Giáo án Môn Ngữ văn – Khối 10 ban cơ bản

Giáo án Môn Ngữ văn – Khối 10 ban cơ bản

1. Kiến thức:- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Nắm được một cáchkhái quát quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Hiểu được Bnhững nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

2.Kĩ năng: nắm bắt những nét khát quát, phân tích những điểm khái quát lớn của văn học.

3. Giáo dục: Tiếp cận tinh thần yêu văn học, con người việt nam được thể hiện trong văn học nói chung và qua các tác phẩm văn chương nói riêng.

+ Sách GK, GV, tham khảo trên mạng thông tin.

+ Giaoan.violet.vn.

+Thiết kế bài dạy.

- Phương pháp :Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và trả lời các câu hỏi.

+Đọc kĩ SGK ngữ văn 10.

+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa.

+ Tham khảo một số tư liệu liên quan đến bài giảng

 

doc 30 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1569Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn – Khối 10 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN 
MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 10
 BAN CƠ BẢN
GV: LÊ THỊ MAI CHI 
Năm học 2009- 2010
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
 Họ và tên giáo viên
LÊ THỊ MAI CHI 
Khối lớp
10(A2,A9,A10)
Ban
CƠ BẢN 
Ngày soạn
13/08/2009
Tiết số
1
Ngày dạy
17/08/2009
Môn
NGỮ VĂN 
Chương
MỤC TIÊU, CHUẨN BỊ
Mục tiêu
1. Kiến thức:- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Nắm được một cáchkhái quát quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Hiểu được Bnhững nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
2.Kĩ năng: nắm bắt những nét khát quát, phân tích những điểm khái quát lớn của văn học.
3. Giáo dục: Tiếp cận tinh thần yêu văn học, con người việt nam được thể hiện trong văn học nói chung và qua các tác phẩm văn chương nói riêng.
Chuẩn bị của giáo viên
+ Sách GK, GV, tham khảo trên mạng thông tin.
+ Giaoan.violet.vn.
+Thiết kế bài dạy.
- Phương pháp :Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Chuẩn bị của học sinh
+Đọc kĩ SGK ngữ văn 10.
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa. 
+ Tham khảo một số tư liệu liên quan đến bài giảng
Yêu cầu trang thiết bị
Đồ dùng dạy học
Bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp :
- Kiểm tra sỉ số lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Giảng bài mới : 
Giới thiệu bài mới : VH cũng như mọi hiện tượng xã hội đều có lịch sử riêng của mình .Lịch sử Vh của bất kì dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy.Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà,chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam
Tiến trình bài dạy: 
TL 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC BỘ PHẬN CỦA 
NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
- Thuyết trình kết hợp phát vấn
GV: -VHVN bao gồm các bộ phận lớn nào?
TT1: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn học dân gian 
-VH dân gian là gì? Người trí thức có tham gia sáng tác VH dân gian ko? Nêu vài VD mà em biết?
VD: Bài ca dao:“Trong đầm gì đẹp bằng sen...”(Một nhà nho), “Tháp Mười đẹp nhất bông sen...”(Bảo Định Giang), “Hỡi cô tát nước bên đàng...”(Bàng Bá Lân),...
GV: - Kể tên các thể loại VH dân gian?
GV: - Đặc trưng cơ bản của VH dân gian?
GV: Vai trò của VH dân gian?
TT2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn học viết 
GV? VH viết là gì?
GV? Đặc trưng cơ bản của VH viết?
GV? Các thành phần chủ yếu của VH viết? Nêu một vài tác phẩm thuộc các thành phần đó?
?Hệ thống thể loại của VH viết?
HS dựa SGK trả lời câu hỏi 
HS dựa SGK trả lời câu hỏi và nêu một vài ví dụ 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
I. CÁC BỘ PHẬN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
1. VH dân gian:
- K/n: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Người trí thức có tham gia sáng tác VH dân gian nhưng phải tuân thủ các đặc trưng cơ bản của VH dân gian, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.
- Các thể loại VH dân gian : Gồn 12 thể loại 
Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng:
 + Tính tập thể.
 + Tính truyền miệng.
 + Tính thực hành (gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng).
- Vai trò:
 + Giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
 + Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
 + Góp phần hình thành và phát triển VH viết.
2. VH viết:
- K/n: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả.
- Đặc trưng: Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân.
- Các thành phần chủ yếu: 
 + VH viết bằng chữ Hán.
 + VH viết bằng chữ Nôm.
 + VH viết bằng chữ quốc ngữ.
- Hệ thống thể loại:
 + Từ thế kỉ X-XIX:
 VH chữ Hán:+ Văn xuôi.
 + Thơ.
 + Văn biền ngẫu.
 VH chữ Nôm:+ Thơ.
 + Văn biền ngẫu.
+ Từ đầu thế kỉ XX- nay:+ Tự sự.
 + Trữ tình.
 + Kịch.
* Lưu ý: Hai bộ phận VH dân gian và VH viết luôn có sự tác động qua lại. Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở nhưng cá tính sáng tạo, trong những điều kiện lịch sử nhất định đã hình thành các thiên tài VH (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,...).
5’
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN 
CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
Thuyết trình và phát vấn 
TT1: Gv chuyển ý, dẫn dắt.
GV?- Nêu cách phân kì tổng quát nhất của VH viết VN? Ba thời kì lớn được phân định ntn?
TT2:HDHS tìm hiểu văn học chữ Hán
GV?- Chữ Hán được du nhập vào VN từ khoảng thời gian nào? Tại sao đến thế kỉ X, VH viết VN mới thực sự hình thành? 
GV?- Kể tên một số tác giả, tác phẩm VH viết bằng chữ Hán tiêu biểu?
GV? Em biết gì về chữ Nôm và sự phát triển của VH chữ Nôm?
GV?Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm?
HS dự SGK trả lời câu hỏi
HS dự SGK trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
II. CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước
- Có ba thới kì lớn:
 + Từ thế kỉ X => XIX.
 + Từ đầu thế kỉ XX => CMT8/ 1945
 + Sau CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là VHTĐ
- Hai thời kì sau (đầu XX => hết XX) tuy mỗi thời kì có những đặc điểm riêng nhưng đều nằm chung trong xu thế phát triển văn học theo hướng hiện đại hoá nên có thể gọi chung là văn học hiện đại.
1. VH trung đại (Thời kì từ thế kỉ X-XIX):
a. VH chữ Hán:
- Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên.
- VH viết VN thực sự hình thành vào thế kỉ X khi dân tộc ta giành được độc lập. 
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
 + Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà.
 + Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ.
 + Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập,...
 + Nguyễn Du: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành,...
b. Văn học chữ Nôm:
- Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt dựa trên cơ sở chữ Hán do người Việt sáng tạo ra từ thế kỉ XIII.
-VH chữ Nôm:+ Ra đời vào thế kỉ XIII.
 + Phát triển ở thế kỉ XV (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi- Quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông- Hồng Đức quốc âm thi tập,...).
 + Đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Du- Truyện Kiều, Đoàn Thị Điểm- Chinh phụ ngâm, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương,...).
- Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm:
 + Chứng tỏ ý chí xây dựng một nền VH và văn hóa độc lập của dân tộc ta.
 + Ảnh hưởng sâu sắc từ VH dân gian nên VH chữ Nôm gần gũi và là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động.
 + Khẳng định những truyền thống lớn của VH dân tộc (CN yêu nước, tính hiện thực và CN nhân đạo).
+ Phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VH trung đại.
 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
Tiết 2 dặn dò
Mở rộng kiến thức
Liên hệ các môn học khác
Nguồn tài liệu tham khảo
+ Giaoan.violet.vn.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Nhận xét của cấp quản lý
Giáo viên bộ môn
LÊ THỊ MAI CHI
Hiệu trưởng
Tổ trưởng bộ môn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Họ và tên giáo viên
LÊ THỊ MAI CHI 
Khối lớp
10(A2,A9,A10)
Ban
CƠ BẢN 
Ngày soạn
15/08/09
Tiết số
2,2.1
Ngày dạy
17/08/09
Môn
NGÚ VĂN 
Chương
MỤC TIÊU, CHUẨN BỊ
Mục tiêu
1. Kiến thức:- Giúp hs:- Nhận thức được các giai đoạn phát triển của VHVNH§ và một số nét đặc sắc truyền thống của VH dân tộc.
 2.Kĩ năng: - Biết vận dụng các tri thức đó để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN.
3. Giáo dục: - Bồi dưỡng niềm tự hào về VHVN.
Chuẩn bị của giáo viên
+ Sách GK, GV, tham khảo trên mạng thông tin.
+ Giaoan.violet.vn.
+Thiết kế bài dạy.
- Phương pháp :Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Chuẩn bị của học sinh
+Đọc kĩ SGK ngữ văn 10.
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa. 
+ Tham khảo một số tư liệu liên quan đến bài giảng
Yêu cầu trang thiết bị
Đồ dùng dạy học
Bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp :
- Kiểm tra sỉ số lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ :
 Câu hỏi: Phân biệt VHDG và VH viết? Các thành phần của VHTĐ? Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm?
3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : 
b. Tiến trình bài dạy
TL 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
30’
Hoạt động 1: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Gợi mở , phát vấn 
GV: -Vì sao nền VHVN thế kỉ XX được gọi là VH hiện đại?
 Gv nhận xét, chốt ý:
Vì:+ Nó phát triển trong thời kì mà QHSX chủ yếu dựa vào quá trình hiện đại hóa.
 + Những tư tưởng tiến bộ của văn minh phương Tây xâm nhập vào VN " thay đổi tư duy, tình cảm, lối sống của người Việt " thay đổi quan niệm và thị hiếu VH.
 + Ảnh hưởng của VH phương Tây trên cơ sở kế thừa tinh hoa VH dân tộc.
GV: - VHHĐ được chia ra thành những giai đoạn nhỏ nào? 
GV giảng thêm cho Hs hiểu từng giai đoạn có những đặc điểm gì cơ bản 
GV : Em hãy so sánh sự khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ?
GV- VHHĐ được chia ra thành những giai đoạn nhỏ nào? Nêu đặc điểm chính của giai đoạn VH 1900-1930?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này?
GV Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1930-1945?
Gv gợi mở: Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VHVNHĐ. Nền VH nước ta khi ấy với trăm nhà đua tiếng như trăm hoa đua nở. “Một năm của ta bằng ba mươi năm của người”(VũNgọc Phan).
- Nhịp độ phát triển của VHVN giai đoạn này ntn? Công cuộc hiện đại hóa nền VH dân tộc đã hoàn thành chưa?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu?
GV : - Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1945-1975?
 Gv gợi mở: Giai đoạn 1945-1975 là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đau thương nhưng hào hùng của dân tộc ta. Cả nước gồng mình lên để tiến hành hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. VHVN gắn bó sâu sắc, là “tấm gương xê dịch trên đường lớn” để phản ánh kịp thời bức tranh cuộc sống mới... 
GV: VHVN được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của tổ chức nào? phục vụ nhiệm vụ gì? Những nội dung phản ánh chính của nó?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu?
GV - Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1975- hết thế kỉ XX?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu?
GV: Từ những hiểu biết trên, em có nhận xét, dánh giá gì về VHVN?
HS thảo luận, trả lời.
HS so sánh (Dựa vào các thành tựu )
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
2. VH hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX- hết thế kỉ XX):
 Chia 4 giai đoạn: 
+ Từ đầu XX => 1930
+ Từ 1930 => 1945
+ Từ 1945 => 1975
+ Từ 1975 => nay
Chữ viết : Chữ quốc ngữ 
- Đặc điểm VHVN ở từng thời kì có sự khác nhau:
a. VHVN từ 1900- 1930:
- Đặc điểm: Là giai đoạn văn học giao thời.
 + Dấu tích của nền VH trung đại: quan niệm thẩm mĩ, một số thể loại VH trung đại (thơ Đường luật, văn biền ngẫu,...) vẫn được lớp nhà nho cuối mùa sử dụng.
 + Cái mới: VHVN đã bước vào quỹ đạo hiện đại hóa, có sự tiếp xúc, học tập VH châu Âu.
- Các tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Phan Bội Châu,...
b. VHVN từ 1930-1945:
- Đặc điểm:
 + VH phát triển với nhịp độ mau lẹ.
 + Công cuộc hiện đại hóa nền VH đã hoàn thành.
- Các t ... n xét của cấp quản lý
Giáo viên bộ môn
Hiệu trưởng
Tổ trưởng bộ môn
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Họ và tên giáo viên
LÊ THỊ MAI CHI 
Khối lớp
10(A2,A9,A10)
Ban
CƠ BẢN 
Ngày soạn
22/08/2009
Tiết số
04,4.1
Ngày dạy
3/09/2009
Môn
NGỮ VĂN 
Chương
MỤC TIÊU, CHUẨN BỊ
Mục tiêu bài học
1 Kiến thức - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp( HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) (như nhân vật, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp) về hai quá trình trong HĐGT.
2.Kĩ năng : 	- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Thái độ : 	- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
Chuẩn bị của giáo viên
+ Sách GK, GV, tham khảo trên mạng thông tin 
Chuẩn bị của học sinh
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa. 
+ Các bài ca dao quên thuộc, các câu tục ngữ gần gũi với cuộc sống
Yêu cầu trang thiết bị
Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập 
Bảnh phụ 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp :
- Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: VH dân gian là gì? Những đặc trưng cơ bản và các giá trị của VH dân gian? Cho VD một vài bài ca dao có giá trị giáo dục?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Ở tiết học trước về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các em đã được tìm hiểu những tri thức lí thuyết cơ bản. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó để làm các bài tập để củng cố, khắc sâu các kiến thức đó.
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Em hãy nêu các quá trình của hoạt động giao tiếp?
TL
Hoạt động của thầy
của trò
Nội dung bài học 
35’
Hoạt động1: Luyện tập:
TT1: Bài tập 1
GV hưóng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK 
GV : Nhân vật giao tiếp là ai ?
GV: Thời điểm giao tiếp ?
GV : Nội dung giao tiếp ?
GV: Mục đích giao tiếp này là gì?
TT2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2 dựa vào câu hỏi trong SGK 
TT3 : Hướng dẫn họ sinh làm bài tập 3
Học sinh làm bài tập 1
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi trong SGK
III. Luyện tập:
Bài 1:
a. Nhân vật giao tiếp:- Chàng trai (anh).
 - Cô gái (nàng).
Lứa tuổi: 18-20, trẻ, đang ở độ tuổi yêu đương.
b. Thời điểm giao tiếp: Đêm trăng sáng, yên tĩnh" thích hợp với những cuộc trò chuyện của những đôi lứa đang yêu.
c. Nội dung giao tiếp:
Nghĩa tuờng minh: Chàng trai hỏi cô gái “tre non đủ lá”(đủ già) rồi thì có dùng để đan sàng được ko?
- Nghĩa hàm ẩn: Cũng như tre, chàng trai và cô gái đã đến tuổi trưởng thành, lại có tình cảm với nhau liệu nên tính chuyện kết duyên chăng?
d - Mục đích giao tiếp: tỏ tình, cầu hôn tế nhị.
. Cách nói của chàng trai: Có màu sắc văn chương, tình tứ , ý nhị, mượn hình ảnh thiên nhiên để tỏ lòng mình" phù hợp, tinh tế.
Bài 2:
a,b. Các hành động nói (hành động giao tiếp):
- Chào (Cháu chào ông ạ!).
- Chào đáp (A Cổ hả?).
- Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?).
- Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông ko?).
c. Tình cảm, thái độ:
+ A Cổ: kính mến ông già.
+ Ông già: trìu mến, yêu quý A Cổ.
- Quan hệ: gần gũi, thân mật.
Bài 3:
a. Nội dung giao tiếp:
- Nghĩa tường minh: Miêu tả, giới thiệu đặc điểm, quá trình làm bánh trôi nước.
- Nghĩa hàm ẩn: Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả ngợi ca vẻ đẹp, thể hiện thân phận bất hạnh của mình cũng như của bao người phụ nữ trong XHPK bất công. Song trong hoàn cảnh khắc nghiệt, họ vẫn giữ trọn được phẩm chất tốt đẹp của mình.
- Mục đích: + Chia sẻ, cảm thông với thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
+ Lên án, tố cáo XHPK bất công.
- Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: biểu cảm, đa nghĩa.
b. Căn cứ:
- Phương tiện từ ngữ: + “Trắng”, “tròn”" gợi vẻ đẹp hình thể.
+ Mô típ mở đầu: “thân em”" lời than thân, bộc lộ tâm tình của người phụ nữ.
+ Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”" thân phận long đong, bất hạnh.
+ “Tấm lòng son”" phẩm chất thủy chung, trong trắng, son sắt.
Bài 4:
Gv gợi ý hs viết thông báo theo bố cục:
- Tiêu ngữ.
- Tên thông báo.
- Nêu lí do.
- Thời gian thực hiện.
- Nội dung công việc.
- Lực lượng tham gia.
- Dụng cụ.
- Kế hoạch cụ thể.
- Lời kêu gọi.
Bài 5:
a. Nhân vật giao tiếp:
+ Bác Hồ- chủ tịch nước.
+ Hs toàn quốc- thế hệ tương lai của đất nước.
b. Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Tháng 9-1945: đất nước vừa giành được độc lập" Hs lần đầu tiên được đón nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
+ Bác Hồ: giao nhiệm vụ, khẳng định quyền lợi của hs nước Việt Nam độc lập.
c. Nội dung giao tiếp:
- Niềm vui sướng của Bác vì thấy hs- thế hệ tương lai của đất nước được hưởng nền giáo dục của dân tộc.
- Nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của hs.
- Lời chúc của Bác với các em hs.
d. Mục đích giao tiếp:
- Chúc mừng hs nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DCCH.
- Xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của các em hs.
e. Hình thức:
- Ngắn gọn.
- Lời văn vừa gần gũi, chân tình vừa nghiêm túc, trang trọng.
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 
40’
25’
Hoạt động 4: Tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG 
 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(2’)
- Củng cố:H/S đọc phần ghi nhớ SGK.
GV kết luận.
Dặn dò: 
- Học bài.
- Chuẩn bị bài “ Hoạt động giao tiếp” theo SGK và tìm tài liệu tham khảo.
về nhà làm bài tập còn lại và soạn bài 
Mở rộng kiến thức
Liên hệ các môn học khác
Nguồn tài liệu tham khảo
Rút kinh nghiệm giờ dạy
LỢI ÍCH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT CHO BÀI HỌC NÀY:
Nhận xét của cấp quản lý
Giáo viên bộ môn
Hiệu trưởng
Tổ trưởng bộ môn
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Họ và tên giáo viên
LÊ THỊ MAI CHI 
Khối lớp
10(A2,A9,A10)
Ban
CƠ BẢN 
Ngày soạn
22/08/2009
Tiết số
04,4.1
Ngày dạy
3/09/2009
Môn
NGỮ VĂN 
Chương
MỤC TIÊU, CHUẨN BỊ
Mục tiêu bài học
1 Kiến thức - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp( HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) (như nhân vật, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp) về hai quá trình trong HĐGT.
2.Kĩ năng : 	- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Thái độ : 	- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
Chuẩn bị của giáo viên
+ Sách GK, GV, tham khảo trên mạng thông tin 
Chuẩn bị của học sinh
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa. 
+ Các bài ca dao quên thuộc, các câu tục ngữ gần gũi với cuộc sống
Yêu cầu trang thiết bị
Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập 
Bảnh phụ 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp :
- Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: VH dân gian là gì? Những đặc trưng cơ bản và các giá trị của VH dân gian? Cho VD một vài bài ca dao có giá trị giáo dục?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Ở tiết học trước về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các em đã được tìm hiểu những tri thức lí thuyết cơ bản. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó để làm các bài tập để củng cố, khắc sâu các kiến thức đó.
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Em hãy nêu các quá trình của hoạt động giao tiếp?
TL
Hoạt động của thầy
của trò
Nội dung bài học 
35’
Hoạt động1: Luyện tập:
TT1: Bài tập 1
GV hưóng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK 
GV : Nhân vật giao tiếp là ai ?
GV: Thời điểm giao tiếp ?
GV : Nội dung giao tiếp ?
GV: Mục đích giao tiếp này là gì?
TT2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2 dựa vào câu hỏi trong SGK 
TT3 : Hướng dẫn họ sinh làm bài tập 3
Học sinh làm bài tập 1
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi trong SGK
III. Luyện tập:
Bài 1:
a. Nhân vật giao tiếp:- Chàng trai (anh).
 - Cô gái (nàng).
Lứa tuổi: 18-20, trẻ, đang ở độ tuổi yêu đương.
b. Thời điểm giao tiếp: Đêm trăng sáng, yên tĩnh" thích hợp với những cuộc trò chuyện của những đôi lứa đang yêu.
c. Nội dung giao tiếp:
Nghĩa tuờng minh: Chàng trai hỏi cô gái “tre non đủ lá”(đủ già) rồi thì có dùng để đan sàng được ko?
- Nghĩa hàm ẩn: Cũng như tre, chàng trai và cô gái đã đến tuổi trưởng thành, lại có tình cảm với nhau liệu nên tính chuyện kết duyên chăng?
d - Mục đích giao tiếp: tỏ tình, cầu hôn tế nhị.
. Cách nói của chàng trai: Có màu sắc văn chương, tình tứ , ý nhị, mượn hình ảnh thiên nhiên để tỏ lòng mình" phù hợp, tinh tế.
Bài 2:
a,b. Các hành động nói (hành động giao tiếp):
- Chào (Cháu chào ông ạ!).
- Chào đáp (A Cổ hả?).
- Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?).
- Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông ko?).
c. Tình cảm, thái độ:
+ A Cổ: kính mến ông già.
+ Ông già: trìu mến, yêu quý A Cổ.
- Quan hệ: gần gũi, thân mật.
Bài 3:
a. Nội dung giao tiếp:
- Nghĩa tường minh: Miêu tả, giới thiệu đặc điểm, quá trình làm bánh trôi nước.
- Nghĩa hàm ẩn: Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả ngợi ca vẻ đẹp, thể hiện thân phận bất hạnh của mình cũng như của bao người phụ nữ trong XHPK bất công. Song trong hoàn cảnh khắc nghiệt, họ vẫn giữ trọn được phẩm chất tốt đẹp của mình.
- Mục đích: + Chia sẻ, cảm thông với thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
+ Lên án, tố cáo XHPK bất công.
- Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: biểu cảm, đa nghĩa.
b. Căn cứ:
- Phương tiện từ ngữ: + “Trắng”, “tròn”" gợi vẻ đẹp hình thể.
+ Mô típ mở đầu: “thân em”" lời than thân, bộc lộ tâm tình của người phụ nữ.
+ Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”" thân phận long đong, bất hạnh.
+ “Tấm lòng son”" phẩm chất thủy chung, trong trắng, son sắt.
Bài 4:
Gv gợi ý hs viết thông báo theo bố cục:
- Tiêu ngữ.
- Tên thông báo.
- Nêu lí do.
- Thời gian thực hiện.
- Nội dung công việc.
- Lực lượng tham gia.
- Dụng cụ.
- Kế hoạch cụ thể.
- Lời kêu gọi.
Bài 5:
a. Nhân vật giao tiếp:
+ Bác Hồ- chủ tịch nước.
+ Hs toàn quốc- thế hệ tương lai của đất nước.
b. Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Tháng 9-1945: đất nước vừa giành được độc lập" Hs lần đầu tiên được đón nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
+ Bác Hồ: giao nhiệm vụ, khẳng định quyền lợi của hs nước Việt Nam độc lập.
c. Nội dung giao tiếp:
- Niềm vui sướng của Bác vì thấy hs- thế hệ tương lai của đất nước được hưởng nền giáo dục của dân tộc.
- Nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của hs.
- Lời chúc của Bác với các em hs.
d. Mục đích giao tiếp:
- Chúc mừng hs nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DCCH.
- Xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của các em hs.
e. Hình thức:
- Ngắn gọn.
- Lời văn vừa gần gũi, chân tình vừa nghiêm túc, trang trọng.
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 
40’
25’
Hoạt động 4: Tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG 
 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(2’)
- Củng cố:H/S đọc phần ghi nhớ SGK.
GV kết luận.
Dặn dò: 
- Học bài.
- Chuẩn bị bài “ Hoạt động giao tiếp” theo SGK và tìm tài liệu tham khảo.
về nhà làm bài tập còn lại và soạn bài 
Mở rộng kiến thức
Liên hệ các môn học khác
Nguồn tài liệu tham khảo
Rút kinh nghiệm giờ dạy
LỢI ÍCH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT CHO BÀI HỌC NÀY:
Nhận xét của cấp quản lý
Giáo viên bộ môn
Hiệu trưởng
Tổ trưởng bộ môn

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 tuan 12.doc