Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 11

 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc trẻ em.

- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với sự chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

II. Chuẩn bị:

- GV: Một số hình ảnh về nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Từ ngày 07 tháng 9 năm 2009 đến ngày 12 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 11
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với sự chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số hình ảnh về nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Chiến tranh hạt nhân có nguy cơ gì? Để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì nhiệm vụ của chúng ta là gì?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
GV đọc mẫu - gọi HS đọc tiếp, nhận xét
- Yêu cầu: Đọc mạch lạc, khúc chiết,
- Giải nghĩa các từ trong SGK.
GV: Tăng trưởng nghĩa là gì?
GV: Vô gia cư?
GV: Văn bản trên được viết theo kiểu loại văn bản nào?
Văn bản này được bố cục thành mấy phần, phân tích tính hợp lý, chặt chẽ bố cục của văn bản?
+ Sự thách thức: Thực tế về những con số về cuộc sống cực khổ nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng Quốc tế đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Nhiệm vụ: Xác định nhiệm vụ cụ thể của mỗi quốc gia.
I. Đọc - tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản.
2. Giải thích nghĩa các từ trong SGK.
Chú ý chú thích: Chú ý chú thích 1
- Tăng trưởng: Phát triển theo hướng tốt đẹp.
- Vô gia cư: Không gia đình.
* Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng.
3. Bố cục của văn bản:
- Hai đoạn đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới và kêu gọi nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này. 
- Đoạn còn lại chia làm 3 phần:
+ Phần sự thách thức.
+ Phần cơ hội.
+ Phần nhiệm vụ.
* Văn bản tuyên bố rất rõ ràng mạch lạc, liên kết các phần chặt chẽ.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV: Gọi HS đọc phần thách thức.
GV: Bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?
GV: Nhận thức, tình cảm của trẻ em khi đọc phần này như thế nào?
HS: Trả lời theo suy nghĩ của mình.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Sự thách thức:
Trẻ em trên thế giới hiện nay:
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên.
+ Bị thảm hoạ đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.
+ Chết (40.000 cháu/ngày) vì suy dinh dưỡng, bệnh tật.
Củng cố:
HS nhắc lại nội dung đã học; đọc lại những câu văn nêu rõ những thách thức.
Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà học bài cũ, chuẩn bị cho tiết tiếp theo (phân tích phần cơ hội và nhiệm vụ).
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 3: Từ ngày 07 tháng 9 năm 2009 đến ngày 12 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 12
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với sự chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số hình ảnh về nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em, phiếu học tập, 
- HS: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi tiếp theo trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy phân tích Sự thách thức và chỉ ra những câu văn nêu rõ các thách thức.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản (tt)
Phân tích phần cơ hội.
GV: Cho HS đọc lại phần cơ hội.
HS đọc và thảo luận theo nhóm câu hỏi bên dưới:
GV: Em thấy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
GV: Trình bày những suy nghĩ của em về điều kiện của đất nước ta hiện nay?
HS: Đảng, Nhà nước quan tâm đến thế hệ trẻ: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Nhiều tổ chức xã hội tham gia tích cực vào vấn đề này.
- Gọi HS đọc phần nhiệm vụ. 
GV: Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.
- Ý và lời văn thật dứt khoát mạch lạc.
GV: Qua văm bảm em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế đối với vấn đề này?
HS thảo luận theo nhóm.
- Giúp ta nhận ra trình độ văn minh của mỗi xã hội.
2. Những cơ hội:
- Công ước về quyền trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội.
3. Những nhiệm vụ:
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em.
- Quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi.
- Đảm bảo bình đẳng nam nữ trong trẻ em.
- Xoá nạn mù chữ ở trẻ em.
* Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế đối với vấn đề này:
- Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV hướng dẫn học sinh tổng kết theo phần Ghi nhớ, SGK.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Ghi nhớ
2. Nghệ thuật:
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
Hướng dẫn luyện tập
GV: Em hãy phát biểu suy nghĩ về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em đang ở đối với trẻ em hiện nay.
IV. Luyện tập: SGK
4. Củng cố: 
- Em hãy nêu những cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta trước vấn đề của trẻ em hôm nay?
- 2 HS nhắc lại ND bài học theo ghi nhớ.
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- Soạn bài: trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại (tt).
- Tìm đọc thêm những câu thơ, bài hát về quyền trẻ em.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 3: Từ ngày 07 tháng 9 năm 2009 đến ngày 12 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp vì nhiều lý do khác nhau. Các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu về các phương châm hội thoại đã học, suy nghĩ về các tình huống giao tiếp, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Theo em thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự? Cho ví dụ.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Quan hệ giữa PCHT với tình huống GT
Tìm hiểu mục I
GV: Gọi HS đọc truyện cười Chào hỏi 
HS: Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
GV: Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao?
GV: Câu hỏi ấy được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không? Tại sao?
HS: Vì người được hỏi đang ở trên cao phải vất vả trèo xuống để trả lời.
GV: Qua câu chuyện rút ra bài học gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK.
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
 1.Ví dụ: “Chào hỏi”
 2. Nhận xét: Câu hỏi có tuân theo phương châm lịch sự - thể hiện sự quan tâm, nhưng không đúng chỗ.
* Ghi nhớ: SGK/36.
HOẠT ĐỘNG 2: Những trường hợp không tuân thủ PCHT
Tìm hiểu mục II
HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết các phương châm hội thoại đã học.
HS: Lượng, chất, quan hệ...
GV: Trong các bài học ấy, tình huống nào, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
HS: Hai tình huống về phương châm lịch sự là tuân thủ - Còn lại không tuân thủ.
GV: Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không? 
HS: Không.
GV: Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
GV: Giả sử có một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Bác sĩ có nên cho Người ấy biết không? Vì sao?
HS: Bác sĩ nói tránh đi thì vi phạm, không tuân thủ phương châm về chất.
GV: Việc nói dối của Bác sĩ có chấp nhận được không? Vì sao? 
HS: Được, vì có lợi cho bệnh nhân.
GV: Gọi 2 học sinh đọc Ghi nhớ.
II. Những trường hợp không tuân thủ PCHT.
 1.Ví dụ: SGK
 2. Nhận xét:
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An.
- Phương châm về lượng không được tuân thủ. (Không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn).
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
HS: Thảo luận theo nhóm.
III. Luyện tập 
Bài tập 1:
- Đối với bé 5 tuổi đấy là chuyện viễn vông, mơ hồ.
- Không tuân thủ phương châm cách thức.
- Đối với người đi học thì đây có thể là câu trả lời đúng.
Bài tập 2:
- Thái độ và lời nói của chân tay tai mắt không tuân thủ phương châm lịch sự
- Đây là một việc vô lý.
4. Củng cố: 
- 3 HS nhắc lại các phần Ghi nhớ.
- Nêu ví dụ ứng với mỗi phần (I, II).
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
- Chuẩn bị tốt cho bài viết số 1 (Viết bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nt).
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 3: Từ ngày 07 tháng 9 năm 2009 đến ngày 12 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 14, 15
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý, có hiệu quả.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề bài thuyết minh (2 đề), 
- HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn thuyết minh.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Viết bài:
Đề: Em hãy thuyết minh về cây Đước (cây Dừa) ở quê em. (Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học).
Củng cố:
Hướng dẫn, dặn dò:
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 3 (09-10).doc