Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Bài dạy: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Bài dạy: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi.

 - Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường.

 - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Bài dạy: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2009 Chủ đề tự chọn 1 (Tiếp theo).
Ngày giảng: 05/09/2009
Người soạn: Nguyễn Văn Hiếu
Bài dạy:
 NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT, THỰC HÀNH SỬA LỖI.
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi.
 - Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường.
 - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Phương tiện dạy học:
- Tài liệu tham khảo chủ đề tự chọn, thiết kế bài dạy.
C. Phương pháp giảng dạy:
 - Thuyết giảng, vấn đáp, tích hợp, thực hành tại lớp.
D. Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ : 
 Câu hỏi: Em hãy nhắc lại những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt?
Giới thiệu bài mới:
Bài mới:
TL
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Mục tiêu cần đạt (3)
Hoạt động 3: Thống kê một số lỗi thường gặp và thực hành sửa lỗi.
Khi viết câu ta mắc phải những lỗi cơ bản nào?
Lấy ví dụ lỗi về câu và yêu cầu học sinh tiến hành phân tích lỗi, sửa lỗi.
Cho ví dụ đoạn văn mắc lỗi về nội dung? Nêu cách sửa?
Trong đoạn văn sau người viết đã mắc những lỗi gì? Cách sửa?
Cho ví dụ các đoạn văn mắc lỗi về hình thức? Nêu cách sửa?
HS thảo luận, phát biểu:
- Lỗi về cấu tạo ngữ pháp.
+ Thiếu do thành phần chủ ngữ.
+ Thiếu vị ngữ.
+ Lỗi do thiếu vế trong câu ghép.
- Lỗi do sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu.
- Lỗi do sử dụng sai dấu câu.
- Lỗi về nghĩa.
.
HS suy nghĩ trả lời.
Đọc kĩ đoạn văn, nhận xét và chỉ ra chỗ sai
HS phát biểu, cho ví dụ.
II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt, những cách sửa lỗi cơ bản.
 3. Lỗi về câu
 a, Lỗi về cấu tạo ngữ pháp.
 a1, Thiếu thành phần câu, vế câu.
 + Thiếu chủ ngữ.
 Ví dụ: Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.
 Cách sửa:- Thêm chủ ngữ
 - Tạo chủ ngữ.
 Ê Qua nhân vật chị Dậu, tác giả cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó (Cách thứ 2, ta có thể bỏ từ qua để tạo chủ ngữ cho câu).
 + Thiếu vị ngữ.
 Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân tộc Việt Nam.
 Cách sửa:- Thêm vị ngữ
 - Tạo vị ngữ từ thành phần sẵn có trong câu.
 Ê Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam đã viết tác phẩm Lục Vân Tiên ( Cách thứ 2, ta có thêm từ là vào để biến thành phần phụ thành vị ngữ).
 + Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
 Cách sửa:- Thêm chủ ngữ và vị ngữ.
 Ê Để có được việc làm như ý trong tương lai, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải tích cực học tập.
 + Lỗi do thiếu vế câu ghép.
 Ví dụ: Vì tương lai con em của chúng ta.
 Cách sửa:- Tạo thêm vế cho câu ghép. 
 Ê Vì tương lai con em nên chúng ta phải ra sức phấn đấu.
 a2. Lỗi do sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu.
Ví dụ: Vì sương tan nên mặt trời mọc.
 Cách sửa:- Sắp xếp lai trật tự các vế trong câu cho hợp lí.
 Ê Vì mặt trời mọc nên sương tan.
 a3. Lỗi sử dụng sai dấu câu.
 Ví dụ: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó?
 Cách sửa:- Dùng dấu câu cho hợp lí.
 Ê Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó.
 b, Lỗi về nghĩa.
 b1. Câu mơ hồ về nghĩa.
 Ví dụ: Bộ đội đánh đồn giặc chết như rạ.
 Cách sửa: Tránh viết những câu mơ hồ về nghĩa.
 Ê Bộ đội đánh đồn, giặc chết như rạ.
 b2. Các vế trong câu chưa có sự liên kết về nghĩa.
Ví dụ: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
 Cách sửa: Cần tạo sự liên kết về nghĩa trong câu.
 Ê Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
4. Lỗi đoạn văn
 a. Lỗi nội dung
 a1. Triển khai lạc chủ đề:
 Ví dụ: (1) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. (2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. (3) Họ yêu người làng, người nước yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, trong làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc.
 Phân tích: Câu (1) là câu chủ đề nói về tình yêu lứa đôi, các câu (2), (3), (4) không nói về tình yêu lứa đôi.
 Ê Đoạn văn triển khai ý lạc chủ đề.
 Cách sửa:
 Đặt đoạn văn vào văn bản, xem xét mối quan hệ với đoạn trước và đoạn sau nó để quyết định cách sửa.
 - Giữ lại câu chủ đề, viết lại các câu triển khai để làm sáng rõ câu chủ đề.
 - Viết lại câu chủ đề mới.
 a2. Thiếu ý:
 Ví dụ: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa. Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng.
 Các câu (2), (3),(4) mới đề cập ý 1 câu (1) chưa đề cập ý 2.
 Ê Đoạn văn triển khai thiếu ý.
Cách sửa:
 - Cần phát hiện nội dung thiếu hụt, thêm vào đoạn văn một số câu để bổ sung nội dung thiếu hụt đó.
 a3. Lỗi lặp ý.
 Ví dụ: (GV lấy ví dụ trực tiếp từ bài làm của HS).
 Biểu hiện lỗi:
 Đoạn văn có nhiều câu trình bày lặp đi lặp lại 1 ý.
 Cách sửa:
 - Cần bỏ bớt những câu lặp, thêm vào một số câu mà đoạn văn còn thiếu.
 a4. Lỗi mâu thuẫn ý.
 Ví dụ: (GV lấy ví dụ trực tiếp từ bài làm của HS).
 Biểu hiện lỗi:
 Đoạn văn có các câu chứa các ý trái ngược, mâu thuẫn với nhau.
 Cách sửa:
 - Cần loại bỏ những câu có ý mâu thuẫn, sửa các câu còn lại để các ý phù hợp với nhau. 
b. Lỗi hình thức
 b1. Lỗi do thiếu hoặc dùng sai phương tiện liên kết hình thức.
 Đáng lễ phải dùng phương tiện liên kết này người viết lại sử dụng phương tiên liên kết khác.
 Cách sửa:
 - Bỏ phương tiện được dùng sai, thay vào đó bằng phương tiện liên kết phù hợp.
 b2. Lỗi do tách, gộp đoạn không hợp lí.
 Cách sửa:
 - Cần tách và gộp đoạn cho hợp lí.
 5. Củng cố.
 6. Dặn dò.
 - HS về nhà làm bài tập.
 - Đề bài: Viết đoạn văn có sử dụng các phương thức liên kết câu diễn tả suy nghĩ của em về môn học em yêu thích nhất.
 7. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docNhung loi thuong gap trong su dung tieng Viet thuc hanh sua loi.doc