A.Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: Yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng
Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
B. Ph¬ương pháp, phương tiện
1. Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ngày soạn: /1/2011 Ngày giảng: /1/2011 Tiết: 55 - Làm văn CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A.Mức độ cần đạt 1. Kiến thức - Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: Yêu cầu, phương pháp thuyết minh. - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 2. Kỹ năng Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 2. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng C.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt (H/S đọc SGK) 1. Thế nào là văn bản thuyết minh - Theo em có mấy kiểu thuyết minh? (H/S đọc hai văn bản SGK) ? Theo em khi tiến hành thuyết minh cần phải làm các công việc gì Phân nhóm thảo luận từng văn bản về : đối tượng, mục đích, nội dung và trình tự thuyết minh của mỗi văn bản - Xác định đối tượng và mục đích của từng văn bản ? - Tìm các ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản? - Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản? Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? ? Qua đó em hiểu thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh Nếu phải thuyết minh bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thì chọn hình thức kết cấu nào? - Nếu phải thuyết minh một di tích một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) giới thiệu nội dung nào, sắp xếp ra sao? III. Củng cố Dặn dò: Về nhà học kĩ bài cũ, soạn: Phú sông Bạch Đằng I. Khái niệm * Khái niệm: Kiểu văn bản nhắm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người. * Phân loại: Có nhiều loại + Trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp. + Loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng. 2. Kết cấu của văn bản thuyết minh a.Văn bản 1 : Giới thiệu Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây. * Đối tượng và mục đích thuyết minh - Đối tượng: Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây vào ngày rằm tháng giêng. - Mục đích Giới thiệu với người đọc về nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền của con người Việt Nam * Các nội dung chính cần thuyết minh - Thời gian địa điểm diễn ra lễ hội - Diễn biến của lễ hội( các công đoạn thổi cơm và chấm thi) - ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. - > Các ý sắp xếp theo trình tự thời gian( Từ thủ tục bắt đầu->quá trình nấu cơm->chấm thi. Theo trình tự lôgic( Thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của hội thi) b. Văn bản hai: Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch ( Hà Tĩnh.) * Đối tượng thuyết minh loại bởi nổi tiếng ở Phúc trạch( Hà Tĩnh) * Mục đích: Giớí thiệu sản vật ngon của một vùng đất * Các nội dung chính cần thuyết minh - Hình dáng bên ngoài: (hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng). - Hương vị đặc sắc (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh). - Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch Dùng cho người ốm, thương binh. Quà biếu - Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch + Trước Cách mạng có bán ở Hồng Kông, theo Việt kiều sang Pari và nước Pháp. + Năm 1938 bởi Phúc Trạch ưđợc trúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng Quả ngon xứ Đông Dương. -> Sắp xếp theo trình tự không gian (từ bên ngoài và trong) từ hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong, trình tự lôgic( đẹp ngon hấp dẫn bổ dưỡng, nổi tiếng..). => Kết cấu của văn bản thuyết minh: là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người. II. Luyện tập Bài 1 – Cách thuyết minh bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. - Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính - Thuyết minh về giá trị nội dung của bài thơ: + Hào khí, sức mạnh của quân đội thời Trần (Hai câu đầu) + Chí làm trai theo tinh thần Nho giáo (hai câu cuối) - Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ: + Sự cô đọng, đạt tới độ súc tích cao. + Tính kì vĩ về thời gian, không gian -> Kết cấu theo trình tự lôgic
Tài liệu đính kèm: