Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 31, *

 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

Trích Truyện Kiều

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Ngoại hình và bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.

- Tâm trạng đau đớn khổ tủi của Thúy Kiều.

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: Từ ngày 05 tháng 10 năm 2009 đến ngày 10 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 31, *
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
Trích Truyện Kiều
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Ngoại hình và bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.
- Tâm trạng đau đớn khổ tủi của Thúy Kiều.
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung
Hoạt động 1: Đọc- Tìm hiểu chung
GV: đọc mẫu gọi HS đọc tiếp, nhận xét. 
 GV: Gọi HS đọc chú thích *
 GV: Hãy tìm đại ý đoạn trích. 
GV: Đoạn trích có thể chia mấy phần? 
Mỗi phần từ đâu đến đâu, có nội dung gì?	chia làm ba phần.
I. Đọc - Tìm hiểu chung.
1.	Đọc văn bản.
2.	Tìm hiểu chú thích: 
Chú ý chú thích 1, 3, 9, 10. 
3.	Đại ý đoạn trích: Kễ lại chuyện Kiều gặp cơn gia biến, cha và em bị bắt, muốn giải thoát cho cha và emcần phải có tiền. Kiều đã phải tự bán mình. Không may người đến mua Kiều là Mã Giám Sinh một kẻ buôn thịt bán người.
4.	Bố cục: Ba phần
a) Bốn câu thơ đầu: Kiều quyết định bán mình chuộc cha.
b) Hai mươi sáu câu thơ tiếp theo: Cuộc mua bán Kiều.
c) Bốn câu kết: Kết thúc cuộc mua bán và lời bình của tác giả.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
GV: Tác giả đã khắc hoạ chân tướng Mã Giám Sinh như thế nào?
Tuổi: ngoại tứ tuần
Diện mạo:” Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”.
- Cử chỉ:”Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” 
“Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ” 
Về ngoại hình, hành động: Cách ăn mặc, cách nói năng, cử chỉ, thái độ?
Xuất hiện trong vai một chàng sinh viên Quốc Tử Giám đi mua Kiều về làm vợ lẽ.
GV: Qua đó em thấy Mã Giám Sinh là người thế nào?
Tiết 2
Về bản chất, tính cách: tính chất bất nhân, tính chất con buôn vì tiền, sự giả dối. Hãy tìm những chi tiết minh họa.
 “ Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
 “ Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mớt tùy cơ dặt dìu”
“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Khi bằng lòng về tài sắc của Kiều thì hắn lại cò kè bớt một thêm hai. Hắn trắng trợn trả giá, mặc cả.
GV: Thực chất của màn kịch lễ vấn danh là gì?
 - Thực chất là cảnh buôn thịt bán người một cách trắng trợn.
GV: Qua đó em thấy bản chất của Mã Giám Sinh là gì?
Là gã con buôn lọc lõi ghê tởm, đê tiện.
? Khi Mã Giám Sinh trả giá Tâm trạng của Thúy Kiều như thế nào? Hãy tìm những chi tiết minh họa?
 “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà 
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
 Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
 Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”
GV: Em thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích là gì?
 -Nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp, bị trà đạp.
-Sự khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.
*GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 99
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản.
1. Chân tướng Mã Giám Sinh:
- 49 tuổi : ngoại tứ tuần
- Diện mạo : bảnh choẹ.
- Lũ tôi tớ : nhâng nháo.
-52	- Cử chỉ: thô lỗ sỗ sàng.
* Hắn đích thực là con buôn người, vô học.
c.	
2. Bản chất của Mã Giám Sinh:
-53	Biến Kiều thành món hàng để hắn nâng lên đặt xuống, nhìn, ngắm, trả giá, hắn “cò kè bớt một thêm hai”.
* Mã Giám Sinh đích thực là gã con buôn lọc lõi, ghê tởm, đê tiện.
3. Tâm trạng của Thúy Kiều.
-54	- Kiều đau đớn, khổ tủi : Vì nàng là một tiểu thư sống trong mối tình đầu thơ ngây. Tai hoạ ập đến bất ngờbiến nàng thành một món hàng cho bọn buôn mặc cả trả giá
-55	- Kiều cảm nhận được cảnh éo le tủi nhục của mình. Nàng chủ động chịu đựng và chấp nhận tất cả.
4. Thái độ của nhà thơ.
- Đau đớn xót xa trước tình cảnh con người hạ thấp, bị trà đạp.
- Khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người bất nhân tàn bạo.
* Ghi nhớ SGK
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thơ
Củng cố:
HS nhắc lại nội dung đã học, đọc lại phần Ghi nhớ.
Hướng dẫn, dặn dò:
Dặn dò: Về nhà học thuộc đoạn thơ, phần ghi nhớ.
Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 7: Từ ngày 05 tháng 10 năm 2009 đến ngày 10 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 32
MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc cảnh vật và con người trong văn bản tự sự,
 - Rèn luyện các kỹ năng vân dụng các phương thức biểu đát trong một văn bản
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số câu chuyện về số phận của người phụ nữ phong kiến, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong vbts.
GV cho HS đọc đoạn văn.
? Đoạn văn kể về trận đánh nào?
? Sự việc ấy diễn ra theo trình tự nào?
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ ba người khiêng một tấm tiến sát đến Ngọc Hồi.
- Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
- Quân Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
- Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử chết. Quân Thanh đại bại.
? Nếu kể như trên thì câu chuyện có sinh động không? - Không.
? Cho biết tại soa đoạn trích lại hấp dẫn như vậy? 
-có các yếu tố miêu tả.
GV chỉ định HS đọc to, rõ ghi nhớ.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Kể về việc Vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm dồn Ngọc Hồi.
* Có các yếu tố miêu tả:
+ Nhân có gió bấc quân Thanh dùng ống khói phun lửa ra. Khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam, thành ra quân Thanh lại làm tự hại mình.
+ Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
+ Quân Tây Sơn thừa kế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối. 
* Ghi nhớ: SGK/92.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hướng dẫn luyện tập
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV gọi đại diện nhóm lên làm.
II. Luyện tập:
* Bài tập 1: 
a) Tả người: Vân xem trang trọng khác vời...Liễu hờn kém xanh.
b) Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
 Tà tà bóng ngả về Tây
... .nho nhỏ cuối ghềng bắc ngang
* Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ.
4. Củng cố: 
- Em hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
- 2 HS nhắc lại ND bài học theo Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- Học thuộc bài và làm hoàn chỉnh các bài tập trong SGK.
- Soạn bài: Trau dồi vốn từ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7: Từ ngày 05 tháng 10 năm 2009 đến ngày 10 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 33
TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ, trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ cần phải biết cách làm tăng vốn từ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan.
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thuật ngữ là gì? Nêu những đặc điểm của thuật ngữ.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ 
Hướng dẫn tìm hiểu mục I (SGK).
GV: Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Vì sao?
- HS: Có. Vì: Tiếng việt rất giàu, đẹp và luôn phát triển.
GV: Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt chúng ta phải làm gì? Tại sao? 
- Không ngừng tau dồi vốn từ của mình.
GV: cho học sinh thảo luận, xác định lỗi những câu a,b,c (SGK/100).
GV: Giải thích vì sao có những lỗi này?
- Vì tiếng ta nghèo hay vì người viết không biết dùng tiếng ta .
GV: Như vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Cả ba câu đềm mắc lỗi dùng từ.
a. Thừa từ đẹp vì thắng cảnh-> Cảnh đẹp.
b. Dùng sai từ dự đoán(Phỏng đoán, ước đoán). Vì dự đoán là đoán trước tình hình sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai.
c. Dùng sai từ đẩy mạnh (mở rộng).
* Ghi nhớ: SGK/100.
HOẠT ĐỘNG 2: Rèn luyện để làm tăng vốn từ
Tìm hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài
Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì? Có liên quan đến việc trau dồi vốn từ?
- Việc phải học lời ăn tiếng nói của nhân dân để trau dồi vốn từ của mình.
GV: Qua câu chuyện của Tô Hoài em rút ra bài học gì?
- Phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết.
GV: gọi HS đọc ghi nhớ SGK/101.
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 
- Là việc làm thường xuyên.
* Ghi nhớ: SGK/100.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV gọi đại diện lên giảng.
Bài tập 3: Sửa lỗi trong các câu 
a. Dùng sai từ im lặng có thể thay từ : Yên tĩnh, vắng lặng.
b. Dùng sai từ thành lập vì có nghĩa lập nên, xây dựng nên. Nên dùng từ thiết lập quan hệ ngoại giao.
c. Dùng sai từ cảm xúc-> Cảm động, xúc đông, cảm phục.
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Hậu quả: Là kết quả xấu.
- Đoạt: Chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: Sao trên trời.
Bài tập 2: Nghĩa của các yếu tố Hán Việt:
a. Tuyệt: Đứt, không còn gì: Tuyệt thực, tuyệt chủng, tuyệt mật, tuyệt tác.
+ Cực kỳ: Nhất. 
b. Đồng: Cùng nhau, giống nhau-> Đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng khởi, đồng niên..
+ Trẻ em được gọi là đồng ấu (Trẻ từ 6-7 tuổi).
+ Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em.
+ Chất (Đồng): Trống đồng.
4. Củng cố: 
- HS nhắc lại các phần Ghi nhớ,
- Em có kế hoạch gì cho việc rèn luyện?.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự..
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7: Từ ngày 05 tháng 10 năm 2009 đến ngày 10 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 34
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò củamiêu tả nội tâmvà mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện.
- Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu những việc làm để trau dồi vốn từ.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu yếu tố m.tả nội tâm trong vbts
Hướng dẫn tìm hiểu mục I.
GV cho HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
GV: Tìm những câu thơ tả cảnh?
“ Trước lầuNgưng Bích .......dặm kia”
“ Buồn trông ...............ghế ngồi”
GV: Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều? Tại sao em biết được điều đó?
GV: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
* Sự phân biệt giũa miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối. Vì trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gắm tình cảm và trong miêu tả nội tâm cũng có yếu tố ngoại cảnh đan xen.
* Ví dụ: “ Buồn trông...... ghế ngồi” khó phân biệt đâu cảnh đâu tình vì tả cảnh ngụ tình.
GV: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
GV gọi 2 HS đọc to rõ ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu yếu tố m.tả nội tâm trong vbts.
1.	Ví dụ: SGK
 Những câu thơ tả cảnh:
 “Bên trời góc biển bơ vơ 
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
 Xót người tựa cửa hôm mai 
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
 Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
* Tập trung miêu tả suy nghĩ của Thúy Kiều: Nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quênhà ai chăm sóc lúc tuổi già.
2. 	Nhận xét: Miêu tả nội tâm có vai trò tác dụng to lớn trong việckhắc hoạ đặc điểm tính cách nhân vật .
* Ghi nhớ: SGK/117
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1 
? Trong bài tập 1 yêu cầu làm gì?
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Yêu cầu HS chuyển thành văn xuôi đoạn trính Mã Giám Sinh mua Kiều. Người kể có thể kể ở ngôi thứ nhất, có thể kể ở ngôi thứ ba.
4. Củng cố: 
- 2 HS nhắc lại Ghi nhớ
- Vì sao cần kết hợp yếu tố mtnt trong vbts?.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài, thuộc ghi nhớ, 
- Hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Chuẩn bị cho bài TLV số 2.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 7 (09-10).doc