Tiết (PPCT): 52
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Huy Cận
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ
- Rèn kỹ năng cảm thụ thơ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo tư liệu có liên quan, phiếu học tập,
- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tuần 12: Từ ngày 09 tháng 11 năm 2009 đến ngày 14 tháng 11 năm 2009 Tiết (PPCT): 52 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ - Rèn kỹ năng cảm thụ thơ. II. Chuẩn bị: - GV: Tham khảo tư liệu có liên quan, phiếu học tập, - HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Em hãy phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp, nhận xét . Yêu cầu: giọng phấn chấn hào hứng, ngắt nhịp 4/3 ;2/2 ; 2/3 âm hưởng chắc khoẻ. GV: Gọi HS đọc chú thích, tóm tắt nét chính về tác giả. GV: Bài thơ có bố cục mấy phần, nội dung mỗi phần là gì? I. Đọc và hiểu chung 1. Đọc văn bản. 2. Chú thích: Chú ý chú thích * 3. Bố cục: 3 đoạn: - Hai khổ thơ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng náo nức của con người. - Bốn khổ thơ tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển đêm. - Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về. HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản GV: gọi HS đọc khổ thơ đầu GV: Cảm hứng bao trùm bài thơ là gì? Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, về lao đông, về con người lao động mới. GV: Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm nào? HS: Trời sập tối. GV: Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Bút pháp lãng mạn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ đã tạo nên những vần thơ đẹp, gây ấn tượng. Tiếng hát, gió khơi, buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi. - Cảnh biển vô cùng tráng lệ lúc hoàng hôn. Mặt trời như hòn lửa từ từ lặn xuống biển. (Mặt trời xuống biển - Sóng cài then - đêm sập cửa). -> Vũ trụ như một ngôi nhà. Những con sóng như những chiếc “then cài” của ngôi nhà vĩ đại ấy. - Ngày đã chuyển sang đêm, vừa lúc đó đoàn thuyền ra khơi đánh cá hào hứng, hăm hở. (Đoàn thuyền cùng gió khơi) - Chữ “lại” ra khơi khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài là ổn định, đi vào nền nếp trong hòa bình. Củng cố: HS : Khái quát lại nội dung, nêu nhận xét về thể thơ và cách dùng từ của tác giả. Hướng dẫn, dặn dò: - Học bài, chuẩn bị tiếp phần còn lại. - Học thuộc bài thơ. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 12: Từ ngày 09 tháng 11 năm 2009 đến ngày 14 tháng 11 năm 2009 Tiết (PPCT): 53 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Tiếp tục: - Cảm nhận được cách sống cao đẹp của những người lính lái xe trên đường Trường Sơn. - Thấy được ý trí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Lời thơ tự nhiên, giọng điệu khoẻ khoắn, sự gia tăng các yếu tố tự sự trong bài thơ... II. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm HS, bảng chữa lỗi chung. - HS: Đọc và sửa bài ở nhà theo hướng dẫn của GV. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Bài thơ về - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản (tt) Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản GV: gọi HS đọc 4 khổ thơ tiếp theo. GV: Nhận xét cách miêu tả của nhà thơ về cảnh đánh cá trên biển? Cảm hứng lãng mạn “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng .....................................lưới vây giăng” “ Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”. “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” ->Công việc nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng của thiên nhiên. GV: Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca, đây là khúc ca gì? Tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng giọng điệu bài thơ? Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt. GV: Nhận xét về nội dung tình cảm, cảm xúc nổi bật và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK/142 II. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. 2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển đêm: - Với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá đêm trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình. - Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã thành con thuyền kỳ vĩ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. - Cảm hứng lãng mạn, sự tưởng tượng phong phú thể hiện niềm say sưa, hào hứng của đoàn thuyền, của người lao động tự tin, yêu cuộc sống, yêu công việc. 3. Âm hưởng, giọng điệu bài thơ: - Âm hưởng khoẻ khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng. - Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng. * Ghi nhớ: SGK/142. HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập Đọc diễn cảm bài thơ Đọc tài liệu tham khảo C. Dặn dò: Về nhà học thuộc bài thơ, phần nghi nhớ SGK III. Luyện tập - Đọc diễn cảm bài thơ. - Đọc tài liệu tham khảo. 4. Củng cố: HS đọc vài lượt phần ghi nhớ trong SGK. 5. Hướng dẫn, dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ và phân tích được. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tập làm thơ tám chữ. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 12: Từ ngày 09 tháng 11 năm 2009 đến ngày 14 tháng 11 năm 2009 Tiết (PPCT): 54 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Nắm được các đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thơ tám chữ. - Qua hoạt động làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng ạto, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. II. Chuẩn bị: - GV: Tham khảo thêm tài liệu, làm một bài thơ tám chữ cho HS nghe. - HS: Chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 : Nhận diện thể thơ tám chữ Hướng dẫn, nhận định thơ tám chữ - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn thơ SGK GV: Nhận xét cách gieo vần? GV: Nhận xét cách ngắt nhịp? a) 2/3/3 3/2/3 3/3/2 b) 3/3/2 4/2/2 Qua ví dụ, em hãy nêu đặc điểm của thơ tám chữ? Gọi 2 học sinh đọc to, rõ ghi nhớ SGK I. Nhận diện thể thơ tám chữ: 1. Ví dụ: SGK. - Đoạn văn a: Giao vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp (Tan/ngàn; mới\vội; Bừng\rừng; Gắt\mật). - Đoạn văn b: Gieo vần chân cách (Ngát/hát; non/son; đứng-dựng; Tiên - nhiên). * Ghi nhớ: SGK/150. HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập Hướng dẫn tập điền từ - Cho học sinh đọc. - Thảo luận tập điền từ vào chỗ trống. II. Luyện tập: nhận diện thể thơ tám chữ 1. Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát. Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát Của ngày mai muôn thưở với muôn hoa Thứ tự các từ điền vào ba chỗ trống trong đoạn thơ trích ở Bài Vội vàng của Xuân Diệu là: cũng mất; Tuần hoàn; đất trời. GV yêu cầu HS đọc kỹ đoạn thơ đã bị chép sai. Câu thứ ba trong bài Tựu trường của Huy Cận chỉ ra được chỗ sai và biết cách sửa. Câu 2: Sai từ rộn rã, âm tiết của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên. Chép đúng lại: Giờ náo nức của một thời trẻ dại! Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương ! Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành làm thơ tám chữ. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong khổ thơ ở bài trưa hè của Anh Thơ Trời trong biếc không qua mây gợn trắng Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua Làm thêm khổ thơ Yêu cầu: Câu thơ phải có tám chữ và chữ cuối phải có âm ương hoặc a mang thanh bằng. Bóng ai kia thoáng giữa màn sương Hoặc thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh trao đổi theo nhóm về các bài thơ tám chữ đã làm ở nhà để chọn bài của nhóm mình trình bày trước lớp. Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước tập thể lớp. Lớp nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc, bình GV nhận xét chung việc chuẩn bị, trình bày của các tổ. GV đọc một số bài thơ tám chữ. Bài 1: Khôn...dại Thế gian lắm kẻ dại lẫn người khôn Lẩm bẩm suốt đời tính toán thiệt hơn Sao chẳng tính xem mình bao nhiêu tuổi ? Bạn bè, người thân ai mất ai còn? Thế gian lắm kẻ đầu xanh đã khôn Cửu vinh hoa ngàn gót dép cũng mòn Mải đắm chìm trong gác tía lầu son Vô cảm trước bao nỗi đau đồng loại Thế gian nhiều người bạc đầu còn dại Lầm lũi, lang thang đi giữa muôn người Khóc, cười trước bao mảnh đời trôi dạt Thương nhớ mênh mông không sót một ai 4. Củng cố: - HS nêu lại phần ghi nhớ. - Nêu những điều cần chú ý khi làm thơ tám chữ. 5. Hướng dẫn, dặn dò: - Về nhà làm một bài thơ tám chữ với củ đề tự chọn. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 12: Từ ngày 09 tháng 11 năm 2009 đến ngày 14 tháng 11 năm 2009 Tiết (PPCT): 55 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Qua tiết trả bài giúp học sinh nhận rõ được những ưu khuyết điểm trong bài làm để học sinh có ý thức sửa chữa, khắc phục. Rèn kỹ năng sửa chữa bài viết, nhận xét bài làm của bạn. II. Chuẩn bị: - GV: Chấm bài, nhận xét một số bài tiêu biểu, sửa lỗi cho học sinh. - HS: Xem lại kiến thức vể VHTĐ. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu bài làm theo đáp án, học sinh lắng nghe. Hoạt động 2: GV trả bài làm cho HS. HS đọc kĩ, suy ngẫm về bài làm của mình và điểm số đã cho của GV. Hoạt động 3: Đọc - bình GV chọn 2 bài điểm giỏi đọc bình ngắn gọn. HS nhận xét Hoạt động 4: HS tự chữa bài theo đáp án Củng cố: Hướng dẫn, dặn dò: - Về nhà tiếp tục sửa chữa hoàn thiện bài làm. - Soạn bài Bếp lửa, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. - Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng tiếp theo. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 12: Từ ngày 09 tháng 11 năm 2009 đến ngày 14 tháng 11 năm 2009 Tiết (PPCT): 56 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp) I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp nhất là trong văn chương. - Rèn kỹ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ. II. Chuẩn bị: - GV: Tổng hợp kiến thức, phiếu học tập. - HS: Chuẩn bị tốt những yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh Bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh hai dị bản của câu ca dao: Bài tập 1: - Gật đầu: Chỉ sự tán thưởng của đôi vợ chồng nghèo đối với món ăn dân dã, đạm bạc. - Gật gù vừa có ý chỉ sự tán thưởng vừa là từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng . * Từ “gật gù” thích hợp hơn: Ý nghĩa biểu đạt tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống . Bài tập 2: Gọi học sinh đọc truyện cười: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ của người vợ? - Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói: Chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi. Bài tập 3 : Gọi học sinh đọc diễn cảm đoạn thơ sau:SGK ? Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? nhgĩa chuyển nào được dùng theo phương thức ẩn dụ- hoán dụ ? Nghĩa gốc: Miện, chân, tay. Nghĩa chuyển: - vai ( hoán dụ ) - Đầu ( ẩn dụ) Bài tập 4: - Nhóm từ: “ đỏ, xanh, hồng” Trường nghĩa: màu sắc, “ lửa, cháy, tro” các sự vật, hiện tượng liên quan đến lửa - Hai trường này lại “cộng hưởng” - Hai trường từ vựng : Trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa.Các từ thuộc hai trường từ vựng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, màu áo đỏ của cô gái thắp lên trpong mắt chàng trai ngọn lửa.Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm (ngây) ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan cả ra không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng) - Nhờ nghệ thuật dùng từ trên bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mảnh liệt, cháy bỏng . Bài tập 5: GV : Chia lớp thành nhóm nhỏ thảo luận tìm ra các tên gọi Dùng các từ ngữ có sẵn với nội dung mới: rạch,rạch mái giầm ? Dựa vào đặc điểm của sự vật; hiện tượng được gọi tên: kênh Bọ Mắt? * Chè móc câu * Cà tím * Cá kiếm, chim lợn Bài tập 6: - Truyện phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người. 4. Củng cố: - Khái quát nội dung đã ôn tập. - Lấy ví dụ tương ứng 5. Hướng dẫn, dặn dò: - Học bài, nắm chắc nội dung đã học, thuộc các khái niệm. - Làm lại các bài tập vào vở. Chuẩn bị bài “Bếp lửa”. Duyệt của Tổ trưởng Ngày .. tháng .. năm 2009 IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: