Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Hầu trời

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Hầu trời

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Hướng dẫn học sinh:

 1. KT: - Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện hầu Trời.

 - Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của tác giả.

 2. KN: Có kĩ năng đọc hiểu một bài thơ có yếu tố tự sự.

 3. TĐ: - Yêu thích những sáng tác của Tản Đà.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: +SGK, SGV. – HS: + SGK

 + Giáo án. + Bài soạn.

 + Tài liệu về Tản Đà.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC.

 I. Ổn định tổ chức lớp.

 II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Vội vàng

 II. Nội dung bài mới.

 *Giới thiệu bài: Trời sinh ra bác Tản Đà

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2469Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Hầu trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần .
Tiết 82: Đọc văn: HẦU TRỜI
 - Tản Đà -
 Ngày soạn: / /2010
 Ngày dạy: / 1 /2010)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Hướng dẫn học sinh:
 1. KT: - Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện hầu Trời.
 - Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của tác giả.
 2. KN: Có kĩ năng đọc hiểu một bài thơ có yếu tố tự sự.
 3. TĐ: - Yêu thích những sáng tác của Tản Đà.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: +SGK, SGV. – HS: + SGK
 + Giáo án. + Bài soạn.
 + Tài liệu về Tản Đà.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
 I. Ổn định tổ chức lớp.
 II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Vội vàng
 II. Nội dung bài mới.
 *Giới thiệu bài: Trời sinh ra bác Tản Đà
 Quê hương thì có cửa nhà thì không.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
- Gọi 1 HS đọc tiểu dẫn
?Tìm hiểu những tri thức cần thiết về Tản Đà?

- GV đọc những lời nhận xét của Hoài Thanh về Tản Đà.
Hoạt động 2: Đọc hiểu VB
 - Gọi HS đọc bài thơ.
GV: Điểm đặc biệt trong bài thơ này là có “truyện trong thơ”.
? Làm rõ tài hư cấu của t/g qua câu chuyện hầu Trời ?
? Kể theo trình tự các chi tiết diễn ra trong câu chuyện?
? Em có nhận xét gì về việc hư cấu nên 1 câu chuyện trong bài thơ của Tản Đà?
? Tìm những câu thơ, ý thơ cho thấy cái nhìn về bản thân, về văn chương và nghề văn?
- GV: Để cho Trời khen là một cách tự khen mình.
? Q/n của Tản Đà về văn và nghề văn là gì?
- GV liên hệ: Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu/ Vợ dại con thơ
→ Văn chương gắn chặt với cuộc sống thường nhật, và đặc biệt cũng có tính toán cẩn thận như 1 h/đ kinh doanh: vì nó có kẻ bán người mua, có thị trường tiêu thụ và cũng phải nghiên cứu thị trường (thị hiếu công chúng), phải đầu tư vốn liếng (vốn liếng còn một bụng văn đó), phải cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã chất lượng (kể ra 10 cuốn, đủ cả văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời, văn dịch)
? Những biểu hiện về ý thức cá nhân, cái tôi của Tản Đà trong bài thơ là gì?
? Nhận xét về cách xwnh danh của t/g trong bài thơ?
GV liên hệ với những lần xưng danh khác của Tản Đà.
? Nhận xét về ý thức cá nhân của Tản Đà?
? Tìm những nét đổi mới về nghệ thuật thơ của Tản Đà trong bài thơ này?
(về kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ, cấu tứ)
GV: Trời và các chư tiên cũng như những con người bình thường, có cá tính
Hoạt động 3: Tổng kết bài.
- HS đọc phần ghi nhớ.
I. Tiểu dẫn
- Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939).
- Quê: Sơn Tây (nay là Ba Vì – Hà Nội)
- Lận đận trong đường thi cử, ông chuyển sang viết vă và làm báo kiếm sống 
→ là một trong những người Việt Nam đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn.
- Cá tính: + Phóng khoáng, đa tình, yêu đời
 + Ngông, thích giang hồ xê dịch.
- Sự nghiệp: Có vị trí đặc biệt trong nền VH nước nhà.
 + Là cây bút tiêu biểu của VHVN trong buổi giao thời, người đi tiên phong trên nhiều lĩnh vực.
 + Được coi là gạch nối giữa VH truyền thống và hiện đại: “người dạo những bản đàn mở đầu cho 1 bản hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”
 + T/p: Nổi bật nhất là thơ.
 (xem SGK).
II. Đọc – hiểu văn bản.
 1. Câu chuyện Hầu Trời 
→ Là chuyện hoàn toàn hư cấu.
- Nhân vật: Tản Đà, Trời, các vị chư Tiên.
- Tình huống truyện: Tiếng ngâm thơ trong đêm làm “vang cả sông Ngân Hà” → tình huống lên hầu trời gắn liền với duyên nghiệp văn chương.
- Chọn chi tiết: Nằm 1 mình → đun nước uống → ngâm văn → vang đến tận trời → trời sai tiên xuống → được đưa lên trời → đón tiếp → được mời đọc thơ → được khen ngợi → kể lể danh tính, nỗi lòng → lạy tạ ra về.
- Dựng bối cảnh: Phòng văn, xứ Đoài, Thiên đình.
→ bối cảnh phù hợp với câu chuyện diễn ra của n/v.
- Đối thoại và tâm lí n/v: Tự nhiên, dung dị, linh hoạt, đan cài giữa miêu tả tâm lí và dựng đối thoại.
=> Việc lồng truyện vào thơ của Tản Đà trong buổi giao thời này thực sự là một cách tân.
2. Cái nhìn mới về nhà văn và nghề văn.
- Về bản thân: 
T/g k/đ mình là nhà văn có tài → cái ngông của Tản Đà.
 + Văn dài hơi tốt
 + Văn đã giàu thay, lại lắm lối.
 + Trời lại phê cho: “văn thật tuyệt”
→ Điều đó cũng thể hiện 1 nỗi buồn, nỗi cô đơn của nhà thơ vì ko tìm được tri âm nơi hạ giới.
- Về văn và nghề văn: Phát biểu gián tiếp qua câu chữ, qua hình tượng ngôn từ: Văn chương là một hoạt động tinh thần đặc biệt của con người, nhưng lúc này, nó cũng là một nghề kiếm sống.
 + “Nhờ trời văn con còn bán được.
 + Anh gánh lên đây bán chợ trời.
 + Vốn liếng còn một bụng văn đó.
 + Giấy người mực người thuê người in
  chẳng đủ tiêu.”
→ Đặt trong thời điểm này, đây là cái nhìn mới mẻ, đúng xu thế của văn chương và nghề văn.
3. Ý thức cái “tôi” của Tản Đà.
Biểu hiện:
- Việc xưng danh: hết sức rõ ràng cụ thể, đó cũng là việc hiếm thấy trong VHVN (Nguyễn Du, HXH, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương → chủ yếu nêu tên chữ, tên hiệu)
- Tản Đà xưng danh: Tách tên, họ, quê quán, nước, thậm chí cả địa cầu → dấu 1 nụ cười hóm hỉnh sau vẻ thật thà.
→ Ý thức cá nhân đã phát triển vượt bậc qua việc xưng danh.
→ Chứa đựng thái độ tự tôn dân tộc, tâm sự yêu nước của người dân mất nước.
- Khẳng định cái tài của mình trước Trời tức là trước thiên hạ → một cái tôi đầy kiêu hãnh.
- Tự nhận mình là “ngông”.
- Tự coi mình “trích tiên”.
=> Ý thức về cái tôi là biểu hiện mới mẻ trong VH buổi giao thời. Là ý thức của con người biết rõ tài mình, bản lĩnh mình và thiên chức cao cả của nhà văn.
4. Những cách tân nghệ thuật thơ.
- Chia bài thơ thành nhiều khổ và kết cấu lồng khung (lồng truyện vào trong thơ, lồng yếu tố tự sự vào yếu tố trữ tình).
- Giọng điệu khôi hài, lối kể chuyện bình dân, dung dị, tự nhiên: Trời nghe Trời cũng bật buồn cười, chư Tiên ao ước tranh nhau dặn
- Ngôn ngữ thơ gần gũi, nhiều khẩu ngữ. Ngữ điệu thơ cũng mang dáng dấp của ngữ điệu nói.
- Hình tượng thơ: Ko còn vẻ cổ điển ước lệ mà gần gũi, bình dân.
III. Tổng kết.
“Hầu Trời” là một bài thơ hay, mới mẻ, thể hiện ý thức cá nhân, cái nhìn mới của t/g về nghề văn và văn chương, đồng thời cũng cho thấy những cách tân của Tản Đà về mặt thi pháp, rất tiêu biểu cho t/chất giao thời trong nghệ thuật thơ Tản Đà nói riêng và xu hướng cách tân của thơ ca Việt Nam đầu TK nói chung.
 IV. Củng cố bài: 
 - HS học thuộc phần chữ to.
 - BTVN: Những đóng góp của Tản Đà cho sự cách tân thơ Việt Nam đầu thế kỉ
 - Soạn trước bài: Tràng giang của Huy Cận
 Ngày / /

Tài liệu đính kèm:

  • docHầu trời.doc