Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đây thôn vĩ dạ

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đây thôn vĩ dạ

HMT là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 32 -45. Thế giới nghệ thuật của nhà thơ hết sức phức tạp và đầy bí ẩn. Bên cạnh những vần thơ điên loạn, ma quái tới rùng rợn, khi bước vào thế giới nghệ thuật của thi nhân người đọc sẽ bắt gặp ở đó những bài thơ tuyệt mĩ, trong trẻo tới lạ thường. Trong những vần thơ đó có thể coi ĐTVD là bài thơ trong trẻo nhất. Ra đời vào năm 1939, được gợi từ mối tình đơn phương của nhà thơ với một người con gái của xứ Huế mộng mơ, bài thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn cô đơn của thi nhân trong mối tình xa xăm vô vọng. Nó là bức tranh phong cảnh mà cũng là tâm cảnh cho ta thấy tình yêu đời, lòng ham sống tới mãnh liệt và tình cảm tha thiết của thi nhân với thiên nhiên, con người, cuộc sống.

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1631Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đây thôn vĩ dạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
                                                           Hàn Mạc Tử
          HMT là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 32 -45. Thế giới nghệ thuật của nhà thơ hết sức phức tạp và đầy bí ẩn. Bên cạnh những vần thơ điên loạn, ma quái tới rùng rợn, khi bước vào thế giới nghệ thuật của thi nhân người đọc sẽ bắt gặp ở đó những bài thơ tuyệt mĩ, trong trẻo tới lạ thường. Trong những vần thơ đó có thể coi ĐTVD là bài thơ trong trẻo nhất. Ra đời vào năm 1939, được gợi từ mối tình đơn phương của nhà thơ với một người con gái của xứ Huế mộng mơ, bài thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn cô đơn của thi nhân trong mối tình xa xăm vô vọng. Nó là bức tranh phong cảnh mà cũng là tâm cảnh cho ta thấy tình yêu đời, lòng ham sống tới mãnh liệt và tình cảm tha thiết của thi nhân với thiên nhiên, con người, cuộc sống.
          2. Bài thơ được cấu trúc gồm 3 khổ thơ dựa trên âm điệu chủ đạo của 3 câu hỏi buông ra không lời đáp. Câu hỏi chỉ là hình thức bày tỏ, ngữ điệu hỏi càng về sau càng khắc khoải, càng u hoài hơn. Nhờ vào một ngữ điệu nhất quán mà 3 khổ thơ hiện ra vốn có vẻ cóc nhảy, đứt đoạn được xâu chuỗi lại khăng khít, liền mạnh, tự nhiên.
          3. Khổ thơ thứ nhất thi nhân đi vào miêu tả cảnh vườn thôn Vĩ trong dưới ánh ban mai.
          Trong sự tưởng tượng và nỗi nhớ của thi nhân cảnh vườn Vĩ Dạ hiện lên thật đẹp. Mỗi câu thơ là một chi tiết vườn họp lại với nhau ánh lên một vẻ đẹp thanh khôi, tinh khiết.
          Cảnh vườn đó được vẽ bằng hai nét vẽ thật tài hoa:
          - Nét vẽ trên cao: Vẻ đẹp thanh tú của hàng cau và nắng sớm.
          Nắng là hình tượng nghệ thuật quen thuộc trong thơ HMT. Xuất hiện trong những trang viết của thi nhân nó thường lạ lùng và đầy ấn tượng. Nó không phải là thứ nắng hồng, nắng ửng mà là nắng tươi, nắng loạn, nắng chang chang nó không chỉ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn đem đến cho người đọc bao ấn tượng về một nỗi niềm khắc khoải. Nhưng khi đến với xứ Huế mộng mơ thì thứ nắng mang nhiều nét kì dị kia đã chuyển sang am màu khác. Nó không còn cái nét ma quái rùng rợn lạ kì mà nó đã trở thành thứ nắng tươi non. Nhà thơ chỉ viết: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” bình dị mà thật cao sang. Trong buổi sáng ban mai Vĩ Dạ là một vùng quê tràn ngập ánh nắng, thứ nắng mới rực rỡ, dịu nhẹ, tinh khôi và vô cùng thanh khiết. Nó là nắng ướt, nắng thiếu nữ long lanh trên những tàu cau.
          Ai đã từng sống với cau chắc hẳn phải nhận ra rằng cau là một thứ cây cao và trong kiến trúc đặc biệt của Vĩ Dạ thì nó là loài cây cao nhất. Vì thế trong buổi ban mai, nó là cây đầu tiên nhận được ánh nắng đầu tiên của một ngày. Trong đêm, lá cau được tắm gội trên cao, sắc xanh dường như mới được hồi sinh trong bóng tối, dưới ánh ban mai lại mới mẻ, thanh tân. Bởi thế mà thanh khiết, tinh khôi. Như vậy ở ngay nét vẽ đầu tiên, Hàn đã đưa người đọc đến với vẻ đẹp của một khu vườn thanh khôi, tinh khiết với vẻ đẹp của nắng, của cau. Song, dường như trọng tâm của hình tượng vườn dường như lại thuộc về nét vẽ thứ hai.          -                   Nét vẽ dưới thấp: Vẻ đẹp khái quát của hình tượng “vườn ai” và con người
 xứ Huế.
          “Vườn ai  chữ Điền”
          Trong buổi sớm ban mai, dưới ánh nắng tinh khôi dịu nhẹ, cảnh vườn thôn Vĩ toát lên một vẻ đẹp mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc. Nó là một viên ngọc bích lớn theo cách nói của thi nhân. Nó vừa có màu, có ánh, vừa rời rợi sắc xanh. Nó thật đơn sơ mà lộng lẫy, thanh tú và thật cao sang. Nó khiến cho thi nhân ngỡ ngàng, kinh ngạc khi bất chợt bắt gặp vẻ đẹp của nó. Và nó càng đẹp hơn khi ở câu thơ thứ tư, thi nhân điểm vào đó một khuôn mặt chữ điền. Mặt chữ điền là khuôn mặt của ai? Đàn ông hay đàn bà? Của người thôn Vĩ hay người trở về thôn Vĩ?... Từ khi ra đời cho đến nay, khuôn mặt đó đã tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới phê bình. Có không ít người đã dụng công chứng minh đó là khuôn mặt đàn ông. Lại có không ít người khăng khăng đó là khuôn mặt đàn bà. Cuộc tranh luận đó cho đến nay vẫn chưa đi vào hồi kết. Thiết nghĩ muốn hiểu khuôn mặt chữ điền đó là khuôn mặt của ai thì nên hiểu đó là khuôn mặt mang nét tả thực hay nghĩa tượng trưng. Theo thiển nghĩ của tôi, khi sáng tạo nên hình tượng này, thi nhân không có tả thực mà chỉ muốn nhấn mạnh vào vẻ đẹp của con người để tô điểm cho vẻ đẹp của xứ Huế mà thôi. Như thế, khuôn mặt chữ điền ta nên hiểu là khuôn mặt hiền lành phúc hậu, là khuôn mặt đẹp. Ca dao Huế chẳng phải đã có những câu ca dao miêu tả vẻ đẹp đó hay sao?
          “Mặt em vuông tượng chữ điền
            Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
            Lòng em có đất có trời
            Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung.”
          Khuôn mặt đó lại thấp thoáng dưới những lá trúc che ngang đã tạo nên sự e ấp, duyên dáng, dịu dàng cho con người xứ Huế. Nó góp phần không nhỏ đem lại sự thơ mộng của xứ Huế mộng mơ.
          Cảnh hiện lên thật đẹp nhưng thấm đẫm một nỗi buồn sâu lắng. Bởi nó không còn là cảnh vật thuần túy nữa mà đã thấm đẫm nỗi niềm khắc khoải, xót xa, nuối tiếc từ tâm trạng thi nhân. Câu thơ mở đầu bài thơ và đại từ phiếm chỉ “ai” ở câu thơ thứ 3 nói lên cho chúng ta điều đó. “Sao anh Vĩ?” là một câu hỏi đa sắc thái. Nó vừa hỏi, vừa nhắc nhở, vừa trách móc mời chào. Nó không phải là lời của HC đâu mà chính là lời của Tử phân thân để tự vấn lòng mình. Vừa hỏi, vừa nhắc đến một việc cần làm, đáng làm và có lẽ không còn cơ hội để làm nữa. Ấy là về thăm thôn Vĩ, thăm lại chốn cũ, cảnh cũ người xưa. Nỗi niềm khắc khoải của thi nhân càng da diết hơn khi trong khổ thơ xuất hiện một chữ “ai” phiếm chỉ. Mặc dù chỉ khiêm tốn thôi, e ấp thôi nhưng nó lại nói được nhiều uẩn khúc trong tâm trạng thi nhân. Nó khẳng định cảnh đẹp lộng lẫy kia, thiên đường lộng lẫy kia với thi nhân mãi mãi là một hạnh phúc ngoài tầm tay với, một ao ước quá tầm.
          * Khổ 2: Cảnh dòng Hương giang thơ mộng.
          - Hai câu đầu: Cảnh sông nước buổi chiều hôm.
          Sang khổ thơ thứ 2, thi nhân tiếp tục giấc mơ trở về VD của mình, hiện lên trong kí ức của thi nhân lúc này là hình ảnh đòng sông Hương huyền ảo. Cảnh đó được bắt đầu từ khung cảnh sông nước buổi chiều hôm. Xứ Huế về chiều dòng Hương Giang hiện lên thật đẹp: dòng nước lững lờ trôi chầm chậm, gió thổi nhè nhẹ khe khẽ lay hoa bắp bên sông. Cảnh thật đẹp nhưng người đọc không khó nhìn thấy cảnh đó bị bao phủ bởi một nỗi buồn, nhuốm màu của sự chia li tan tác:
          “Gió bắp lay”
          Gió, mây vốn là những vật không thể tách rời bởi mây không tự di chuyển, gió có thổi thì mây mới bay giờ bị chia lìa đôi ngả, gió bay đi, mây trôi đi: “gió mây”, câu thơ ngắt nhịp 4/3 kết hợp với lối điệp vòng “mây mây”, “gió gió” đã chia lìa những thứ vốn không bao giờ xa cách.
          Dòng nước lững lờ trôi chầm chậm cũng mang nét buồn thiu như tâm trạng con người; Hoa bắp 2 bên sông khẽ lay trước làn gió nhẹ cũng gợi lên một nỗi buồn hiu hắt. Trong câu thơ này lạ nhất là chữ “lay”. Vốn là một động từ chỉ hoạt động, chữ “lay” không sử dụng để nói lên niềm vui hay nỗi buồn nhưng trong hoàn cảnh này nó lại buồn hiu hắt.
          Ở 2 câu thơ này, nỗi buồn đã bao phủ khắp bầu trời, mặt đất, dòng sông, từ gió mây, dòng nước tới hoa bắp bên sông. Và đằng sau cảnh vật ấy là tâm trạng của một con người mang nặng nỗi buồn xa cách của một mối tình vô vọng đơn phương.
          Hai câu thơ tiếp theo không gian tràn ngập ánh trăng: một dòng sông trăng; một bến đò trăng; một con thuyền trở trăng; cảnh vật thấm đẫm ánh trăng. Cảnh đẹp quá nhưng nhạt nhòa giữa hai bờ hư thực. Cảnh là thực đấy mà cũng là ảo mà thôi. Dòng nước đã hòa mình thành dòng trăng hay ánh trăng đang tan mình trong dòng nước? Con thuyền trở trăng về liệu có kịp bến thời gian? Nét huyền ảo càng thêm huyền ảo! Nhìn vào khung cảnh huyền ảo ấy người đọc nhận thấy được thi nhân như gửi gắm bao nỗi tâm tình. Sống ở thế giới của riêng mình, ở lãnh cung của sự chia lìa tuyệt vọng, nhìn dòng sông trăng mênh mông huyền ảo, thi sĩ nhắn gửi niềm ao ước của mình. Thi sĩ khát khao, khắc khoải, hi vọng, mong chờ, mong ngóng lo âu trong nỗi niềm xa xôi nhuốm màu tuyệt vọng. Càng mong mỏi lại càng đau thương, càng lâm vào tuyệt vọng. Cuộc sống hiện tại thì ngắn ngủi, quỹ thời gian đang trôi đi từng ngày, cuộc chia li vĩnh viễn đang ngày một tới gần mà mong ước được trở về vẫn chỉ là ảo vọng.
          * Khổ 3: Hình ảnh “khách đường xa” và tâm trạng thi nhân khi quay trở về lãnh cung của sự chia lìa của tình yêu tuyệt vọng.
          Bước sang khổ thơ thứ 3, nhịp thơ gấp gáp hơn, khẩn khoản hơn, nỗi niềm khắc khoải của thi nhân càng thêm da diết.
          - Hai câu trên: Bức tranh về Huế càng đẹp hơn khi hình bóng “khách đường xa” xuất hiện. Đó là hình bóng giai nhân, là hình ảnh người thiếu nữ gắn với vẻ đẹp tinh khiết đầy xuân tình mà Tử hằng tôn thờ. Và gắn làm một với hình dáng ấy là sắc áo trắng kì lạ thanh khiết tinh khôi. Trong thơ Tử, cái sắc trắng ấy không chỉ xuất hiện một lần, viết về nó nhiều khi ngôn từ dường như bất lực. Nó có màu, có ánh “chị ấy chang chang”; nó kì quặc, lạ kì “Chết rồi xiêm áo vẫn trắng tinh” Nhiều người phân tích đã không nhìn thấy đặc trưng này trong thơ HMT, nên đã lí giải màu áo trắng nhìn không ra là do màu áo ấy bị lẫn vào màu sương khói mờ nhân ảnh. Theo tôi thì không phải vậy, cái hình ảnh “áo em ra” kia chỉ là một cách nói để nhà thơ cực tả sắc trắng, một sắc trắng tới kì lạ, mà thôi. Nó không phải là hình ảnh tả thực mà chỉ là hình ảnh biểu trưng cho sự trong trắng, tinh khôi, thanh khiết tôn thêm vẻ tươi đẹp, kín đáo huyền ảo của người thiếu nữ Huế và nói lên nỗi niềm xót xa tuyệt vọng trong tâm trạng thi nhân bởi hình ảnh người thiếu nữ kia tuy là cụ thể đấy nhưng chỉ là người trong mộng, hiện về trong nỗi nhớ mong khao khát mà thôi.
          - Hai câu cuối: Tác giả trở về với lãnh cung của sự chia lìa, của tình yêu tuyệt vọng, về với nơi không có “niềm trăng và ý nhạc” của mình. Ở trong này trông ngóng về thế giới ngoài kia thi nhân thấy sự nhạt nhòa của tình người, tình yêu, cuộc sống, tất cả chỉ là một màu “sương ảnh” mà thôi. Bài thơ kết lạ bằng một câu hỏi tu từ như một tiếng kêu khắc khoải. Hai chữ “ai” được điệp lại đã nói lên tâm trạng đau đơn tuyệt vọng của thi nhân. Câu thơ này dường như là câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra đầu bài thơ “ai đã” mà về chơi thôn Vĩ?!
Từ ấy
                                                                                  Tố Hữu 
1. Tố Hữu (1920 – 2002) là tác giả xuất sắc nhất của thơ ca cách mạng VN. Gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ca của ông gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Được mệnh danh là những “bó hoa lửa” nồng nàn, lộng lẫy, thơ TH là sự kết tinh trên cơ sở hiện thực của cuộc sống, đấu tranh cách mạng, dưới ánh sáng của Đảng, của chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Từ ấy là tập thơ đầu tay của TH, đồng thời cũng là tập thơ nổi bật của thơ ca cách mạng VN giai đoạn 30 – 45. Tập hợp những sáng tác của TH trong giai đoạn 37 – 46, tập thơ được cấu trúc gồm 3 phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” ghi lại ba chặng đường trưởng thành của người thanh niên TH trong đấu trang cách mạng từ khi giác ngộ lý tưởng đến CMT8/ 1945.
* Trong tập thơ trên, Từ ấy có thể coi là bài thơ tiêu biểu nhất. Ra đời vào tháng 7 năng 1936, khi TH vinh dự được đứng vào hàng ngũ của những người cùng phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp, bài thơ là tiếng reo vui vủa người chiến sĩ say mê lý tưởng, yêu nước, yêu cuộc đời, nguyện dâng hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc, cho nhân dân.
2. Khổ 1: Khổ thứ nhất của bài thơ chính là sự kết tinh nghệ thuật và nội dung tư tưởng của toàn bài, biểu hiện sâu sắc niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ khi bắt gặp lý tưởng cách mạng, khi được mặt trời chân lý chói qua tim.
                                      “Từ ấy..tiếng chim”.
*Hai câu thơ đầu được TH  viết bằng bút pháp tự sự, kể lại một sự việt không thể nào quên trong cuộc đời mình. “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ TH. Đó là lúc nhà thơ được chính thức đứng trong hàng ngũ của giai cấp cần lao, được lý tưởng của Đảng soi sáng. Vì vậy, với nhà thơ, Từ ấy là khoảng thời gian hạnh phúc nhất, tuyệt vời nhất, không dễ có trong đời.
   Là một thanh niên đầy nhiệt huyết, hăm hở đi “kiếm lẽ yêu đời” mà chưa tìm ra: “Vẩn vơ mãi theo vòng quanh quẩn - Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời” (Nhớ đồng) người thanh niên TH như đi giữa cuộc đời mờ mịt không thấy lối ra. Bỗng một ngày kia, một nguồn sáng mới, một niềm tin mới đã giải thoát cho người thanh niên aaysrakhỏi sự ràng buộc vây hãm:
                                   “Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
                                    Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
                                    Say nồng, hương nắng vui ca hát
                                    Trên chín tầng mây cao bát ngát trời”
                                                                        (Nhớ đồng)
Hình ảnh cánh chim bay giữa bầu trời cao rộng nói lên niềm vui thật sự của người thanh niên buổi đầu đến với lý tưởng và thấy mình thanh thoát tự do. Niềm vui đó được TH diễn tả không như một sự nhận thức chân lý trừu tượng mà cụ thể trong hình tượng đẹp và gợi cảm:
                                 “Từ ấy..qua tim”
+Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lý”, TH đã khẳng định lý tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh nắng xuân dịu dàng mà nó là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, một mặt trời khác thường, mặt trời chân lý. Lần đầu tiên được nói đến trong thơ, hình ảnh mặt trời chân lý đã trở thành một biểu tượng tót đẹp của cách mạng. Nó là hình ảnh cụ thể mà cũng là hình ảnh tượng trưng, cũng như mặt trời của đời thường tỏa hơi ấm và ánh sáng đem lại sức sống cho muôn loài, Đảng là một nguồn sáng diệu lì tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống.
+ Với những động từ mạnh như bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), chói (chỉ ánh sáng có sức xuyên mạnh), TH khẳng định ánh sáng của lý tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm, chân trời của chủ nghĩa Mác – Lênin.
*Ở hai caau sau: Sử dụng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với nhuwngxhình ảnh so sánh, TH  đã thể hiện niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Lời thơ trở thành tiếng hát, một tiếng hát sôi nổi, say mê và náo nức:
                         “Hồn tôi..đậm hương”
Lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn và làm cho trái tim nhà thơ thêm ấm nóng, tâm hồn nhà thơ bừng dậy sức sống như một vườn hoa lá đậm hương thơm và rộn rã tiếng chim. Âm thanh, máu sắc hương vị tạo được sự hòa hợp mà chưa có một niềm tin nào đến với tuổi trẻ lại tạo được sự đổi thay đến như vậy. Lý tưởng cộng sản, mặt trời chân lý không những sưởi ấm, soi sáng tâm hòn mà còn truyền nhựa sống vào trái tim người trai trẻ.
3. Hai khổ sau của bài thơ là hệ quả của sự giác ngộ chân lý, là lời tâm niệm được nói lên từ lẽ sống, tâm huyết của nhà thơ. Nó là bản “quyết tâm thư” của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của cuộc sống cần lao, là niềm hãnh diện của nhà thơ khi được trở thành thành viên ruột thịt của đại gia đình quần chúng lao khổ.
*Khổ thơ thứ hai: cấu trúc thực chất là một câu được điễn đạt theo hình thức bắc cầu để nói lên diều tâm niệm, cũng là nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ.
Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân. 
Còn với TH, khi được giác ngộ lý tưởng, nhà thơ khẳng định: quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
- Sử dụng các từ “để”, “với” được láy lại nhiều lần tạo nên nhịp thơ dồn đạp, TH đã cất lên lời ca thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ muốn vượt qua giới hạn nhỏ bé của cái tôi để hòa mình vào dòng đời rộng lớn. Tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Gắn bó sâu sắc với những con người lao khổ, tình yêu thương cuat TH không phải là thứ tình cảm chung chung mà nó là tình “hữu ái giai cấp” (Hoài Thanh), “tình cưu mang lẫn nhau giữa những người bị cuộc đời hắt hủi”. Nhà thơ đã khẳng định, trong mối liên hệ vời mội người nói chung, ông đặc biệt quan tầm tới quần chúng lao khổ, tới những em nhở bơ vơ, cô gái giang hồ, những người đầy tớ Buộc chặt lòng mình với họ, nhà thơ không chỉ muốn tình cảm của mình được “trang trải với trăm nơi” mà cao hơn ông còn muốn trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ với trái tim của những lớp người cùng khổ để tạo nên một “khối đời” vững chắc”, trở thành sức mạnh to lớn, đập tan chế độ phong kiến xấu xa, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn.
*Giống như khổ thơ thứ hai, khổ thơ thứ ba cũng được nhà thơ kết cấu thực chất chỉ là một câu theo hình thức bắc cầu và nối tiếp khổ thơ trước, nó cũng tuôn chay ào ạt trong một mạch thơ liên tục với nhịp thơ rồn rập, diễn tả sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ.
Trước khi được lý tưởng của Đảng soi sáng, TH là một thanh niên tiểu tư sản. Lý tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua thứ tình cảm hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng cần lao. Hơn thế, ở một góc độ cao hơn. Đó còn là tình thương yêu ruột thịt.  Nếu như hệ thống các từ “anh”, “em”, “con” tạo được một không khí ấm áp thân tình thì hệ thống các từ “là” và nhất là “đã là” lại cho ta thấy niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ khi được trở thành thành viên thân thiết của đại gia đình quần chúng lao khổ. Nhà thơ nguyện được “là con của vạn nhà”, “là em của vạn kiếp phôi pha”, “là anhcù bơ”. Viết về tình cảm của mình đối với những con người lao khổ, một mặt TH đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với cuộc sống cực khổ của họ, mặt khác, qua những lời thơ đó người đọc cũng cảm nhận được lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái mà chế độ cũ gây ra. Đồng thời, ta cũng hiểu vì sao người thanh niên ấy ngày càng hăng say hoạt động cách mạng để giải thoát những cảnh đời nô lệ lầm than.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn Day thon Vi Da.doc