I.Kết quả cần đạt:
- Hiểu tính chất và yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Biết cách nêu luận điểm trên cơ sở tài liệu được cung cấp.
- Rèn luyện kĩ năng tìm, xác lập và phân tích các luận điểm.
II.Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10, nâng cao, tập II.
- SGV ngữ văn 10, tập 2.
- Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, nâng cao, tập II.
III.Phương pháp tiến hành:
- Thuyết trình cũng với chia nhóm thảo luận.
- Tích hợp với các văn bản nghị luận đã học ở phần văn và với vốn sống thực tế.
Bài: Luận điểm trong văn nghị luận I.Kết quả cần đạt: - Hiểu tính chất và yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận. - Biết cách nêu luận điểm trên cơ sở tài liệu được cung cấp. - Rèn luyện kĩ năng tìm, xác lập và phân tích các luận điểm. II.Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10, nâng cao, tập II. - SGV ngữ văn 10, tập 2. - Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, nâng cao, tập II. III.Phương pháp tiến hành: - Thuyết trình cũng với chia nhóm thảo luận. - Tích hợp với các văn bản nghị luận đã học ở phần văn và với vốn sống thực tế. IV.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh làm bài tập 5 trang 96 SGK ngữ văn nâng cao 10, tập 2. 2. Thiết kế bài giảng: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV: Tìm hiểu sgk và cho biết: Luận điểm là gì? +HS: Đọc và trả lời câu hỏi. - GV: Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? +HS: Trả lời dựa vào sgk. - GV: Các tính chất cần có của một luận điểm trong văn nghị luận là gì? I. Tìm hiểu chung về luận điểm: - Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận (luận đề) trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định. - Luận điểm có vai trò vô cùng quan trọng trong văn nghị luận: + Luận điểm định hướng, làm cơ sở cho một bài văn nghị luận. + Không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ giống như một cái xác không hồn. => Trong văn nghị luận việc hướng dẫn HS tìm luận điểm, hình thành luận điểm là quan trọng nhất Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt + HS: Trả lời - GV: Em hãy minh họa những đặc điểm tính chất đó trong hai ví dụ trong sgk? + HS: Minh họa dựa theo các tiêu chí vừa nêu. - GV: Vậy theo em, thế nào là một luận điểm đúng và hay? +HS: Trả lời - Luận điểm trong văn nghị luận cần có các đặc điểm tính chất sau: + Đúng đắn: Luận điểm phải phù hợp với lẽ phải đã được thừa nhận. + Sáng rõ: Luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn. + Tập trung: Các luận điểm trong bài đều hướng tới làm rõ vấn đề(luận đề) của bài văn. + Mới mẻ: Luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới đề xuất. + Tính định hướng: Nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống. => Nhiệm vụ của người viết văn nghị luận lf phải nêu ra được luận điểm theo các yêu cấu trên => phải luôn học tập, suy nghĩ, liên hệ với đời sống thực tế và trau dồi kĩ năng xác lập luận điểm. - Hai ví dụ trên là những luận điểm tiêu biểu: + Đọc lên người ta biết ngay tác giả muốn nói điều gì, đưa ra yêu cầu, chủ trương nào. + Các luận điểm ấy đúng đắn về mặt lý lẽ vừa có cơ sở thực tế. + Luận điểm (1) hợp với đạo lý kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lại phù hợp với yêu cầu của cuộc kháng chiến lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra luận điểm ấy. + Luận điểm (2) hợp với quy luật phát triển của tuổi trẻ đồng thời đáp ứng đòi hỏi của bản thân mỗi người trong xã hội hiện nay. - Luận điểm đúng là: luận điểm phù hợp với qui luật, có sức thuyết phục. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV: Theo em, có thể có những cách nào để hình thành luận điểm? + HS: Trả lời + Luận điểm hay là luận điểm đặt được ra những vấn đề mới mẻ giản dị và thiết thực với mọi người. II.Phương pháp tìm luận điểm và hình thành luận điểm: Chúng ta có thể có nhiều phương pháp để hình thành luận điểm: + Một là: Từ những lí lẽ đã được thừa nhận mà đề ra các luận điểm mới. + Hai là: Từ một sẹ việc thực tế, phân tích ý nghĩa của nó mà nêu luận điểm. + Ba là: Từ các luận điểm khác nhau về một vấn đề, thông qua phân tích, nhận ra chỗ đúng chỗ sai của các luận điểm ấy, đề xuất một luận điểm khác tránh được những các sai, tổng hợp được cái đúng. - GV: Gọi một học sinh đọc bài tập 1, sgk. - GV: Từ một số câu trích trong "truyện Kiều" em hãy rút ra một luận điểm về vai trò của đồng tiền đối với cuộc sống trong xã hội phong kiến ? + HS: Trả lời. - GV: Hãy nêu luận điểm bao quát được nội dung của hai câu tục ngữ có vẻ trái ngược sau đây: "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn". III.Hướng dẫn luyện tập: 1. Bài tập 1, SGK: - Có thể rút ra một trong các luận điểm sau: + Trong xã hội của Truyện Kiều, đồng tiền tuy có thể cứu người song cũng có thể đổi trắng thay đen, có thể mua bán, có thể hành hạ, vùi dập con người=>Tính hai mặt của đồng tiền. + Truyện Kiều vang lên lời than vãn tuyệt vọng trước thế lực đồng tiền. + Trong xã hội của truyện Kiều, đồng tiền có thể làm những việc xấu xa, tồi tệ nhất đối với con người. + Sức mạnh vạn năng của đồng tiền. 2.Bài tập 2: - Có thể rút ra một trong các luận điểm sau: + Học thầy không thể thiếu song học bạn cũng rất cần. + Học thầy và học bạn là hai con đường cùng dẫn ta đến ngôi nhà tri thức. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt + HS: Trả lời. - GV: Nêu các luận điểm khác nhau nhưng hợp lý về việc đọc sách? + HS: suy nghĩ và trả lời. - GV: Chia nhóm thảo luận: Một lớp chia thành 2 nhóm để đưa ra các ý kiến về các luận điểm trong truyện "Thầy bói xem voi" + HS: Thảo luận và trả lời - GV: Em có thể rút ra kết luận gì từ câu chuyện trong bài tập 5? + HS: Suy nghĩ và trả lời +Học thầy là quy luật, còn học bạn là đức tính khiêm tố của những người ham hiểu biết. +Ai cũng từng là trò của thầy, nhưng làm trò của người bạn mới là điều thật khó. 3. Bài tập 3: - Có thể rút ra một số luận điểm sau: + Sách là người bạn đồng hành của trí tuệ. + Đọc sách mà không động não thì chỉ là nô lệ đáng thương của sách. + Văn hóa đọc là thước đo trình độ văn minh của một dân tộc + Từ câu a, b có thể suy ra: Đọc sách là một cách học tốt nhất + Từ câu d, e có thể suy ra: Đọc sách là một việc thú vị. 4. Bài tập 4: - Từ truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" có thể nêu ra các luận điểm sau: + Nhận thức sự vật một cách toàn diện là một việc khó bởi mỗi người chỉ nhận thức được một phần. + Mỗi người phải biết sự hạn chế của mình mới có thể đi đến nhận thức sự vật một cách toàn diện. + Sự vật rất đa dạng, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác mới có thể nhận thức toàn diện. + Trong khi tìm hiểu sự vật, chỉ dựa vào ý kiến của mình, bài bác ý kiến của người khác đến mức phải "đánh nhau" là những việc làm vô bổ. 5. Bài tập 5: - Có thể rút ra nhận xét sau: + Xem qua một bức tranh thì có thể sẽ đưa ra một lời nhận xét qua loa. + Xem kĩ một bức tranh thì có thể phải giật mình vì những điều kì diệu. + Sáng tạo công phu bao nhiêu thì thưởng thực nghệ thuật cũng phải công phu bấy nhiêu. => Thưởng thức tác phẩm nghệ thuật là một quá trình tìm tòi từ nông đến sâu. Chỉ những ai thực sự cầu thị mới hiểu được nghệ thuật. V. Củng cố dặn dò. - Xem thêm hệ thống luận điểm trong các bài văn nghị luận đã làm. - Xem hệ thống luận điểm của các bài nghị luận đã học trong chương trình. - Soạn tiếp bài "Tào tháo uống rượu luận anh hùng" – (Trích "Tam quốc diễn nghĩa" – La Quán Trung).
Tài liệu đính kèm: