bài
5. Củng cố và dặn dò
- Về nhà viết lại bài bình luận hoàn chỉnh và chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tap thao tac lap luan binh luan(1).doc