Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 57

 BẾP LỬA

 Bằng Việt

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thànhcủa nhân vật trữ tình; Người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hy sinh trong bài thơ Bếp lửa.

- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử này.

- NT diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.

I. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu về nhà thơ Bằng Việt, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

 

doc 16 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2098Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Từ ngày 16 tháng 11 năm 2009 đến ngày 21 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 57
BẾP LỬA
 Bằng Việt
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thànhcủa nhân vật trữ tình; Người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hy sinh trong bài thơ Bếp lửa.
- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử này.
- NT diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về nhà thơ Bằng Việt, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng 4 khổ thơ giữa (3,4,5,6) và nêu nội dung chính của đoạn..
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản
GV: Đọc một khổ rồi cho HS đọc tiếp.
- HS đọc chú thích* SGK 145. Giới thiệu về tác giả ?
GV: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Viết năm 1963, lúc Bằng Việt đang sống và học tập xa đất nước. Bài thơ gợi những kỷ niệm về bếp lửa và tình bà cháu ấm áp rất quen thuộc với mỗi tâm hồn người Việt. 
- Dựa và mạch cảm xúc em hãy nêu bố cục của bài thơ?
 - Mạch cảm xúc tự nhiên của nhân vật trữ tình : đi từ hồi tưởng quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.
I. Đọc và hiểu chung
1. Đọc:
2. Tác giả: Nguyễn Việt Bằng 
3. Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
- Viết 1963 khi ông đang học ở Ki ép (Liên xô cũ).
4. Bố cục: 3 phần
+ Năm khổ thơ đầu: Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
+ Hai khổ thơ giữa: Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
+ Khổ thơ còn lại: Niềm thương nhớ của cháu.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
GV: Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh nào ? Hình ảnh đó đã gợi lên điều gì ?
- Từ “chờn vờn”, “ấp iu” gợi cho em hình ảnh và cảm xúc gì?
GV: Điều gì trong lòng người cháu cùng xuất hiện với bếp lửa nồng đượm ?
GV: Vì sao nỗi nhớ bà lại đựơc nhắc lên từ hình ảnh bếp lửa?
- HS đọc khổ thơ tiếp theo.
- Khi hồi tưởng về bà người cháu nghĩ đến gì? 
GV: Mùi khói trong đoạn thơ này gợi lại cuộc sống như thế nào?
 + Nhớ về tuổi thơ nhân vật trữ tình “chỉ nhớ khói hun nhèm ... còn cay” -> cái cảm giác cay nơi sống mũi khi nhớ về tuổi thơ ấy không chỉ là vì khói. Mà chủ yếu vì cồn cào nỗi thương nhớ bà. Cảm xúc hiện tại và kỷ niệm năm xưa còn đọng lại mãi khiến người hôm nay mủi lòng. Cảm xúc hiện tại và kỷ niệm năm xưa hoà lẫn với nhau.
GV: Tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ không chỉ của riêng tác giả : “tám năm ròng” và “những ngày ở Huế” là tương ứng với thời kỳ lịch sử nào? Thời gian đó ra sao? Nhưng nổi lên vẫn là tình cảm nào?
+ Thời gian trường kỳ kháng chiến chống Pháp, bà cháu nương tựa vào nhau giữa cảnh giặc đốt làng, gia đình li tán nên cảm giác cô đơn trống vắng tràn ngập tâm hồn trẻ thơ. 
- Tiếng tu hú gợi ra điều gì?
GV: Câu thơ nào thể hiện rõ sự chăm sóc của bà dành cho cháu?
 + “Bà bảo, bà dạy, bà chăm” -> Sự nuôi dạy chu đáo và trọn vẹn yêu thương, đùm bọc cưu mang của bà với cháu. 
 + “Bà dặn cháu chớ kể ...” -> Đức hy sinh cao cả của bà khi bà âm thầm chịu đựng, phần buồn lo bà gánh hết, để nhường lại niềm vui cho con cháu, vẫn vững lòng tin vào thắng lợi.
GV: Những kỷ niệm tuổi thơ được tác giả kể, tả hay cả kể và tả ? (cả kể và tả).
GV: Kỷ niệm tuổi thơ khi được hồi tưởng lại luôn được gắn với hình ảnh nào ? Tác dụng?
 - HS đọc câu thơ " Năm giặc Niềm tin dai dẳng"
GV: Lời dặn của bà đựơc thể hiện qua chi tiết nào? lời dặn đó thể hiện điều gì?
- Từ hình ảnh bếp lửa biến thành nhọn lửa có ý nghĩa gì?
GV: Tác giả mở đầu sự suy ngẫm về cuộc đời bà bằng cảm xúc gì?
GV: Tại sao tác giả gọi đây là điều “Kỳ lạ thiêng liêng” ? Những gì kỳ lạ thiêng liêng?
 + “Bếp lửa là điều kỳ lạ thiêng liêng”. Bếp lửa là hình ảnh quê hương, bà cũng là quê hương. Tình bà cháu nồng đượm như bếp lửa quê hương, kỷ niệm thơ ấu cũng là điều kỳ lạ thiêng liêng. Vì nó có sức soi sáng dẫn dắt ta đi đúng hướng trong cuộc đời.
GV: Trở về thực tại tác giả muốn nói gì với bà?
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
a) Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc :
- “Một bếp lửa: chờn vờn
 ấp iu ...”
-> Điệp ngữ gợi động tác khéo léo, chăm chút của bà và sự nâng niu trân trọng, giữ gìn kỷ niệm của tác giả.
- “Cháu thương bà ...”
-> Tình cảm đầy xúc động -> hình ảnh bà đầy lo toan vất vả.
b) Hồi tưởng về bà và tình bà cháu :
- Bốn tuổi quen mùi khói Ngôn ngữ 
- Đói mòn đói mỏi bình dị giàu
- Nhớ khói hun nhèm =>hình ảnh
- Sống mũi còn cay”
-> ấn tượng sâu sắc về kỉ niệm thời thơ ấu. Là nỗi ám ảnh về đói nghèo, chiến tranh.
- “Tám năm ...
+ Thời gian trường kỳ kháng chiến chống Pháp, bà cháu nương tựa vào nhau giữa cảnh giặc đốt làng, gia đình li tán nên cảm giác cô đơn trống vắng tràn ngập tâm hồn trẻ thơ. 
- Tu hú kêu
-> Cuộc sống tuy thiếu thốn về vật chất nhưng thấm đượm nghĩa tình. 
“Bà bảo, bà dạy, bà chăm”
-> Sự yêu thương chăm sóc của bà với với cháu. 
-> Bếp lửa đánh thức kỷ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương.
- Làng cháy tàn lụi Bình tĩnh
- bà dặn cháu chớ kể này, nọ => vững 
- Nhà vẫn bình yên lòng tự 
 tin vượt
 quathử thách
- Bếp lửa- ngọn lửa Lòng bà
 Niềm tin
-> Hình ảnh ẩn dụ -> Tình bà như ngọn lửa thắp sáng niềm tin cho cháu.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- “Lận đận ... nắng mưa”
- “Mấy chục ... dậy sớm”
-> Cảm xúc thương nhớ
 + bếp lửa ấp iu
- Nhóm + niềm yêu thương
 + nồi xôi...chung vui
 + tâm tình ...
-> Điệp từ thể hiện tình yêu thương những gian lao vất vả -> nhóm cho cháu ứơc mơ, khát vọng hoài bão, niềm vui sự sống và niềm yêu thương.
- “Ôi ... bếp lửa” – Câu cảm
-> Tình yêu quê hương xứ sở bắt đầu từ sự gắn bó với những gì đơn sơ bình dị. Nó gắn với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa-> ngọn lửa của sự sống niềm tin cho các thế hệ.
3. Niềm thương nhớ của cháu.
- “Cháu đã đi xa ...
Có ... có ...
... quên ...
... nhóm bếp ...”
-> Điệp từ, làm nổi bật sức mạnh bền vững của tình cảm cội nguồn.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ : SGK 146
Củng cố:
HS : Khái quát lại nội dung, nêu nhận xét về thể thơ và cách dùng từ của tác giả.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Học thuộc bài thơ.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 13: Từ ngày 16 tháng 11 năm 2009 đến ngày 21 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 58
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ
LỚN TRÊN LƯNG MẸ Phạm Tiến Duật
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được tình yêu thương và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ, nhịp điệu, từ ngữ của bài thơ.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu gia đình và tình cảm chân thành với người thân.	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm HS, bảng chữa lỗi chung.
- HS: Đọc và sửa bài ở nhà theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Nêu nội dung bài học.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn đọc thêm
Hướng dẫn đọc thêm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (15 phút)
- HS đọc bài thơ. GV đọc 1 lần.
- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ ?
 - Bài thơ là lời hát ru được chia thành ba khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ ? Cụ thể lời ru của ai trong hai khổ thơ đó ?Nhận xét bố cục ?
 + Lời ru của nhà thơ : 7 câu.
 + Lời ru trực tiếp của mẹ : 4 câu
 + Lời ru của cả hai đều có điệp khúc, tất cả đều hướng về đối tượng trữ tình là em bé 
- Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ ? (HS nêu cảm nhận của mình, GV khái quát nâng cao).
- Qua ba lời ru nhà thơ đã khắc hoạ người mẹ rất cụ thể qua công việc gì?
- GV yêu cầu HS đọc các lời ru.
- HS đọc.
- ở mỗi lời ru mẹ ứơc mơ điều gì?
HS trả lời.
- Hoạt động nhóm: ( nhóm nhỏ)
- Qua 3 lời ru em có suy nghĩ gì về tình cảm và khát vọng của người mẹ?
- Đại diện nhóm trả lời?
I. Hướng dẫn đọc thêm bài: khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
1. Đọc :
2. Tác giả : 
3. Bố cục và nhan đề bài thơ
- Bố cục : Cân đối, nhiều điệp khúc, ngắt nhịp đều đặn, dịu dàng đưa trẻ vào giấc ngủ và mẹ gửi gắm tâm tình.
- Nhan đề độc đáo :
 + Hiện thực
 + Trữ tình.
II. Tìm hiểu nội dung :
a) Hình ảnh người mẹ Tà Ôi
- Hình ảnh người mẹ được gắn với công việc cụ thể:
+ Mẹ giã gạo Công việc cùng 
+ mẹ tỉa bắp =>tấm lòng của 
+ Mẹ chuyển lán người mẹ trên 
 Chiến khu gian khổ bền bỉ, quyết tâm-> lòng yêu con tha thiết, nặng tình yêu buôn làng.
b) Tình cảm và mơ ứơc của mẹ qua những lời ru:
+ Lời ru 1 : Mơ hạt gạo trắng
+ Lời ru 2 : Mơ hạt bắp lên đều
+ Lời ru 3 : Mơ được thấy Bác Hồ
=> Qua 3 khúc hát ru tình cảm khát vọng của người mẹ ngày càng rộng lớn
-> hoà cùng cộng việc kháng chiến gian khổ.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổng kết
GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: 
- Hình ảnh người mẹ tà Ôi đựơc thể hiện trong bài thơ như thế nào?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Viết bài văn ngắn về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ. 
- Soạn bài: Ánh trăng 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 13: Từ ngày 16 tháng 11 năm 2009 đến ngày 21 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 59
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
- Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ, nhịp điệu, từ ngữ, ý nghĩa biểu tượng và chất suy tư trầm tĩnh.
- Cảm nhận lời nhắn gửi của nhà thơ về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” 
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm , bố cục (8 phút)
- HS đọc bài thơ. GV đọc 1 lần.
- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ ?
 + Thuộc nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
 + Phong cách thơ Nguyễn Duy : giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.
 + Nguyễn Duy cũng như thế hệ của ông đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh của nhân dân, đồng đội, từng gắn bó với thiên nhiên, núi rừng. Nhưng khi sống giữa hòa bình không phải ai cũng nhớ những gian nan, kỷ niệm nghĩa tình đó. Bài thơ là một lần “giật mình” trước các điều vô tình dễ có ấy. ND viết 1978 tại TP Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu về bố cục bài thơ ? Thể thơ ? Trình tự sự việc ?
 + Bài viết theo thể thơ 5 chữ, có sự kết hợp chặt chẽ giữa tự sự và trữ tình, giống như một câu chuyện kể, mỗi khổ thơ là một sự việc.
 + Khổ thơ 1 + 2 : Xưa, vầng trăng là tri kỷ.
 + Khổ thơ 3 : Nay, vầng trăng là người dưng qua đường.
 + Khổ thơ 4 + 5 : Trăng, nhắc nhở người vô tình ấy.
 + Khổ thơ 6 : Trăng vẫn tình nghĩa, nên người phải “giật mình”.
- Nhận xét bố cục ?
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1- Đọc :
2- Tác giả, bài thơ : 
- Nguyễn Duy (Nguyễn Duy Nhuệ).
- Năm 1978
3. Bố cục 
- Như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, dòng cảm xúc cũng men theo tự sự mà bộc lộ.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Tìm hiểu hai khổ thơ đầu 
- Tình cảm của tác giả với vầng trăng lúc tác giả còn nhỏ và khi ở chiến trường như thế nào?Tìm chi tiết?
- Thế nào là tri kỉ?
GV: liên hệ bài thơ đ/c của Chính Hữu.
-Quan hệ giữa vầng trăng và nhân vật trữ tình thể hiện như thế nào?
HS: đọc 2 khổ thơ tiếp theo
- Trong cuộc sống hiện tại tác giả đã nhìn nhận về ánh trăng như thế nào?
- Thế nào là người dưng?
- Do đâu lại có sự thay đổi đó?
- HS đọc khổ thơ 3
- Nhưng một tình huống đột ngột xảy ra làm cho nhân vật trữ tình phải bối rối ?
 + Mất điện, phòng tối, mở cửa, vầng trăng tròn -> tình huống bất ngờ, đột ngột vầng trăng làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc.
- Câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” diễn tả điều gì ? Những cảm xúc ùa về ra sao ?
 + Người và trăng đối diện với nhau, khoảnh khắc đó khiến người “rưng rưng” cảm xúc, những kỷ niệm được sống dậy.
 + Vầng trăng ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, quê hương đất nước. 
- Từ sự phân tích ở trên ta thấy trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên đất nước mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỷ niệm thời thơ ấu, nghĩa tình thời chiến tranh. Vậy Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng nào ? 
- Nhận xét giọng điệu khổ thơ 4, 5 ? 
 + Giọng thơ từ nhỏ nhẹ, lạnh lùng thản nhiên ở khổ thơ 3 sang đột ngột, sửng sốt khổ thơ 4 và trầm tư lắng đọng ở khổ thơ 5 Vầng trăng như người bị phụ bạc soi vào người phụ bạc và cảnh tỉnh họ.
Tìm hiểu khổ thơ 6 
- Khổ thơ cuối trăng đựoc miêu tả như thế nào?
 - Cảm xúc tác giả đựơc thể hiện bằng hình ảnh nào?
- Tại sao sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng khiến tác giả giật mình?
Chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ 
- Hoạt động nhóm: 
- “Vầng trăng” trong bài thơ là hình tượng đa nghĩa em hãy nêu các nghĩa mà “vầng trăng” biểu đạt trong bài ?
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV định hướng.
 + Là hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát.
 + Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- Câu chuyện riêng của nhà thơ nhưng như lời nhắc nhở chung? Chủ đề của bài thơ ?
 + Với những người đã trải qua chiến tranh. Với nhiều thế hệ, nhiều thời đại
 + Nó đặt ra vấn đề : 
 với quá khứ
 Thái độ với người đã khuất
 với chính mình
- Mạch cảm xúc của bài thơ đã nói lên đạo lý sống thủy chung của dân tộc câu tục ngữ diễn tả ?
GV: định hướng .
Nội dung và giá trị của bài thơ.
1 Tình cảm của tác giả với vầng trăng:
- Trong quá khứ:
+ Hồi nhỏ: Với đồng
 Sông, bể
- Trong chiến tranh:
+ Trăng: Tri kỉ
 Tình nghĩa.
=>Nhân hóa -> trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là bạn tri kỉ của người, gắn bó gần gũi với tác giả.
- trong cuộc sống hiện tại:
+ trăng: như người dưng qua đường.
=> Tác giả lãng quên vầng trăng quá khứ.
- “Thình lình, vội, đột ngột
-> Sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của trăng thức tỉnh bao kỉ niệm năm tháng gian lao.
- “rưng rưng” -> cảm xúc thiết tha, thành kính.
 “Như là... đồng, bể 
 như là sông, rừng” 
-> Điệp từ trăng là quá khứ gian lao, là hình ảnh của thiên nhiên đất nước hiền hậu, bình dị
* Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống.
2. Sự thức tỉnh của tác giả: 
- “... cứ tròn ...
kể chi ... Nhân 
.... phăng phắc hóa
... giật mình”
-> Trăng như người bạn rất nghĩa tình nhưng nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng quên quá khứ
5- Chủ đề và ý nghĩa khái quát bài thơ:
- “Vầng trăng” -> có ý nghĩa biểu tượng phong phú và sâu sắc : thiên nhiên hồn nhiên, tình nghĩa vẹn tròn, bất diệt, biểu tượng của quá khứ hi sinh, cội nguồn cao đẹp.
- Bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV cho HS đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ ( SGK)
4. Củng cố: 
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Nhận xét về giọng thơ, nhịp điệu
- Nêu chủ đề của bài thơ.
	5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm chắc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài Luyện tập viết văn ...
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 13: Từ ngày 16 tháng 11 năm 2009 đến ngày 21 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 60
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hướng dẫn học sinh thực hành nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận thực hành viết văn tự sự có yếu tố nghị luận. 
- Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tài liệu liên quan.
- HS: Chuẩn bị trước bài theo SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong VBTS
GV hướng dẫn HS nhận diện về yếu tố nghị luận 
- HS đọc “Lỗi lầm và sự biết ơn” ? (SGK- 160)
- Hoạt động nhóm:
- Tìm yếu tố nghị luận trong đoạn văn (SGK-160)
- Các nhóm tìm yếu tố nghi luận trong đoạn văn tự sự
. đại diện nhóm treo bảng phụ.
. GV nhận xét -> treo bảng phụ có ghi đoạn văn nghị luận.
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
 + “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
-GV: Vậy yếu tố nghi luận có vai trò như thế nào trong văn tự sự?
I- Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1. Bài tập 1: Đoạn văn " lỗi lầm và sự biết ơn"
2. Nhận xét:
=> Làm cho câu truyện giàu tính triết lí
-> có ý nghĩa GD cao.
 ->Sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa ân tình.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận (16 phút)
- Kể về buổi sinh hoạt lớp có sử dụng yếu tố nghị luận ?
- GV hướng dẫn HS làm.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2( 161)
- GV gợi ý:
 + Người em kể là ai ? Người đó đã để lại việc làm, lời nói hay suy nghĩ cho em.
 + Hoàn cảnh diễn ra sự việc.
 + Nội dung cụ thể.
 + Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.
- GV chốt lại giờ học :
 + Mục đích xuất hiện của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự chỉ là để làm nổi bật sự việc và con người.
 + Nghị luận trong tự sự thường xuất hiện trong những lời đối thoại hoặc độc thoại khi nhân vật muốn bày tỏ một đặc điểm, 1 phán đoán, một lí lẽ về vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc hay chính mình, nghị luận trong văn tự sự mang dấu ấn cá nhân của nhân vật.
 + Nghị luận trong văn bản tự sự thường gắn với không khí tranh luận, đòi hỏi phải có đối tượng giao tiếp (với độc thoại thì người độc thoại có trạng thái phân thân để tự mổ xẻ vấn đề, tự tranh luận với bản thân ...
 + Chú ý một số dấu hiệu về cách diễn đạt thể hiện tính nghị luận.
II- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận :
1- Bài 1 (161) : Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp.
- Dàn bài:
+ Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?
(Thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí buổi đó ra sao?)
+ Nội dung là gì ? 
+ ý kiến của em ? Tại sao ?
2- Bài 2 (161)
Củng cố: 
- Dấu hiệu để nhận biết có yếu tố nghị luận trong tự sự?
- Đọc đoạn văn tham khảo SGK
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
Tìm hiểu điểm khác nhau giữa nghị luận trong nghị luận và nghị luận trong tự sự.
Soạn bài: Chương trình địa phương
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 13: Từ ngày 16 tháng 11 năm 2009 đến ngày 21 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 61
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước. 
- Rèn kỹ năng giải nghĩa các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị, tác dụng của nó trong văn bản 
- Có ý thức trau dồi vốn từ, chủ yếu là các thực từ chỉ sự vật, hiện tượng.
II. Chuẩn bị: 
- GV: tổng hợp kiến thức, phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị tốt những yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu mở rộng vốn từ ngữ địa phương (6 phút)
- Hoạt động nhóm: 
- Các nhóm lập bảng thống kê các từ ngữ ở địa phương?
.Đại diện treo bảng nhóm.
. GV nhận xét.
- Hãy tìm một số từ ngữ địa phương khác?
GV: Treo bảng phụ bảng ( b, c) ( SGK -175)
- Tìm từ ngữ toàn dân.
* hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của từ ngữ địa phương (13 phút)
- Vì sao có những từ ngữ địa phương ?
 + Điều kiện địa lý, tự nhiên, các sự vật hiện tượng khác nhau.
 + Có từ ngữ địa phương chứng tỏ tính đa dạng, phong phú về tự nhiên.
 + Số lượng không nhiều
HS: Đọc đoạn thơ “Mẹ Suốt”( SGK- 176)
- Tìm từ ngữ địa phương ở đoạn thơ?
- Tác dụng của từ ngữ đó?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tham khảo (5 phút)
- Đọc thơ ca tham khảo ?
 + Thơ Tố Hữu.
 + Ca dao dân ca các miền.
I- Mở rộng vốn từ ngữ địa phương
- Chẻo: nước chấm ( Nghệ tĩnh)
- Sương: Gánh ( Huế) 
- Mắc: đắt ( Nam Bộ)..
II- Vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ ngữ toàn dân : 
1. Có những từ ngữ gọi tên sự vật, hiện tượng.
2. Không ảnh hưởng tới giao tiếp.
3. Không được coi là ngôn ngữ toàn dân -> Vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có.
4. Đoạn thơ :
Rứa: thế
Nờ: nhỉ
Chi: gì
Hắn: nó
Tui: tôi
Răng: sao
Cứng: phải
Mụ: bà
- Biểu hiện chân thực hình ảnh con người vùng quê Quảng Bình.
III- Tham khảo :
4. Củng cố: 
- GV: nhấn mạnh tính chất của từ ngữ địa phương.
- ý nghĩa của từ ngữ địa phương.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Xác định từ địa phương trong bài Làng và giải nghĩa.
- Chuẩn bị bài Làng
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 13 (09-10).doc