Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Bài: Ca ngắn đi trên bãi cát

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Bài: Ca ngắn đi trên bãi cát

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: giúp học sinh

- Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưmg đã tỏ ra chán ghét con đường mưu danh cầu lợi tầm thường.Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854

- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình tượng, ngôn từ.Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học thuộc hình thức cổ thể

3. Thái độ: Trân trọng tài năng và con người Cao Bá Quát

B. Phương tiện thực hiện:

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài soạn

 - Bảng phụ

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4682Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Bài: Ca ngắn đi trên bãi cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết15- Đọc văn	
 Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(Sa hành đoản ca)
- Cao Bá Quát-
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: giúp học sinh
- Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưmg đã tỏ ra chán ghét con đường mưu danh cầu lợi tầm thường.Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình tượng, ngôn từ...Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học thuộc hình thức cổ thể
3. Thái độ: Trân trọng tài năng và con người Cao Bá Quát
B. Phương tiện thực hiện:
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài soạn
 - Bảng phụ
C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
D. Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:ĐTL Bài ca ngất ngưởng và phân tích lối sống ngất ngưởng của NCT khi ông về hưu?
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS 
 Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK
Gọi HS đọc và tóm tắt ý chính
GV chốt lại
- GV đọc diễncảm toàn bài thơ
- GV gọi 4 HS đọc từng cặp câu trong phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích.
- 1 HS đọc lại phần dịch nghĩa.
? Từ văn bản bài thơ, em thấy hiện lên những hình tượng văn học nào?
Chuyển: Phân tích văn bản theo 2 hình tượng. 2-> a.
? Trên hành trình đi thi Hội, qua các tỉnh miền trung như QB, QT, hình ảnh luôn xuất hiện trước mắt nhà thơ là những bãi cát dài trắng xóa. Em hãy tìm những chi tiết tả thực về hình ảnh bãi cát trong suốt bài thơ?
?chỉ ra những đặc điểm của bãi cát được miêu tả trong những chi tiết đó?
? Không chỉ miêu tả những bãi cát dài, nhà thơ còn khắc họa việc đi trên cát như thế nào? 
? Những đặc điểm về bãi cát dài và việc đi trên cát cho biết điều gì về con đường mà khách đang phải vượt qua? 
? Tìm thêm những chi tiết khác liên quan đến việc tả thực hình ảnh con đường cát, bãi cát trong bài thơ? (Đó chính là hình ảnh “con đường cùng” mà “phía Bác núi Bắc núi muôn trùng, phía Nam núi Nam sóng dào dạt”. Cảm nhận của em về khung cảnh này?
Chuyển: Tuy nhiên, nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng không phản ánh hiện thực một cách thuần túy. ở cái “bề sâu bề xa” của ngôn từ và hình tượng thường là các tầng ý nghĩa. 
Bài thơ này cũng vậy. Mục đích của nhà thơ không phải để tả thực hình ảnh bãi cát, mà hình ảnh bãi cát còn mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện những triết lý nhân sinh sâu sắc. 
? Hãy cùng suy ngẫm để tìm ra ý nghĩa biểu tượng của hình tượng bãi cát dài ấy?
Liên hệ Lịch sử:
Vua Tự Đức với những chính sách bảo thủ, trì trệ, lạc hậu. Lại thêm việc bắt hết sức người sức của cho việc xây lăng tẩm, đền đài, không chăm lo cho nhân dân => nhân dân khổ cực, khốn cùng. => Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình không ngừng nổ ra phản ánh hiện thực đó.
? Từ hình tượng bãi cát, Nhận xét gì về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống?
GV cung cấp những tác phẩm có xuất hiện hình ảnh “bãi cát”, từ đó hs nhận xét về sáng tạo của Cao Bá Quát.
Chuyển: Hình ảnh con đường công danh nhọc nhằn, vất vả không chỉ xuất hiện một lần trong thơ CBQ. Trong một bài thơ khác, Cao Bá Quát từng viết về con đường công danh của mình: 
Biển như cuốn núi, núi sừng sững
Non Bắc, non Nam ngàn bạt ngàn
Mũ lọng mình đi bước lếch thếch
Công danh đường ấy mấy ai nhàn.
Đó là dáng điệu lếch thếch của khách trên đường công danh trong bài thơ “Bài ca đứng trên núi Hoành Sơn nhìn ra bể”. Còn ở bài thơ này, trên con đường cát đầy khó khăn ấy, nhân vật trữ tình hiện lên với suy nghĩ và tâm trạng như thế nào? ->b. (phân tích hình tượng thứ hai trong bài thơ:)
? Trở lại văn bản thơ. Em hãy hình dung tâm trạng của khách ngay trong nhịp điệu của câu thơ thứ nhất: “Bãi cát dài, lại bãi cát dài”? 
? Trong 5 câu thơ tiếp theo khách đã tự giải thích nguyên nhân nỗi ngao ngán, mệt mỏi là vì sao? (1,2,3,4,5,6?)
ngao ngán, mệt mỏi vì:
? Trước tâm trạng mệt mỏi ấy, 2 câu thơ tiếp thể hiện những suy nghĩ của khách: Hãy đọc lại câu 5,6 trong bản dịch nghĩa.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!
Về mục đích nói, hai câu này thuộc kiểu câu gì? (Câu cảm thán) Cảm nhận giọng điệu của hai câu này? Có giống như lời trách móc? Khách trách ai? Trách việc gì? 
(-Tự trách mình, bản thân không học được tiên ông có phép ngủ kĩ, quên sự đời, để rồi cứ tự hành hạ thân xác mình, theo đuổi con đường công danh)
? Đằng sau lời tự trách ta có thể phát hiện mâu thuẫn, nghịch lí trong tâm trạng và hành động của khách như thế nào?
? Mệt mỏi, chán ngán việc theo đuổi lí tưởng công danh, nhưng khách vẫn đang cố sức đi trên con đường đáng chán ngán ấy. Đọc câu 7,8,9,10 và giải thích Vì sao khách có mâu thuẫn ấy?
? chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong 2 câu thơ: Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người
ý nghĩa?
Liên hệ: 
Trong khuôn khổ và hoàn cảnh của XHPK, con đường học - thi - làm quan dường như là con đường duy nhất thực hiện chí lớn của người quân tử: Ta hiểu vì sao, trước CBQ, Nguyễn Công Trứ đến năm 40 tuổi vẫn còn đi thi, và dù có cách sống ngất ngưởng khác đời, khác với đám quan lại nhợt nhạt đương thời, nhưng ông Hi Văn vẫn chọn cách “vào lồng”, đỗ làm quan. 
Hay sau CBQ, Trần Tế Xương cũng lều chõng đi thi đến tám lần, cho đến tận năm cuối của cuộc đời, luôn ôm khát vọng vinh danh bia đá, bảng vàng, nhưng vẫn chưa bao giờ qua khỏi danh vị tú tài, để ôm mối bi kịch của cuộc đời “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, “đau quá đòn hằn, rát hơn lửa bỏng” “tủi bút tủi nghiên, tủi lều, tủi chõng” Những nhà nho ấy đã chỉ nhìn thấy một con đường duy nhất: con đường công danh - làm quan!)
Còn đối với CBQ thì sao? 
Là một nhà Nho, việc lên kinh đô thi đáng lẽ phải là dịp phấn chấn với bao hứa hẹn phía trước về thành đạt, công danh, thế mà Cao Bá Quát lại tỏ ra chán nản, miễn cưỡng, không hề hào hứng. 
Trở lại văn bản bài thơ. Câu 11, 12 xuất hiện một câu hỏi:
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hỏi bãi cát hay hỏi chính lòng mình? 
? Qua lời hỏi này, em hiểu diễn biến hành động và tâm trạng của khách lúc này như thế nào?
? Từ những thái độ, diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, em hiểu câu thơ cuối như thế nào?
“anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”
(Từ ngao ngán, mệt mỏi - đến mâu thuẫn trong tâm trạng, hành động vẫn tất tả đi - đến thái độ dừng lại, phân vân, như để nhìn nhận, tìm kiếm - Câu thơ cuối cho thấy khách đã nhận thức như thế nào về con đường của mình?)
? Tác phẩm có nét đặc sắc riêng nào về phương diện nghệ thuật?
(cách xây dựng hình tượng, hình ảnh thơ?_)
? Tại sao CBQ sử dụng thể hành (một thể thơ tự do về vần, két cấu và nhịp điệu)? 
- tính cách CBQ
- nội dung ý nghĩa bài thơ...
4. Củng cố
HS đọc ghi nhớ, nhập tâm nội dung - nghệ thuật. 
HS trao đổi thảo luận vđề: Qua việc học tác phẩm này, chúng ta có thể học Cao Bá Quát một thái độ sống tích cực nào?
 5. Dặn dò.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả (1809?- 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên
a. Cuộc đời
- Quê quán: Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội )
- Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, lớn lên trong một thời đại có nhiều biến động: (nhà Nguyễn chuyên chế, bảo thủ và phản động gây sự chán ghét, bất bình trong ND) chế độ pk ở giai đoạn khủng hoảng đi đến suy tàn, các cuộc khởi nghĩa nông dân vẫn không ngừng làm lung lay chiếc ngai vàng phong kiến.
- CBQ đỗ cử nhân năm1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ.
- Là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát)
=> CBQ là người có trí tuệ lớn, tài hoa, bản lĩnh và phẩm cách phi thường; lại là người có tư tưởng tự do, khao khát đổi mới nhưng cuộc đời khá thăng trầm....Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương và hi sinh trong một trận chiến với quan quân nhà Nguyễn
b. Sáng tác
- Làm nhiều thơ, chủ yếu bằng chữ Hán, >1300 bài
- Nội dung: thơ văn Cao Bá Quát thể hiện tình cảm và chí khí cao đẹp của một con người luôn nặng lòng với dân, với nước, với đời.
2. Tác phẩm 
- Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị), hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứngcho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
- Thể thơ: Loại cổ thể, thể ca hành (thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam) - tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài, niêm luật, b-t, vần điệu...
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc - tái hiện hình tượng
Có hai hình tượng :bãi cát dài và khách bộ hành
2. Phân tích văn bản
a. Hình tượng “bãi cát dài”
 * Tả thực hình ảnh bãi cát:
 - Bãi cát dài, lại bãi cát dài
 - Bãi cát dài, bãi cát dài ơi
 =>dài, nối tiếp nhau tưởng như vô tận 
 => Hình ảnh bãi cát dài, rộng mênh mông, dường như bất tận, nóng bỏng, trắng xoá, nhức mắt dưới ánh mặt trời. Đó là hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt của miền trung nước ta.
 - “Đi một bước như lùi một bước”: đi trên cát, chân bị lún xuống cát, ta có cảm giác như bị lùi lại.
=> Đây là con đường đi khó khăn, đầy gian nan, mệt mỏi
 - Con đường cùng:à Bắc: núi muôn trùng.
 à Nam: Sóng dào dạt.
=> Khung cảnh này gợi cảm giác về sự bó buộc, ngột ngạt, bế tắc.
Hình ảnh bãi cát dài lại bãi cát dài và hình ảnh người đi trên cát là những hình ảnh có thể tác giả đã từng chứng kiến, từng trải qua trên con đường đi thi. Khi đi trên dải đất hẹp miền trung, có thể thấy một phía là Trường Sơn, một phía là Biển Đông => Bãi cát và con đường cùng đều là hình ảnh thực.
* ý nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh bãi cát dài với con đường trên cát gian nan, mù mịt, bế tắc mang ý nghĩa biểu tượng về con đường thi cử, làm quan- con đường đầy gian nan, vất vả, nhọc nhằn, bế tắc. 
- Rộng hơn là con đường đời bế tắc, mịt mùng - cuộc đời ngột ngạt, bế tắc, mịt mùng (trong thời điểm nửa cuối thế kỉ XIX, giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, khi nhà Nguyễn đã ở giai đoạn khủng hoảng, suy vong) 
=> Thực tế cuộc sống là nguồn sáng tạo quan trọng cho người nghệ sĩ. Tuy nhiên, thơ không bao giờ chỉ dừng lại ở việc tả thực, hình tượng thơ luôn mang ý nghĩa ẩn dụ và khái quát cao.
Trước Cao Bá Quát, đã xuất hiện hình ảnh bãi cát trong thơ ca.
+ Trong Chinh phụ ngâm: 
“Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh”,
-> vùng cát trắng diễn tả sự gian khổ của người chinh phu.
+ Trong Truyện Kiều: 
“Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” 
-> cát vàng diễn tả nỗi buồn và tâm trạng cô đơn của nàng Kiều.
+ So sánh : Hình tượng bãi cát dài là một sáng tạo riêng, mới mẻ độc đáo của Cao Bá Quát bắt nguồn từ thực tế cuộc sống.(tác giả chứng kiến trên con đường đi thi của chính mình) 
b. Hình tượng khách - người đi trên cát.
* Tâm trạng của khách:
- Câu 1: nhịp điệu câu thơ chậm rãi. Từ lại khiến câu thơ đọc lên như một tiếng thở dài, ngao ngán, mệt mỏi. 
* Nỗi vất vả, khó nhọc của khách :
 - Không gian: đi trên con đường dài, lại bước từng bước khó khăn, trầy trật (Bãi cát dài, lại bãi cát dài - Đi một bước như lùi một bước)
 - Thời gian: Đi không kể thời gian (mặt trời lặn - vẫn tất tả đi - chưa được nghỉ ngơi)
 - Bản thân: Mệt mỏi, buồn bã, cô đơn (nước mắt lã chã rơi)
* Mâu thuẫn trong tâm trạng><hành động của khách:
 tâm trạng:chán nản, mệt mỏi
 hành động: vẫn tất tả trên đường danh lợi.
* Nguyên nhân:
 - Vì: Xưa nay phường...; vì bả công danh mà con người phải tất tả xuôi ngược, khó nhọc mà vẫn đổ xô vào 
- hình ảnh ẩn dụ: quán rượu ngon - người say rượu
 danh lợi người ham danh lợi
(Danh lợi là một thứ rượu ngon dễ quyến rũ, dễ làm say người)
* Nỗi phân vân trên bước đường danh lợi
- Khách dừng lại, tự vấn chính mình, “tính sao đây”, băn khoăn nên đi tiếp hay không. Nếu đi nữa thì có tìm thấy ánh sáng, hạnh phúc không? 
- Hình ảnh con đường cùng xuất hiện (phía Bắc, núi Bắc, núi muôn trùng - Phía Nam, núi Nam sóng dào dạt) để khách nhìn rõ hơn: nơi cuối con đường là sự mù mịt, bế tắc!
* Sự thức tỉnh của khách
- Câu thơ cuối thể hiện nhận thức mới của người đi trên cát, cũng là sự thức tỉnh của CBQ trên con đường danh lợi.
 Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời là vô nghĩa, tầm thường. 
Vì vậy, không thể tiếp tục đi trên bãi cát mãi như vậy mà cần tìm một con đường khác, một lối đi khác.
Câu thơ cuối bài thể hiện khát khao thay đổi cuộc sống đương thời, khát khao một sự đổi mới của nhà thơ.
Sự thức tỉnh này cũng trả lời cho hành động của CBQ về sau: ông đã từ bỏ con đường danh lợi tầm thường, bế tắc đương thời, và đi theo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều Nguyễn bảo thủ, phản động. Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng CBQ đã hi sinh một cách oanh liệt cho lí tưởng sống, khát vọng sống cao đẹp của mình.
3. Đặc sắc nghệ thuật
- Hình tượng thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc là một sáng tạo độc đáo của tác giả.
Hình tượng nhân vật trữ tình: được soi dọi từ nhiều phía, (thay đổi đại từ nhân xưng, thay đổi kiểu cấu trúc câu) Khách thể hóa: khách...., tự phân thân đối thoại Quân (Anh) ...?, tự vấn: anh đứnglàm chi trên bãi cát?, bộc lộ thành công những tâm trạng, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh trắc trở (mệt mỏi, buồn chán - phẫn uất - băn khoăn - khao khát mãnh liệt...)
- Thể loại: Bài thơ thuộc loại cổ thể, thể ca hành, tự do về vần, kết cấu và nhịp điệu. Cấu trúc câu thơ dài ngắn khác nhau (5 chữ, 7 chữ, 8 chữ) + cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt (2/3 Trường sa /phục trường sa, 3/5 Quân bất học/ tiên gia mĩ thụy ông, 4/3 Phong tiền tửu điếm/ hữu mĩ tửu...) = tạo nên nhịp điệu của bài thơ. 
Nhịp điệu, vần điệu câu thơ trúc trắc, ghồ ghề vừa diễn tả tâm trạng bi phẫn vừa diễn tả con đường gập ghềnh khó đi của những bước chân trên bãi cát dài - tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét, con đường đời nhục nhằn, vất vả.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
- GV định hướng :
+ Không vì danh lợi, hay chạy theo danh lợi bằng mọi giá, nhất là làm việc xấu, việc hại nước, hại người.
+ Nhưng cũng cần phải phấn đấu để tạo dựng công danh, sự nghiệp cho bản thân một cách chính đáng.
+ Có khát vọng vươn tới những giá trị mới, tiến bộ, không ngại đấu tranh với cái bảo thủ, trì trệ.
- HS học bài
- Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de_ Bai ca ngan di tren bai cat.doc