Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 86

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Giúp học sinh ôn lại kiến thức và kỹ năng thể hiện trong bài viết.

- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục sửa chữa.

I. Chuẩn bị:

- GV: Chấm, phân loại bài làm của HS,

- HS: Xem lại kiến thức TLV.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19: Từ ngày 28 tháng 12 năm 2009 đến ngày 02 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 86
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh ôn lại kiến thức và kỹ năng thể hiện trong bài viết.
- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục sửa chữa.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Chấm, phân loại bài làm của HS, 
- HS: Xem lại kiến thức TLV.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1: GV đọc - chép đề lên bảng.
* Đề bài: Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe một kỷ niệm đáng nhớ của mình về thầy (Cô) giáo cũ .
- Hãy xác định yêu cầu của đề. 
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá bài làm.
* Ưu điểm: Đa số học sinh hiểu đề, làm đúng thể loại tự sự có các yêu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, nghị luận.
Bài viết trình bày sạch sẽ.
Lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
* Nhược điểm: Viết còn sai lỗi chính tả nhiều.
Một vài em dùng từ chưa chính xác “ Hôm nay”.
Xưng hô : Em.
 Hoạt động 3: Trả bài - học sinh tự sửa lỗi.
Học sinh trao bài cho nhau để tìm, phát hiện lỗi của bạn.
Học sinh dùng viết đỏ tự chữa lỗi của mình.
Củng cố:
Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà xem lại lý thuyết.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 19: Từ ngày 28 tháng 12 năm 2009 đến ngày 02 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 87
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số bài thơ tám chữ làm mẫu, phiếu học tập.
- HS: Xem lại kiến thức Tiết 54
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1: Đọc các bài thơ tám chữ sưu tầm.
Tiết 1: GV gọi HS đọc các bài thơ tám chữ sưu tầm.
Hoạt động 2: Thảo luận - đọc - chọn các bài thơ hay tự sáng tác theo nhóm.
- GV gọi các nhóm cử đại diện lên đọc - bình.
- Trước khi đọc, Gv nhắc lại đặc điểm của thể thơ tám chữ. 
 + Mỗi dòng tám chữ.
 + Vần chân theo từng cặp, vần chân cách.
 + Cách ngắt nhịp linh hoạt.
 + Trong bài không hạn định số câu.
Ví dụ:
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng Bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm Bếp lữa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi ! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cách đồng xa?
	 (Bếp lữa)
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dạt dào lúa ngô non
Yêu biết mấy những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son
Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng
Của đời ta chập chững bước đầu tiên
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên.
 (Tố Hữu - Mùa thu tới)
4. Củng cố: 
Nhắc lại những nội dung chính vừa tìm hiểu.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học kiến thức về thơ tám chữ.
- Chuẩn bị tốt cho phần còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 19: Từ ngày 28 tháng 12 năm 2009 đến ngày 02 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 88
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số bài thơ tám chữ làm mẫu, phiếu học tập.
- HS: Xem lại kiến thức Tiết 54, 87
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Tiết 2: - Gọi HS đọc thơ tự sáng tác.
- GV- HS- bình- nhận xét.
Hoạt động 3: Tập làm thơ tám chữ theo đề tài.
1.	Nhớ trường:
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ nắng hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng?
2.	Nhớ bạn:
Ta chia tay nhau phượng đổ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
4. Củng cố: 
	5. Hướng dẫn, dặn dò: 
Về nhà chuẩn bị SGK HK II.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 19: Từ ngày 28 tháng 12 năm 2009 đến ngày 02 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 89
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
NHỮNG ĐỨA TRẺ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-Rơ-Ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Hệ thống hóa kiến thức.
- HS: Ôn lại về tác giả, tác phẩm, thuộc lòng các bài thơ, nắm được cốt truyện, tuyến nhân vật và phân tích được các nhân vật trung tâm; nắm được kiến thức về phần TV và TLV.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hoạt động 1: 
1. GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc, nhận xét.
2. Đọc chú thích. Tóm tắt nét chính về tác giả? 
3. Chia văn bản thành 3 phần? Đặt tiêu đề cho mỗi phần?
? Tìm chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ?
* Nhận xét: Câu chuyện hồi tưởng được kể theo trình tự thời gian.
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản.
2. Chú ý chú thích *
3. Bố cục 3 phần 
- Phần 1: Từ đầu đến ấn em nó cúi xuống: Tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiên trong trắng.
- Phần 2: Tiếp theo đến cấm không được đến nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần 3: Còn lại, tình bạn vẫn còn lại.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản. 
Văn bản được viết theo ngôi nào?
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất đặt vào chú bé A-Li-Ô-Sa.
1. Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau?
- Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau.
- Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết phải sống với dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, thì chúng ngồi lặng đi...trong quan sát và cảm nhận của A-Li-Ô-Sa. Em thấy như thế nào?
? Hình ảnh 3 đứa trẻ khi bị bố mắng tiếp tục hiện lên dưới sự quan sát và cảm nhận của bé A-Li-Ô-Sa. Như thế nào? Từ đó khẳng định thêm phẩm chất gì của A-Li-Ô-Sa? 
- Dùng nghệ thuật so sánh thể hiện dáng dấp bên ngoài của 3 đứa trẻ, vừa thể hiện tâm trạng của chúng.
? Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gor-Ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người Bà trong văn bản này?
- Chi tiết”mẹ thật” đã chết của mấy đứa trẻ... có biết bao người chết mà không phải chết thật vì bọn phù thuỷ phù phép.
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung văn bản.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Những đừa trẻ sống thiếu tình thương.
- A-Li-Ô-Sa. Mất bố sớm, mẹ phải đi lấy chồng khác, thường bị ông ngoại đánh đòn.
- 3 đứa trẻ (Gia đình đại tá) mẹ chết sống với gì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn.
2. Những quan sát và nhận xét của A-Li-Ô-Sa. :
- So sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu -> Toát lên sự thông cảm của A-Li-Ô-Sa với nỗi bất hạnh của bọn nhỏ.
- Khi đại tá xuất hiện hách dịch hỏi: “Đừa nào gọi nó sang” thì cả mấy đứa trả lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe đi vào nhà khiến A-Li-Ô-Sa nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn -> A-Li-Ô-Sa. Thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
- Mấy đứa trẻ nhắc đến chuyện gì ghẻ - mẹ khác . A-Li-Ô-Sa. Liên tưởng đến ngay mụ gì ghẻ độc ác trong chuyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể -> Với cách kể nàycâu chuyện càng trở nên khái quát và mang màu sắc cổ tích nhiều hơn.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
- Tóm tắt nội dung văn bản.
Củng cố: 
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà xem lại bài, nắm được nội dung cơ bản.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 19: Từ ngày 28 tháng 12 năm 2009 đến ngày 02 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức phần ngữ văn học kỳ I.
- Thấy được những ưu - nhược điểm bài làm.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chấm, phân loại bài của HS để nhận xét ưu, khuyết điểm..
- HS: Xem lại kiến thức môn Ngữ văn đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1 : C
Câu 2 : B
Câu 3 : C
Câu 4 : B
Câu 5 : A
Câu 6 : D
Câu 7 : D
Câu 8 : D
Câu 9 : A
Câu 10 : B
Câu 11 : B
Câu 12 : D
Tự luận: 7 điểm
1. Nội dung: (5 điểm)
* Yêu cầu cần làm rõ:
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. 
- Cảm nhận, suy nghĩ về vẻ đẹp của tình đồng chí, về lí do hình thành tình đồng chí.
- Cảm nhận suy nghĩ về hình tượng Đầu súng trăng treo
- Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của học qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Có kết hợp nghị luận trong bài viết.
 2. Hình thức: (2 điểm)
 * Yêu cầu:
 - Bố cục ba phần.
 - Lập luận chặt chẽ. 
 - Biết sử dụng dẫn chứng trực tiếp gián tiếp một cách linh hoạt.
 - Diễn đạt lưu loát, biểu cảm.
Củng cố: 
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà xem lại bài, nắm được nội dung cơ bản.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 19 (09-10).doc