Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 26

 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.

- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tham khảo một số tài liệu liên quan, s¬ưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều

- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

doc 14 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: Từ ngày 28 tháng 9 năm 2009 đến ngày 03 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 26
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. 
- Nắm đợc cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo một số tài liệu liên quan, sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc soạn bài của học sinh..
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du
GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK giới thiệu vài nét chính về tiểu sử của Nguyễn Du.
Gợi ý: 
+ Năm sinh, năm mất, tên tự, biệt hiệu của Nguyễn Du?
+ Hãy nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du? 
HS trả lời, GV chỉnh sửa và bổ sung thêm.
GV: Những biến cố lịch sử xã hội có ảnh hưởng đến những sáng tác của ông?
HS rút ra nhận xét.
GV: Cuộc đời ông đã có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác Truyện Kiều ?
Học sinh phát biểu, GV khái quát, bổ sung.
GV: Kể tên những tác phẩm chính của Nguyễn Du.
 Chữ Hán? Chữ Nôm?
HS kể đợc một số tác phẩm tiêu biểu.
Giáo viên chuyển ý sang mục II.
I. Tác giả Nguyễn Du:
1. Cuộc đời:
- Nguyễn Du (1765 - 1820)
Tên chữ: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên.
Quê quán: Làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.
- Gia đình: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. 
- Thời đại: Có những biến đổi kinh thiên động địa, tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, quyết liệt, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quân Thanh xâm lợc, Quang Trung phá tan quân Thanh, đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn. Nguyễn ánh lật đổ Tây Sơn thiết lập triều Nguyễn ... 
Nguyễn Du gắn bó với một triều đại lịch sử đầy biến động, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, vì vậy đã tác động mạnh tới tình cảm và nhận thức của ông, làm xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh, xã hội, con ngời trong đó có trào lưu nhân đạo CN.
2. Văn chương :
+ Năng khiếu văn học bẩm sinh
+ Vốn sống vô cùng phong phú
+ Trái tim yêu thương vĩ đại tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm, xuất sắc nhất là "Truyện Kiều".
- Tác phẩm: 
+ Chữ Hán: Các tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. (243 bài).
 + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Truyện Kiều
GV: Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học Việt Nam.
HS xác định vị trí của Truyện Kiều
GV: Em hãy nêu nguồn gốc của Truyện Kiều. Vậy Truyện Kiều có phải là tác phẩm phiên dịch không?
HS chỉ ra nguồn gốc của Truyện Kiều.
GV: Xác định thể loại của Truyện Kiều.
HS xác định được thể loại của VB.
GV giới thiệu thêm về truyện Nôm.
Học sinh dựa vào nội dung tóm tắt Truyện Kiều lần lợt kể lại truyện theo 3 đoạn lớn.
GV cho HS thảo luận nhóm (5 nhóm) các câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Qua tóm tắt tác phẩm em hình dung xã hội được phản ánh trong Truyện Kiều là xã hội như thế nào?
- Nhóm 2: Nguyễn Du rất cảm thương với cuộc đời của người phụ nữ, em hãy dẫn ra vài VD để chứng minh?
- Nhóm 3: Việc khắc hoạ hình tượng những nhân vật Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến trong cách miêu tả nhà thơ biểu hiện thái độ như thế nào?
- Nhóm 4: Nguyễn Du xây dựng trong tác phẩm một nhân vật anh hùng theo em là ai? Mục đích của tác giả?
HS thảo luận và báo cáo kết quả.
GV thuyết trình 2 thành tựu lớn về nghệ thuật của tác phẩm.
- GV cho HS minh hoạ cách sử dụng ngôn ngữ trong tả cảnh, tả cảnh ngụ tình trong những đoạn trích.
GV cho HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
II. Truyện Kiều.
1. Vị trí: Đỉnh cao chói lọi của nền văn học Việt Nam, một trong những kiệt tác của văn học thế giới và của nghệ thuật thi ca nước nhà.
2. Nguồn gốc: Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ).
Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã thay máu đổi hồn, làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại của văn họcViệt Nam.
3. Thể loại:
- Truyện thơ chữ Nôm, theo thể lục bát.
- Dài 3254 câu.
4. Tóm tắt: 
- Gặp gỡ và đính ước.
- Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
5. Giá trị của Truyện Kiều:
a) Nội dung:
* Giá trị hiện thực:
-Truyện Kiều là một bức tranh về mọt xã hội bất công, tàn bạo.
- Số phận bất hạnh của một ngời phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo sâu sắc:
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do khát vọng công lý và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
- Truyện Kiều là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
Hoài Thanh: "Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc"
b) Giá trị nghệ thuật:
- Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, là sự kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên hai phơng diện ngôn ngữ và thể loại. Thành công của Nguyễn Du là trên tất cả các phơng diện mà đặc sắc nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.
Củng cố:
HS nhắc lại nội dung cơ bản đã học, đọc phần Ghi nhớ.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;
- BTVN: Viết văn bản giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
- Chuẩn bị: Chị em Thuý Kiều.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 6: Từ ngày 28 tháng 9 năm 2009 đến ngày 03 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 27
CHỊ EM THÚY KIỀU
Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp con ngời.
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật, hình thành kĩ năng miêu tả nhân vật trong văn tự sự.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Văn bản Truyện Kiều, su tầm một số lời bình về đoạn trích Chị em Thuý Kiều, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy những nét chính về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
HS đọc giọng vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng. HS nhận xét cách đọc.
HS giải thích từ khó theo yêu cầu của GV.
GV đọc phần mở đầu Truyện Kiều "Trăm năm....tố nga... 
Từ đó hãy xác định vị trí đoạn trích.
HS xác định vị trí đoạn trích.
GV: Em hãy tìm bố cục đoạn trích.
HS xác định đợc bố cục gồm 4 đoạn.
Từ câu kết trên, em hãy cho biết tại sao tác giả lại tả theo trình tự như vậy?
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1. Đọc, giải thích từ khó:
Chú thích.
2. Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Sau 4 câu thơ nói về gia đình họ Vương (bậc trung lưu, con trai út là Vương Quan), tác giả dành 24 câu thơ để nói về Thuý Vân, Thuý Kiều.
3. Bố cục đoạn trích: 
- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.
- Bốn câu tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.
- Mười hai câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều.
- Bốn câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em. 
Bố cục hợp lý: Tác giả tập trung miêu tả kĩ nhân vật Thuý Kiều vì vậy đây là nhân vật chính của truyện, nhân vật Thuý Vân chỉ làm nền cho Thuý Kiều.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
HS đọc đoạn 4 câu thơ đầu.
GV: Vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều được giới thiệu bằng hình ảnh nào?
Tác giả sự dụng nghệ thuật gì khi miêu tả, giới thiệu nhân vật?
HS các định nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
GV khái quát chuyển sang ý 2.
HS đọc 4 câu tiếp theo.
GV: Chân dung Thuý Vân có đặc điểm gì? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ?
HS chỉ ra những nét vẽ của tác giả về Thuý Vân.
GV: Từ đó em có nhận xét chung như thế nào về bức chân dung này? 
Vẻ đẹp đó dự báo gì trong tính cách, số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân?
- HS rút ra nhận xét. GV bình.
HS đọc 12 câu tiếp theo.
- GV: So sánh với Thuý Vân, Thuý Kiều đã được Nguyễn Du tả như thế nào? Qua đó em thấy được sự giống, khác nhau của hai bức chân dung?
- HS so sánh để thấy được tài năng tả người của Nguyễn Du. GV bình.
GV: Em hiểu câu " Một hai....thành " là như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả cái tài hoa của Thuý Kiều?
HS giải nghĩa từ và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
GV: Em có nhận xét chung nh thế nào về bức chân dung của Kiều ?
HS rút ra nhận xét.
GV: Trong 2 bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao ?
- HS nêu cảm nhận riêng.
Giáo viên bình.
Học sinh đọc 4 câu cuối.
- GV: Nhận xét khái quát về nếp sinh hoạt của hai chị em Kiều – Vân.
Em hiểu " Mặc ai" đặt ở cuối câu có ý nghĩa gì? 
- HS nhận xét và giải nghĩa từ mặc ai.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em.
- Tố Nga (cô gái đẹp) hai chị em có cốt cách thanh cao duyên dáng như mai, trong trắng như tuyết;
- Vẻ đẹp mỗi ngời một khác: "Mỗi người một vẻ" nhưng đều hoàn hảo "mười phân vẹn mười".
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp ước lệ gợi tả vẻ đẹp chung.
+ Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm 2 chị em Thuý Kiều.
2. Vẻ đẹp Thuý Vân:
- Trang trọng khác vời: vẻ đẹp cao sang quý phái.
- Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói được miêu tả bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời (trăng, mây, hoa, tuyết, ngọc) cùng những bổ ngữ, định ngữ gợi vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quí phái.
Vẻ đẹp tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh dự báo cuộc đời bình lặng suôn sẻ.
3. Vẻ đẹp Thuý Kiều.
 * Giống như lúc tả Vân :
- Câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: Kiều sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn (Nghệ thuật đòn bẩy).
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều bằng biện pháp ước lệ: "thu thuỷ" (nước mùa thu), "xuân sơn " (núi mùa xuân), hoa, liễu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
* Khác: 
- Tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: 
+ Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu dợn sóng gợi lên sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt..
+ Nét xuân sơn - nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, trên gương mặt trẻ trung.
- Khi tả Vân, tác giả chỉ tập trung gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài tình của nàng. Khi tả Kiều nhà thơ tả sắc một phần còn hai phần để tả tài năng: cầm, kì, thi, hoạ... Trong đó tài đàn đã là năng khiếu (nghề riêng) vượt lên trên mọi người.
Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình : " Nghiêng nước...thành"
Tác giả dùng câu thành ngữ cổ để khẳng định nhan sắc của nàng là vô địch, là đệ nhất thế gian này.
Chân dung Thuý Kiều cũn ... ởng gì?
- HS làm việc độc lập, trả lời đợc các câu hỏi của GV. 
- HS đọc 2 câu thơ tiếp theo.
- GV: Hai câu thơ này đã gợi cho em cảm giác gì ?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
? So sánh cách dùng từ "tận" với "rợn". 
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, bình.
GV bình: Chỉ bằng 4 câu thơ, với bút pháp nghệ thuật tả kết hợp gợi Nguyễn Du đã cho ngời đọc thởng thức một bức hoạ tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng: có cánh én rộn ràng chao liệng nh thoi đa giữa bầu trời trong sáng, giữa không gian thoáng đạt mênh mông. "Thiều quang" gợi lên cái mầu hồng của mùa xuân, cái ấm ấp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời....; bằng những nét chấm phá của thi nhân đã khắc hoạ nên một bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp riêng của nó , coa hình ảnh đẹp, tơi sáng, có âm thanh rộn ràng, có đờng nét, sắc màu thanh tú, hài hoà.... 
- HS đọc 8 câu tiếp theo.
- GV: Trong tiết Thanh minh đã diễn ra hoạt động gì ? Em biết gì về những hoạt động ấy?
- HS xác định.
- GV: Tác giả đã sử dụng từ ngữ gì để thể hiện hoạt động của lễ hội? Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ ấy?
- HS chỉ ra cách dùng từ ngữ trong đoạn thơ. 
GV bình: Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ các từ ghép, từ láy là danh từ, động từ, tính từ đã đợc Nguyễn Du sử dụng chọn lọc tinh tế , làm sống lại không khí lễ hội mùa xuân, một nét đẹp văn hoá lâu đời của Phơng Đông, của Việt Nam. Các tài tử, giai nhân (trong đó có ba chị em Kiều) trong buổi du xuân không chỉ cầu nguyện cho những vong linh mà còn gửi gắm bao niềm tin, ao ớc về tơng lai, hạnh phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về.
Học sinh đọc đoạn còn lại .
 - GV cho HS thảo luận cả lớp câu hỏi: Cảnh vật và không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với 4 câu thơ đầu? Vì sao ?
- HS thảo luận và rút ra kết quả.
GV bình: Cảnh ở 6 câu thơ cuối vẫn mang nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu với nắng nhạt, khe nớc nhỏ, nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động ở đây đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về Tây, bớc chân ngời thơ thẩn, dòng nớc uốn quanh . Nhng cảnh ở đây đã đợc thay đổi về không gian, thời gian nhng điều quan trọng là cảnh đợc cảm nhận qua tâm trạng của con ngời. Cả một không gian êm đềm vắng lặng, tâm tình của chị em Kiều nh dịu lại trong bóng tà dơng...
- GV: Các từ láy : tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ đợc tác giả sử dụng ở đây nhằm nói lên điều gì ? Từ nào diễn tả tâm trạng rõ nhất?
- HS rút ra nhận xét.
II. Đọc – hiểu văn bản
- Hai câu thơ đầu gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân :
+ Chim én đa thoi (Hình ảnh con én đa thoi - ẩn dụ nhân hoá vừa gợi tả không gian, vừa gợi thời gian trôi nhanh - ngày xuân trôi nhanh)
+ Thiều quang: ánh sáng(thời gian mùa xuân có 90 ngày vậy mà giờ đã hết 60 ngày - đã bớc sang tháng ba, tháng cuối mùa xuân. Gợi cảm giác tiếc nuối trớc làn ánh sáng đẹp của mùa xuân).
 Gợi tả không gian khoáng đạt trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống.
- Hai câu thơ tiếp : Là một bức tranh tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng :
+ Cỏ non : Gợi sự mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống. 
+ Xanh tận chân trời : Khoáng đạt, trong trẻo.
+ Trắng điểm : Nhẹ nhàng, thanh khiết, sống động, có hồn.
Màu xanh + trắng : Gợi cảm giác mênh mông mà quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết. Nền của tranh là một màu xanh bát ngát tới tận chân trời của đồng cỏ, trên đó điểm xuyết một vài bông lê trắng. Một bức tranh mùa xuân với đờng nét thanh tú, mầu sắc hài hoà, trong trẻo.
- Bút pháp nghệ thuật: Tả ít, gợi nhiều, gợi kết hợp với tả; cách dùng từ độc đáo "trắng điểm ". Tất cả khắc hoạ nên một bức tranh xuân hoa lệ, tuyệt mĩ - chứng tỏ tài nghệ miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân trong
tiết Thanh minh
- Lễ tảo mộ
- Hội đạp thanh	 
 Truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam.
- Hàng loạt từ ghép, từ láy là danh từ, đại từ, tính từ : yến anh, chị em, tài tử, giai nhân... gần xa, nô nức, sắm sử, dập dìu.
Làm sống lại không khí lễ hội tấp nập, nhộn nhịp, rộn ràng, náo nức.
3. Cảnh chị em Kiều đi du xuân trở về 
.- Cảnh mùa xuân vẫn đẹp trong trẻo, êm dịu, thanh khiết.
- Nhịp thơ: chậm lại.
- Tâm trạng: thơ thẩn.
- Cử chỉ: dan tay, lần xem.
- Nhịp chân: bớc dần.
- Cảnh vật: ngọn tiểu khê, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
 Cảnh ở đây có sự thay đổi về không gian, thời gian. Tất cả nh đang nhạt dần, lặng dần. Cả một không gian êm đềm, vắng lặng, tâm tình của chị em Kiều nh dịu lại trong bóng tà dơng.
 Các từ láy: Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con ngời. Đặc biệt là từ "nao nao" đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật: cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện...
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết, luyện tập
- GV: Em cảm nhận đợc điều gì từ "Cảnh ngày xuân"?
- HS rút ra nhận xét chung. 
- HS thảo luận theo nhóm câu hỏi: Qua phân tích đoạn trích em hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du? 
HS đọc ghi nhớ.
Làm bài tập 1.
III. Tổng kết, luyện tập
1. Nội dung
Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tơi đẹp, trong sáng.
2. Đặc sắc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du
- Đoạn thơ có kết cấu hợp lý theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Cảnh đợc miêu tả theo trình tự không gian và trình tự thời gian.
- Có sự kết hợp giữa tả và gợi.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ - nhân hoá.
- Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.
- Với bút pháp ớc lệ tợng trng cảnh vật hiện lên rất sống động, gần gũi.
- Ngôn ngữ thơ đậm đà tính dân tộc.
Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong tả cảnh thiên nhiên.
* Ghi nhớ : SGK.
4. Củng cố: 
- HS nhắc lại nội dung chính của đoạn.
- Nêu lại phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
- BTVN: Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Chuẩn bị: Thuật ngữ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 6: Từ ngày 28 tháng 9 năm 2009 đến ngày 03 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 29
THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu đợc khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; bảng phụ
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt? 
- Làm bài tập 4 (SGK tr.74) 
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Thuật ngữ là gì?
HS đọc ví dụ SGK.
- GV: So sánh 2 cách giải thích trên về nghĩa của từ "nớc" và "muối", cho biết cách giải thích nào không thể hiểu đợc nếu thiếu kiến thức về hoá học?
- HS so sánh và rút ra kết luận.
- GV: Em đã học các định nghĩa này ở bộ môn nào.
Những từ ngữ đợc định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào ?
- HS chỉ ra các định nghĩa ở các bộ môn và rút ra kết luận.
- GV: Từ đó em hiểu thế nào là thuật ngữ
HS rút ra kết luận và đọc ghi nhớ.
I. Thuật ngữ là gì?
1. Xét ví dụ 
1.1
- Cách giải thích thứ nhất ai cũng hiểu được. Đây là cách giải nghĩa của từ thông thường.
- Cách giải thích thứ hai yêu cầu cần phải có kiến thức về hoá học. Đây là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
2.1 
- Thạch nhũ là... Bộ môn Địa lí.
- Bazơ là..... Bộ môn Hoá học.
- Ẩn dụ... Bộ môn Ngữ văn.
- Phân số thập phân... Bộ môn Toán học.
-> Thờng đợc dùng trong các văn bản khoa học.
2. Kết luận
 Ghi nhớ : SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm của thuật ngữ
HS đọc ví dụ SGK.
HS thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi ở mục II.1, 2:
+ Những thuật ngữ dẫn trong mục I.2 ở trên có còn nghĩa nào khác không?
+ Trong hai VD mục 2 từ muối nào có sắc thái biểu cảm ?
- GV: Từ đó em rút ra đặc điểm gì của thuật ngữ ?
HS rút ra kết luận và đọc ghi nhớ 2.
II. Đặc điểm của thuật ngữ
1. Xét ví dụ
1. Các thuật ngữ thạch nhũ, bazơ, phân số thập phân chỉ có một nghĩa nh SGK đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác.
- "Muối" ở trờng hợp a là thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm. 
- " Muối " ở trờng hợp b là một ẩn dụ mang sắc thái biểu cảm: tình cảm sâu đậm của con ngời (những đắng cay vất vả).
2. Kết luận 
- Thuật ngữ mang tính chính xác.
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, mỗi khái niệm chỉ đợc biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Ghi nhớ : SGK
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Bài tập 2: Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động đợc truyền tới lực cản. đoạn trích này nó không đợc sử dùng nh một thuật ngữ, mà "Điểm tựa" chỉ nơi làm chỗ dựa chính (Ví tựa nh của đòn bẩy)
Bài tập 3 :
- Trờng hợp a, từ " hỗn hợp " đợc dùng nh một thuật ngữ.
- Trờng hợp b, từ " hỗn hợp " đợc dùng nh một từ thông thờng.
Bài tập 1: Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 3 câu.
Các từ lần lợt điền :
- Lực....( Vật lý)
- Xâm thực.........( Địa lý )
- Hiện tợng hoá học.......( Hoá học)
-Trờng từ vựng.......( Ngữ văn)
- Di chỉ.......( Lịch sử )
- Thụ phấn......( Sinh học)
- Lưu lượng...( Địa lý)
- Trọng lực ....( Vật lý)
- Khí áp.....( Địa lý)
- Đơn chất ....( Hoá học)
- Thị tộc phụ hệ.....( Lịch sử)
- Đường trung trực....( Toán học)
4. Củng cố: 
2 HS nhắc lại Ghi nhớ
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
- BTVN: làm bài 4,5.
- Xem lại kiểu bài thuyết minh để tiết sau trả bài viết số 1
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 6: Từ ngày 28 tháng 9 năm 2009 đến ngày 03 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 30
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi sai.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm HS, bảng chữa lỗi chung.
- HS: Đọc và sửa bài ở nhà theo hớng dẫn của GV; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Tổ chức trả bài:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.
- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 14,15.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GVnhận xét về mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả. 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Giáo viên đọc kết quả, tính tỉ lệ % khá, giỏi, trung bình, yếu kém.
LỚP 
Giái
Kh¸
tb
YÕu, kÐm
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9A5/37
9A6/33
Hoạt động 4: Hớng dẫn học sinh đọc - bình.
- Đọc hai bài khá - giỏi
- Một bài thuộc loại yếu.
Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..
4. Củng cố: 
2 HS nhắc lại 2 phần Ghi nh.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
- Chuẩn bị bài viết tiếp theo.
- BTVN: Viết lại bài văn dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
- Chuẩn bị: Mã Giám Sinh mua Kiều
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 6 (09-10).doc