Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 76

 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong chương trình ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung .

- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

I. Chuẩn bị:

- GV: Tổng hợp phần lý thuyết về TLV từ đầu năm học,

- HS: Xem trước bài ôn tập, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2009 đến ngày 19 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 76
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong chương trình ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung .
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Tổng hợp phần lý thuyết về TLV từ đầu năm học, 
- HS: Xem trước bài ôn tập, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1:
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK/ 206.
Câu 1: Các nội dung lớn và trọng tâm
 a) Văn bản thuyết minh :Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp Nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
 b) văn bản tự sự với 2 trọng tâm 
Một là: Sự kết hợp giữa Tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm giữa Tự sự với lập luận.
Hai là: Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: Đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện, vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
Nội dung Tập làm văn 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
Câu 2: Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh .
- Để bài viết sinh động và hấp dẫn.
- Khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh, thiếu các yếu tố trên bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
Câu 3: Văn tự sự là trọng tâm của chương trình Ngữ văn 9. 
Nội dung tự sự vừa lặp lại vừa nâng cao, yêu cầu trong tự sự có các yếu tố: Miêu tả biểu cảm, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại.
Câu 4: Đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận:
Vua Quang Trung cỡi voi......chớ bảo là ta không nói trước.
Củng cố:
HS : Nhắc lại những nét chính.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiếp bài về các câu hỏi còn lại trong SGK.
- Về nhà viết đoạn văn có kết hợp các yếu tố miêu tả.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 17: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2009 đến ngày 19 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 77
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Hệ thống hóa kiến thức về văn tự sự.
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tổng hợp kiến thức về văn tự sự có kết hợp các yếu tố đã học.
- HS: Trả lời các câu hỏi SGK (tt).
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Câu 7: So sánh sự giống nhau và khác nhau:
a) Giống nhau: Văn bản tự sự phải có:
+ Nhân vật chính và một số nhân vật phụ
+ Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ.
b) khác nhau: Ở lớp 9 có thêm:
+ Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
+ Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận.
+ Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự
+ Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự
Câu 8: Trong một văn bản tự sự có đủ các yếu tố miêu tả. Nghị luận, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự vì các yếu tố đó chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự. Khi gọi tên một văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
- Trong thực tế khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9:Đánh dấu x vào các ô trống mà các văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó.
Kiểu bài
chính
Các yếu tố Kết hợp với văn bản chính
Tự
sự
Miêu
tả
Nghị
luận
Biểu
cảm
Thuyết
minh
Điều hành
1
Tự sư
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Nghị luận
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
6
Điều hành
Câu 10: Tập làm văn tự sự lớp 9 phải có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài vì khi ngồi trên ghế nhà trường học sinh đang trong giai đoạn luyện tập phải rèn luyện theo những nhu cầu chuẩn mực của nhà trường . sau khi đã trưởng thành học sinh có thể viết tự do như các Nhà văn.
Câu 11: Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự đã soi sáng nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản - tác phẩm văn học trong SGK ngữ văn, chẳng hạn khi học về các yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự các kiến thức về tập làm văn giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyện Kiều.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
4. Củng cố: 
Nhắc lại những nội dung chính vền sự kết hợp các yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài. 
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ 1.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 17: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2009 đến ngày 19 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 78
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nắm được cấu trúc của bài kiểm tra học kỳ gồm hai phần: Trắc nghiệm (3 điểm) và Tự luận (7 điểm);
- Tổng hợp lại kiến thức Ngữ văn đã học từ đầu năm;
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra học kỳ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Kiến thức, kỹ năng và cấu trúc đề kiểm tra học kỳ.
- HS: Ôn lại kiến thức Ngữ văn đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm vững cấu trúc đề.
Kiến thức: Là kiến thức Ngữ văn đã học.
Phần trắc nghiệm gồm cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn; phần tự luận viết một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra.
II. TỰ LUẬN (7 điểm). Học sinh làm ra giấy kiểm tra.
4. Củng cố: 
	5. Hướng dẫn, dặn dò: 
Về nhà chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 17: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2009 đến ngày 19 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 79, 80
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hệ thống hoá kiến thức Ngữ văn đã học trong kỳ I ở lớp 9.
- Rèn luyện các kỹ năng cảm thụ văn chương hiện đại.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Hệ thống hóa kiến thức.
- HS: Ôn lại về tác giả, tác phẩm, thuộc lòng các bài thơ, nắm được cốt truyện, tuyến nhân vật và phân tích được các nhân vật trung tâm; nắm được kiến thức về phần TV và TLV.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra.
Khoanh tròn chữ đầu đáp án đúng trong các câu sau: (từ 1 đến 12).
Đọc Đoạn trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du và trả lời các câu hỏi (1 ->3).
  “Gần miền có một mụ nào
 Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
 Hỏi tên: rằng Mã Giám Sinh
 Hỏi quê: rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”
1. Cuộc đối thoại trên, Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
 A - Phương châm về lượng. B - phương châm về chất.
 C - Phương châm lịch sự. D - phương châm cách thức.
2. Đoạn thơ sử dụng mấy từ Hán Việt?
 A – Một.
B – Hai. 
C – Ba.
D – Bốn.
3. Từ : “vấn danh” trong đoạn trích trên được hiểu theo nghĩa nào dưới đây?
 A – Hỏi tên. 
B – Lễ ăn hỏi. 
C – Hỏi xin cưới.
D – Cả A,B,C đều đúng.
4. câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”sử dụng phép tu từ gì?
 A - So Sánh. B - Nhân hóa. C - Ẩn dụ. D - Nói quá.
5. Từ “Đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
 A - Đầu bạc răng long. C - Đầu non cuối bể.
 B - Đầu súng trăng treo. D - Đầu sóng ngọn gió.
6. Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ?
 A - Phăng phắc. B - Vành vạnh. C - Rưng rưng. D - Thành phố.
7. Từ “ngỡ” trong câu: “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
 A – Nói. B - Bảo. C - Thấy. D - Nghĩ.
8. Trong các dòng sau đây, dòng nào là thành ngữ?
 A - Cá không ăn muối cá ươn. B - Làm người đừng quá tham lam.
 C - Uống nước nhớ nguồn. D - Nước mắt cá sấu.
9. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sang tác vào khoảng thời gian nào?
A - Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
B - Thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C - Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D - Thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ.
10. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” in trong tập thơ nào của Huy Cận?
A - Lửa thiêng. C - Đất nở hoa.
B - Trời mỗi ngày lại sáng. D - Bài ca cuộc đời. 
11. Biện pháp tu từ nào được dùng trong hai câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Sóng đã cài then đêm sập cửa”?
A - So sánh - Ẩn dụ. C - So sánh - Hoán dụ.
B - So sánh - Nhân hóa. D - So sánh - Nói quá.
12. Đọc truyện ngắn “Làng”, em hiểu ông Hai là người có phẩm chất gì?
A - Coi trọng danh dự. C - Yêu nước tha thiết.
B - Rất yêu làng. D - Cả ba ý trên.
II. TỰ LUẬN (7 điểm). Học sinh làm ra giấy kiểm tra.
Em đã được học bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí và hình tượng “Đầu súng trăng treo”. (Lưu ý kết hợp yếu tố nghị luận trong bài viết).
Hết
Củng cố: Thu bài
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà ôn lại kiến thức.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 17 (09-10).doc