Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập đọc - Hiểu văn bản văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập đọc - Hiểu văn bản văn học

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/. Nắm được bốn yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học.

 2/. Biết vận dụng các yêu cầu đó vào đọc – hiểu các văn bản văn học.

B/.CHUẨN BỊ:

· GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

· HS: SGK, k/thức c/bản của 4 yêu cầu đọc – hiểu VBVH.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp giữa đọc với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: “ Đọc – hiểu VBVH”

 Các yêu cầu của đọc – hiểu VBVH?

 - H trả lời theo mục I phần 2 ý b

 Các bước của đọc – hiểu VBVH?

- H trả lời theo mục II .

 Kiểm tra BT về nhà.

3.Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3209Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập đọc - Hiểu văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 94
Ngày dạy
A/. MỤC TIÊU: 
 Giúp H:
1/. Nắm được bốn yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học.
 2/. Biết vận dụng các yêu cầu đó vào đọc – hiểu các văn bản văn học.
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
HS: SGK, k/thức c/bản của 4 yêu cầu đọc – hiểu VBVH.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp giữa đọc với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Oån định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: “ Đọc – hiểu VBVH” 
F Các yêu cầu của đọc – hiểu VBVH?
 - H trả lời theo mục I phần 2 ý b
F Các bước của đọc – hiểu VBVH?
- H trả lời theo mục II .
F Kiểm tra BT về nhà.
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đọc BT1 SGK/70.
- Chọn câu trả lời xác đáng và giải thích gì sao chọn lựa như vậy?
- Đoạn trích thể hiện ý gì? Trong 3 câu trả lời, câu nào đúng? Vì sao lựa chọn như vậy? 
- Từ ý nghĩa của câu thơ trên, anh
 ( chị) hiểu thế nào là “ ý tại ngôn ngoại”?
H đọc BT2 SGK/71.
- Đoạn văn có những ý nào ? Chúng liên hệ với nhau ra sao?
- Chỉ ra các đoạn văn trong bài Tựa “ Trích diễm thi tập” của HĐL, đặt tên cho các đoạn văn và nêu rõ mối liên hệ của chúng.
- Qua đoạn văn “ Thái Phó Tô Hiến Thành” và “ Thái sư Trần Thủ Độ”, hãy cho biết ý kiến nào nói được thực chất của bố cục đó? 
BT3 SGK/71: Cảm nhận hình tượng văn học.
- Hãy cho biết những tình tiết hay và độc đáo trong truyện “ CĐT”
- Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn ( NBK) và cho biết các chi tiết tiêu biểu của người ẩn sĩ được nêu ra trong đó
BT4 SGK/72: Khái quát tư tưởng, quan điểm của TP và đoạn trích.
- Phát biểu k/quát tư tưởng bài “ Tựa trích diễm thi tập” của HĐL.
- Chọn kết quả k/quát về tư tưởng của bài “ Tựa trích diễm thi tập”
BT1 SGK/57,58
a) Câu trả lời đúng nhất là Bà thể hiện chí khí của vị tướng muốn nêu gương Vũ Hầu.
* Lí do chọn: Phạm Ngũ Lão k có gì đáng hổ thẹn với VH. So với tiền nhân, PNL chưa có gì đáng nói. Đáp án C k có giả thiết nào đặt ra trong bài thơ.
 b) Lựa chọn đáp án A. Đoạn trích thể hiện sức mạnh, uy lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn. Đáp án B mang tính chất liệt kê nêu ý chung của đoạn trích. Đáp án C tuy nói được sức mạnh, song k có uy lực phi thường, đáng sợ. Sự sụp đổ của giặc Minh là điều tất yếu, hệ quả của uy lực nghĩa quân Lam Sơn. Đấy k phải là nội dung chính của đoạn văn trích.
c) Ý cơ bản của thơ, văn nhiều khi ở bên ngoài. Nó nằm giữa những khoảng trống của từ ngữ. Vì thế người ta nói:
- “ Ý tại ngôn ngoại”
- “ Ý ở ngoài lời”
- “ Ít lời nhiều ý”
BT2 SGK/71
a) Đoạn văn ở bài “ HTLNKQG” của Thân Nhân Trung có 2 ý liên tục nhau. Ý đầu ở câu 1. Trong câu này, ý chính có quan hệ nhân – quả. Câu 2 là hệ quả của câu trước. Ý chính của đoạn: Một khi đã thừa nhận tư tưởnghiền tài là nguyên khí quốc gia, thì các thánh đế minh vương phải ra sức vun trồng hiền tài.
b) Bài văn có 2 phần lớn: Phần 1 nêu lí do làm cho thơ văn k lưu truyền hết ở đời; phần 2 nêu lí do soạn sách “Trích diễm thi tập”. Mỗi phần có các đoạn nhỏ, phân biệt nhau bằng dấu chấm xuống dòng. Ở phần 1 có 5 đoạn nhỏ, có thể tóm tắt 6 lí do như sau:
- Thơ văn có cái hay, cái đẹp ít người hiểu được màchỉ có thi nhân mới thấy được điều đó.
- Người có học thì ít quan tâm sưu tập văn thơ.
- Có người quan tâm thì lực bất tòng tâm vì k đủ năng lực và tính kiên trì.
- Có lệnh của nhà vua mới được làm sách văn thơ.
- Sự huỷ hoại sách vở của thời gian.
- Sự huỷ hoại của binh lửa.
Sáu lí do sắp xếp theo trật tự như sau: bắt đầu bằng lí do đặc trưng của văn thơ. Tiếp đến là lí do về con người. Sau đó là lí do về pháp luật và cuối cùng là lí do về thời gian và binh lửa.
Phần 2 của bài tựa gồm 2 đoạn nhỏ. Đoạn 1 nêu yêu cầu xây dựng nền tảng văn chương của dân tộc. Đoạn 2 bày tỏ sáng kiến và trách nhiệm làm sách.
Mối quan hệ giữa phần 1 và phần 2 tương tự như quan hệ thực trạng và giải pháp.
c) Bố cục đặc biệt của 2 đoạn văn “ Thái Phó Tô Hiến Thành” và “ Thái sư Trần Thủ Độ” thể hiện bút pháp theo ý kiến B. Ý kiến A cũng đúng, song chưa sát với dụng ý của người viết sử.
BT3 SGK/71: Cảm nhận hình tượng văn học
a) Những chi tiết hay và độc đáo trong truyện Chử Đồng Tử:
- Tình cảnh khốn cùng của 2 cha con ( nghèo đến mức chỉ có 1 chiếc khố ).
- Cuộc kỳ ngộ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
- Các chi tiết thể hiện tính cách mạnh mẽ của TD: yêu thích thiên nhiên, tự do kết hôn.
b) Bài Nhàn của NBK là lời tự bạch của một người ở ẩn, thích nhàn dật. Hình tượng người ở ẩn trong bài, qua lời thơ trữ tình có những đặc điểm sau: 
- Sống nhàn dật, ung dung, thư thái.
- Xa lánh nơi phồn hoa, cửa quyền, chỉ chọn nơi vắng vẻ.
- Sinh hoạt hằng ngày gi/dị theo nhịp điệu 4 mùa của t/nhiên.
- Nhìn phú quí như chiêm bao, nhìn đời như giấc mộng.
BT4 SGK/72: Khái quát t/tưởng, qu/điểm của TP và đ/trích.
a) Tư tưởng trong bài Tựa “Trích diễm thi tập”: Sự hiểu biết sâu sắc về thực trạng văn thơ nước nhà, lòng yêu mến tự hào và tinh thần trách nhiệm đ/với các giá trị thi ca dân tộc.
b) Trong 3 khái quát A, B, C, khái quát B chỉ nêu được 1 nội dung bộ phận. Khái quát A cũng chưa toàn diện. Khái quát C là p/hợp.
4/. Củng cố và luyện tập:
- Nhắc lại các yêu cầu về VBVH?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà:
- Học bài; về nhà làm BT5,6
- Chuẩn bị bài: Trả bài viết số 5
+ Nhận xét bài làm của H
+ Ghi nhận những sai phạm của bài viết.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TAP DOC HIEU VBVH 10NC.doc