Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Cách khắc phục những lỗi phổ biến về chính tả

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Cách khắc phục những lỗi phổ biến về chính tả

Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng trong ngành giáo dục, nó thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy và phong cáhc học của trò, là việc chuyển từ dạt học lấy thầy làm trung tâm sang cáhch dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong phương pháp dạy học mới người thầy thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh kiến thức, tạo kiến thức để học sinh có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm nhiều hơn với hợt động học tập của mình.

 Việc đổi mới phương pháp dạy học địa lý chỉ thành công nếu giáo viên đẩy mạnh quá trình hoạt động dạy phương pháp dạy học, tổ chức dạy học địalý theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Tuy nhiên đối với một trường nông thôn ở vùng sâu, vùng xa thì việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những phương tiện dạy học hiệu quả nhất có thể giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo theo hướng tăng cường các hạot đọng độc lập của học sinh là bản đồ.

 Vì vậy tôi chon đề tài này với mong muốn góp phần rèn luyện các kỉ năng về bản đồ tạo ra hứng thú học tập và giúp hoạ sinh tiếp thu kiến thức dẽ dàng.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1479Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Cách khắc phục những lỗi phổ biến về chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT CÀ MAU
TRUNG TÂM GDTX ĐẦM DƠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI PHỔ BIẾN VỀ CHÍNH TẢ
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ PHƯỢNG
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY MƠN NGỮ VĂN.
ĐƠN VỊ: TRUNG TÂM GDTX ĐẦM DƠI
Đầm Dơi ngày 28 tháng 03năm 2008
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng trong ngành giáo dục, nó thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy và phong cáhc học của trò, là việc chuyển từ dạt học lấy thầy làm trung tâm sang cáhch dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong phương pháp dạy học mới người thầy thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh kiến thức, tạo kiến thức để học sinh có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm nhiều hơn với hợt động học tập của mình.
	Việc đổi mới phương pháp dạy học địa lý chỉ thành công nếu giáo viên đẩy mạnh quá trình hoạt động dạy phương pháp dạy học, tổ chức dạy học địalý theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Tuy nhiên đối với một trường nông thôn ở vùng sâu, vùng xa thì việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những phương tiện dạy học hiệu quả nhất có thể giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo theo hướng tăng cường các hạot đọng độc lập của học sinh là bản đồ.
	Vì vậy tôi chonï đề tài này với mong muốn góp phần rèn luyện các kỉ năng về bản đồ tạo ra hứng thú học tập và giúp hoạ sinh tiếp thu kiến thức dẽ dàng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trong giảng dạy địa lý ở các trường phổ thông sử dụng bản đồ có ý nghĩa quan trọng, nó vừa là công cụ để giảng dạy đồng thời là nguồn tư liệu khoa học độc lập là đối tượng nghiên cứu kiến thức địa lý vì vậy bản đồ được xen như là quyển sách giáo khoa thứ hai cung cấp kiến thức ho học sinh.
	Trong chương trình học tập ở trường phổ thông không có thời gian cho bản đồ học, bản đồ được coi như là một công cụ, một phương tiện dạy học địa lý. Vì vậy chỉ có thể thông qua việc dạy địa lý để trang bị kiến thức cho học sinh.
	Trong chương trình kiến thức phổ thông lượng kiến thức được xác định cụ thể cho từng cấp học, từng lớp học trong qua trình giảng dạy người giáo viên cho học sinh là quen với ngôn ngữ bản đồ từ đơn giản đến phức tạp nhằm mục đích trang bị cho học sinh khả năng đọc bản đồ như là đọc một quyển sách, nghĩa là không dừng lại ở mức độ nhận biết các hiện tượng địa lý trên bản đồ mà nắm được nội dung các hiện tượng đó, tiến dần từ sự mô tả định tính một khu vực sang môt ả định lượng. Như vậy bản đồ giáo khoa không những chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức địa lý mà giúp các em có phương pháp tư duy và lao động một cách khoa học.
III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu: các loại bản đồ giáo khoa.
2. Phạm vi nghiên cứu: chương trình địa lý phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I 
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
I. BẢN ĐỒ GIÁO KHOA:
1. Định nghĩa:
	Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình thức, tạo nên một hình thức giáo dục cho tất cả các tầng lơp từ học sinh đến đào tạo chuyên gia. Những bản đồ đó được sử dụng trong nhiều ngành khoa học đặc biệt là trong giảng dạy địa lí.
 2. Nội dung bản đồ giáo khoa:
	- Là những hiện tượng dịa lí được biẻu hiên trên bản đồ, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, chức năng và tính chất của mỗi bản đồ, các hiện tượng này hay các hiện tượng kia ưu tiên được thể hiện. Nội dung được thể hiện qua tên bản đồ, tên bản đồ bao gồm: hiện tượng dịa lí trên bản đồvà không gian bao quát bản đồ.
	- Kĩ thuật bản đồ, những kí hiệu bẩn đồ, cơ sở toán học, những quy định và nguyên tắc thiết kế bản đo àkhông chỉ đơn thuần có nhiệm vu như một công cụ để phản ánh nội dung khoa học địa lí của bản đồ. Sự có mặt cacù yếu tố này còn có tác dung tham gia vào việc trang bị kiến thức cho học sinh.
II. TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA:
.
	Bản đồ giáo khoa địa lí là những bản đồ được sử dụng trong dạy và học địa lí ở tất cả các cấp, các loại hình học tạp và đào tạo. Ngoài những đặc điểm chung của bản đồ, bản đồ giáo khoa còn có một số đặc điểm riêng là: tính khoa hoc, tinh trực quan và tính sư phạm.
	- Tính khoa học đòi hỏi bản đồ giáo khoa phải đảm bảo sự chính xác, chứa đựng một lượng thông tin thích hơp.
	- Tính trực quan đòi hỏi bản đồ giao khoa phải khái quát hoá cao, dùng nhiều hình ảnh và phương pháp biểu thị trực quan, đảm bảo cho học sinh nhận biết và hiểu nội dung bản đồ tốt hơn.
	- Tính sư phạm đòi hỏi bản đồ giáo khoa phải đảm bảo sự tương ứng giữa bản đồ vơi chương chình, sách giáo khoa , tâm lí lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh của xã hội và nhà trường.
III. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA:
	- Theo nội dung: bản đồ địa lí chung và bản đồ chuyên đê
	- Theo lãnh thổ:bản đồ thế giới , bán cầu, châu lục, nhóm nước,quốc gia, đơn vị hành chính.
	- Theo hình thức sở dụng:bản đồ treo tường và bản đồ đểû bàn gồm nhiều loại khác nhau: bản đồ trong sách giáo khoa, các bản đồ rời, atlas.
	° Bản đồ treo tường chủ yếu sử dụng trên lớp cho số đông học sinh. Chúng được quan sát với cự li tương đối xa vì vạy có kích thước lơn. Các đường viềøn quanh các đối tượng dịa lí thường đâïm nét và khổ lớn.
	° Bản đồ bàn chủ yếu dùng cho cá nhân học sinh làm vệc ở lớp và ở nhà nen có thể nhỏ hơn và tỉ lệ bé hơn bản đồ treo tường. Tuy nhiên đòi hỏi phải có sự phù hựp với bản đồ treo tường về nội dung và các kí hiệu giúp cho viêïc hoc tâp dễ dàng hơn.
	° Bản đồ trong sách giáo khoa chủ đề đa dạng, nội dung về cơ bản phù hợp với bài viết trong sách giáo khoa.
	° Atlas giáo khoa dịa lí cũng được coi là bản đồ giáo khoa địa lí đẻ bàn. Phép chiéu hình, tỉ lệ và kí hiệu của các bản đồ trong mọi atlas phù hợp với nhau để học sinh dẽ so sánh, chồng xếp bản đồ. Atlá không chỉ dùng làm tài liẹu học tập mà còn để học sinh tra cứu.
	° Bản đồ câm cũng được sử dụng nhiều trong dạy học dịa lí. Trên bản đồ câm chỉ có đường viền các châu lục, đảo, bán đảo, biển và đại dương, biên giới các quốc gia và điểm chấm một số thành phố, không có chữ.. các bản đồ câm được dùng để lam bài tập ở trên lớp hoặc ở nhà, trong kiểm tra hoặc thi cử.
CHƯƠNG II
 KHAI THÁC TRI THỨC TỪ BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HIỂU BẢN ĐỒ.
Vì bản đồ không phải là môn học riêng ở trường phổ thông nên những kiến thức về bản đồ phải được dạy lồng trong kiến thức địa lí ở tất cả các lớp. Như vậy đòi hỏi phải có sự nhất quán và đồng bộ về chương trình nội dung sách giáo khoa cũng như về phương pháp dạy học từ lớp đến lớp 12. Để hiểu được bản đồ địa lý học sinh phải nắm được những kiến thức đả đựơc qui định ở trường phổ thông. Những kiến thức này được cung cấp dần cho học sing trong suốt quá trình học tập ở các lớp.
	Để khai thác được tri thức trên bản đồ, học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là énam được những kiến thức lý thuyết về bản đồ trên cơ sở đó có những kỉ năng làm việc với bản đồ.
	Khi sử dụng bản dồ trong dạy học giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh những kỉ năng sử dụng bản đồ sau:
	- Kỉ năng xác định phương hướng, đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ.
	- Kỉ năng quan sát so sánh.
	- Kỉ năng xác định vị trí và mô tả các hiện tượng địa lý dựa vào bản đồ.
	- Kỉ năng xác lập mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên voái tự nhiên, giữa tự nhiên với phát triển kinh tế xã hội, giữa các yếu tố kinh tế xã hội với nhau thông qua sự so sánh đối chiếc các bản đồ.
	- Kỉ năng đối chiếu chồng xếp bản đồ.
	- Kỉ năng đọc, phân tích, nhận xét các biểu đồ địa lý: biểu đồ các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ảm, biểu đồ phát triển dân số, phát riển của một ngành kinh tế.
	- Kỉ năng đọc, phân tích và nhận xét các lát cắt về địa hình.
II. CÁC BƯỚC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐỊA LÍ.
Khi tổ chức cho học sinh làm việc bới bản đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
	- Nắm đựơc mục đích làm việc với bản đồ.
	- Chọn bản đồ có nội dung phù hợp với yêu cầu. Ví dụ: muốn tìm hiểu đặc điểm phân bố khí áp và gió trên trái đất thì phải chọn bản đò kí áp và gió, tìm đặc điểm phan bố công nghiệp thế giới thì phải chọn bản đồ công nghiệp thế giới
	- Đọc bản chú giải để biết cacùh người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng kí hiệu gì? Bằng màu sắc gì?
	- Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng địa lí.
	- Liên kết, đối chiếu, so sánh các kí hiệu với nhau để tìm ra các đặc điểm của đối tượng được thể hiện trực tiếp trên bản đồ.
	- Dựa vào bản đồ phải kết hợp với các kiến thức địa lí đã học, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các đặc điểm hoặc mối quan hệ địa lý không thể hiện trực tiếp trên bản đồ nhằm giải thích sự phân bố hay đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí.
	Đọc bản đồ có 3 mức độ:
	- Mức sơ đẳng nhất chỉ mới thể hiện ở chổ đọc được vị trí các đối tượng địa llí, có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua hệ thống ước hiệu ghi tropng bảng chú giải. Ví dụ: xác định dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, xác định dãy núi Hymalaia trên bản đồ tự nhiên Aán Độ, tìm các trung tâm công nghiệp lớn ở Hoa Kì dựa vào bản đồ kinh tế Hoa Kì
	- Mức thứ hai cao hơn đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết vềbản đồ kết hợp với các kiến thức địa lí để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ. Ví dụ: nói tới dãy núi Hoàng Liên Sơn ngoài việc xác định được vị trí của nó học sinh còn phải xác định được chiều dài, độ cao, hướng núi, nói chung ở mức độ này học sinh có thể mô tả các đôid tượng địa lí trên bản đồ.
	- Mức thứ ba đòi hỏi khi đọc bản đồ học sinh còn phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ với những kiến thức địa lí sâu hơn để so sánh, phân tích, tìm ra được các mối quan hệ với các đối tượng trên bản đồ. Ví dụ: mối quan hệ giữa dãy Hoàng Liên Sơn với hướng chung của địa hình Bắc Bộ, hướng chảy của sông Hồng, đặc điểm khí hậu của miền Tây Bắc, mối quan hệ giữa vị trí địa lí, tài nguyên thiên thiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội với sự hình thành và phát triển của các trung tâm công nghiệp lớn.
* Chú ý: khi sử dụng bản đồ cần lựa chọn và sử dụng bản đồ đúng lúc đúng chỗ nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu mộtt cách tỉ mỉ để hiểu được hết các nội dung chức đựng trên bản đồ, từ đó lực chọn nội dung và thời điểm sử dụng bản đồ trong việc hướng dẫn học sinh học tập
C. KẾT LUẬN
	Qua thực tế giảng dạy một số năm ở trường phổ thông, bằng nhiều phương pháp giảng dạy mới đã góp phần rất quan trọng vào việc phát huy tư duy cho họcï sinh. Tuy nhiên một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của tiết dạy địa lí là phải có phương tiện dạy học, trong đó hiệu quả nhất là bản đồ. Bản đồ giúp học sinh có thể khám phá, tiếp thu kiến thức, có như vậy các em mới nhơ lâu các hiện tượng, các quy luật về tự nhiên hay kinh tế xã hội, từ đó ùcác em có sự hứng thú trong học tập, có óc sáng tạo trong đời sống, có thể vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn, từ đó các em có một cái nhìn mới góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá.
	Như vậy đối với một tiết học địa lí, bản đồ rất quan trọng do đó giáo vien cần sử dụng bản đồkhi chưa có các phương tiện dạy học hiện đại khác. Trên đây chỉ là những ý kiến của riêng tôi đối với việc giảng dạy địa lí, do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của đồng nghiệp.
	Chân thành cảm ơn! 
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
	I. LÝ DO CHỌN DDEEF TÀI
	II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
I. BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
II. TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
III. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
CHƯƠNG II. KHAI THÁC TRI THỨC TỪ BẢN ĐỒ
I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HIỂU BẢN ĐỒ
II. CÁC CƯỚC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐỊA LÍ
C.KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BẢN ĐỒ HỌC – ĐÀO NGỌC CẢNH – NGUYỄN THỊ HÀ
2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC – 
NGUYỄN VĂN LUYỆN – NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
3. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ – LÊ THÔNG

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem hay(1).doc