Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 48

 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Phạm Tiến Duật

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được cách sống cao đẹp của những người lính lái xe trên đường Trường Sơn.

- Thấy được ý trí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Lời thơ tự nhiên, giọng điệu khoẻ khoắn, sự gia tăng các yếu tố tự sự trong bài thơ.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tổng hợp lại kiến thức về từ đồng âm, Trường từ vựng, phiếu học tập,

- HS: Xem lại toàn bộ kiến thức phần từ vựng, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Từ ngày 02 tháng 11 năm 2009 đến ngày 07 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 48
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được cách sống cao đẹp của những người lính lái xe trên đường Trường Sơn.
- Thấy được ý trí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Lời thơ tự nhiên, giọng điệu khoẻ khoắn, sự gia tăng các yếu tố tự sự trong bài thơ...	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tổng hợp lại kiến thức về từ đồng âm,  Trường từ vựng, phiếu học tập, 
- HS: Xem lại toàn bộ kiến thức phần từ vựng, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nội dung của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản
Học sinh đọc một đoạn - GV chỉnh sửa – hướng dẫn đọc tiếp (đọc diễn cảm)
GV: Theo em, vb được viết theo thế thơ nào? Có gì khác lạ khi đặt tên nhan đề bài thơ?
GV: Bài thơ viết về xe không kính hay là viết về người lính lái xe không kính? Vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
HS đọc chú thích SGK – Nêu những hiểu biết về tác giả và bài thơ.
GV: VB có thể chia làm mấy phần?
GV: Nêu nội dung chính của từng phần?
I. Đọc và hiểu chung
1. Đọc văn bản
* Yêu cầu đọc: Chú ý các lời thoại
* Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau vần gieo ở tiếng cuối cùng ở dòng thơ; Tên đặt cụ thể, trực tiếp như văn xuôi, không ngại dài; Bài thơ viết về những người lái xe trên những chiếc xe không kính.-> nhân vật trữ tình là ta – tác giả - người lái xe không kính. 
2. Tìm hiểu chú thích:
 Chú ý chú thích *
3. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: từ đầu -> Mưa ngững gió lùa khô mau thôi: Cảm giác của người lính trên xe không kính.
- Phần 2: tiếp -> Lại đi, lại đi trời xanh thêm: Tình đồng đội của người lính lái xe.
- Phần 3: còn lại. Quyết tâm chiến đấu của họ
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
*- Hiện tượng xe không có kính được giải thích ntn qua lời thơ mở đầu?
- Những chiếc xe không kính là hiện tượng bình thường hay bất bình thường? 
Nhận xét cách nói trong lời thơ này và tác dụng của nó.
*- Những lời thơ nào diễn tả cảm giác nhìn của những người lái xe trên ....?
- Trong tưởng tượng của em, nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng là cách nhìn ntn ?
- Khi người lính trên xe ...thấy sao trời và đột ngột cánh chim, như xa như ùa vào buồng lái là anh ta đã có cảm giác gì? Như thế, trong cảm nhận của ... có những điều thú vị nào khác thường?
- Trên xe ... người lính còn nhận thêm vào mình những gì? P/á một hiện thực ntn? Họ chấp nhận hiện thực đó ntn? Từ đó, vẻ đẹp tính cách nào của người lính...được bộc lộ?
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảm giác của người lính lái xe trên xe không kính.
 Không có kính ...- Bom giật ....đi rồi -> không bình thường trong cấu tạo và trong đời thường. nhưng lại bình thường trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt ở ...
- Giọng nói hồn nhiên, vui đùa hóm hỉnh. Biểu hiện thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.
 Ung dung buồng lái ta ngồi{...} Như sa như ùa vào buồng lái.
Nhìn đất, nhìn trời -> Tâm hồn mở rông bao quát được nhiều không gian, có thể là những trở ngại trên đường như hố bom, máy bay địch bắn phá; Nhìn thẳng cách nhìn tập chung chú ý.
=> Cảm giác như được bay lên bầu trời; cảm giác sảng khoái được hoà hợp với vũ trụ. được tự do giao cảm với thế giới bên ngoài; được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp khác thường của thiên nhiên.
- Bụi: Bụi phun tóc trắng như người già.
- Mưa: Mưa tuôn xối như ngoài trời.
=> Thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người ... họ chấp nhận và cười: Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, họ không bân tâm: Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi => Chấp nhận và vượt lên gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ; trẻ khoẻ, yêu đời ...
Củng cố:
HS : Khái quát lại nội dung, nêu nhận xét về thể thơ và cách dùng từ của tác giả.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiếp phần còn lại.
- Học thuộc bài thơ.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 11: Từ ngày 02 tháng 11 năm 2009 đến ngày 07 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): *
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: Tiếp tục:
- Cảm nhận được cách sống cao đẹp của những người lính lái xe trên đường Trường Sơn.
- Thấy được ý trí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Lời thơ tự nhiên, giọng điệu khoẻ khoắn, sự gia tăng các yếu tố tự sự trong bài thơ...	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm HS, bảng chữa lỗi chung.
- HS: Đọc và sửa bài ở nhà theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Bài thơ về 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản
- Cái cách thành lập tiểu ... có gì đặc biệt?
- Họ có cùng nhiệm vụ ntn?
- Những cái bắt tay qua của kính vỡ rồi nói với ta điều gì về người lính?
- Hiểu ntn về cách sống của họ qua câu: Chung bát đĩa nghĩa là chung gia đình đấy? Từ đó, người ... có thêm vẻ đẹp nào?
- Trong khổ thơ cuối có sự đối lập giữa cái không và có. Hãy diễn giải sự đối lập này?
- Một trái tim trong lời thơ chỉ cần trong xe có một trái tim mang ý nghĩa gì?
- Từ sự đối lập t/g muốn nhấn mạnh điều gì? Từ đó, người ... có thêm vẻ đẹp nào?
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảm giác của người lính lái xe trên xe không kính.
2. Tình đồng đội của người lính lái xe.
- Đi từ trong bom đạn ra hợp thành: Những chiếc xe từ trong bom rơi - Đã về đây họp hành tiểu đội.
- Cùng làm nhiệm vụ chiến đấu; cùng chịu gian nguy; đoàn kết ...
- Tâm hồn cởi mở; ham bạn bè, thân thiện...
- Sẵn sàng thân ái, chia sẻ, đoàn kết ; mong muốn những điều tốt đẹp ...
=> Tình đồng đội chân thành, cởi mơt, tươi thắm, vượt lên mọi gian lao của cuộc chiến ác liệt.
3. Quyết tâm chiến đấu của người lính lái xe.
- Những cái không của xe: không kính, không đèn, không mui.
- Một cái có của người: trái tim. -> Có sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ -> có nhiệt huyết với sự nghiệp ...; có lí tưởng chiến đấu GP MN.
- Những gian khổ không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm chiến đấu của người ...-> Vẻ đẹp của lòng trung thành với lí tưởng CM g/p dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết
- Cảm nhận ntn nào về vẻ đẹp của ....TS những năm đánh Mĩ cứu nước? Từ đó nhện thức thêm được gì về cuộc k/c chống Mĩ của ndt?
- Những nét mới nào của thơ hiện đại xuất hiện trong s/t của t/g PTD?
III. Tổng kết
- Cách sống hồn nhiên, coi thường gian khổ, vui tươi và thân thiện; ý chí quyết tâm g/p MN thống nhất đất nước... Đầy gian khổ nhưng cũng không thiếu những sự tích hào hùng trên tuyến lửa TS.
- Cảm xúc chân thực bắt nguồn từ hiện thực chiến tranh; đưa những chi tiết đời thường vào thơ; ngôn ngữ suồng sã, gần gũi với văn xuôi...
4. Củng cố: 
HS Đọc vài lượt phần ghi nhớ trong SGK.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. Tổng kết về từ vựng
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 11: Từ ngày 02 tháng 11 năm 2009 đến ngày 07 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 49
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Sự pt của từ vựng  trau dồi vốn từ)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tổng hợp lại kiến thức.
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn lại những cách phát triển từ vựng - điền vào chỗ trống.
Học sinh thảo luận làm BT2
Hoạt động 2: Ôn khái niệm từ mượn
? Nhắc lại khái niệm từ mượn?
? Giải bài tập 2.c
- Tiếng việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
Bài tập 3:
a. Nhóm từ vay mượn đã được Việt hoá đựoc dùng giống như từ thuần Việt.
b. Nhóm từ mượn chưa được Việt hoá
Hoạt động 3: Ôn khái niệm từ Hán Việt
- Cho học sinh nhắc lại khái niệm từ Hán Việt
- Học sinh thảo luận giả bài tập
Hoạt động 4: Ôn khái niệm thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
 - Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi và giải các bài tập
- ví dụ : kinh tế toàn cầu
Giải nghĩa các từ
+ Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
Hoạt động 5: Ôn kiến thức về trau dồi vốn từ .
I.Sự phát triển của từ vựng
 Các cách phát triển từ vựng
PT về nghĩa PT số lượng từ ngữ 
 Tạo từ ngữ mới Mượn từ ngữ
 II. Từ mượn
1. Khái niệm: Ngoài từ thuần Việt do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị
Bộ phận quan trọng nhất là từ mượn tiếng hán.
III. Từ Hán Việt 
- Là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.
Bài tập: chọn b.
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
1. Thuật ngữ: là từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ
- Vai trò của thuật ngữ rất quan trọng vì xã hội phát triển.
V. Trau dồi vốn từ
Nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ
Tăng vốn từ mới
*Bài tập
- Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước ngoài.
- Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua.
4. Củng cố: 
- HS nêu lại vài điểm nổi bật của phần tổng kết
- Em cần lập kế hoạch như thế nào để tăng vốn từ tiếng Việt?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà xem lại toàn bộ kiến thức. 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 11: Từ ngày 02 tháng 11 năm 2009 đến ngày 07 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 50
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là (văn) nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề kiểm tra.
- HS: Xem lại kiến thức từ đầu năm học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về nghị luận trong văn bản tự sự
Hướng dẫn HS tìm hiểu về NL trong VBTS.
GV chia 2 nhóm: Mỗi nhóm thảo luận một bài tập
? Hãy chỉ ra những câu chữ nghị luận?
- Về hình thức: đoạn a mang tính chất nghị luận: đó là các câu hô ứng, các phán đoán dưới dạng: Nếu ... thì; vì thế... cho nên, sở dĩ ... là vì; các câu đều là câu khẳng.
b. Đoạn đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra với hình thức nghị luận.
Chia nhóm trao đổi để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản
- Thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán các lý lẽ, nhận xét nhằm thuyết phục người nghe, người nghe, người đọc.
- Có phần triết lý
* Gọi 2 học sinh đọc to phần ghi nhớ
I. Tìm hiểu về nghị luận trong văn bản tự sự
Ví dụ: SGK
a. Nếu ta không .... thì ...độc ác với họ
+ Vợ tôi ..... vì sao vậy
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau.
+ Vì cái bản tính .... lấp mắt
b. Hoạn Thư nêu bốn luận điểm
- Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình
- Ngoài ra tôi cũng đối sử tốt với cô khi ở gác viết kinh
- Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai
- Dù sao tôi cũng chot gây đau khổ cho cô cho nên bây giờ chỉ trông chờ vào sự khoan dung của cô.
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hướng dẫn HS luyện tập 
Hướng dẫn học sinh làm BT1
II. Luyện tập:
 Làm bài tập 1
Củng cố: 
HS về nhà thực hành viết đoạn văn tự sự có kết hợp nghị luận.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 11: Từ ngày 02 tháng 11 năm 2009 đến ngày 07 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 51
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Từ tg/ thanh, tg/ hình  1 số phép TTTV)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6-> 9 (từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ, từ vựng, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
II. Chuẩn bị: 
- GV: tổng hợp kiến thức, phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị tốt những yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Từ tượng hình, từ tượng thanh
? Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng thanh? Cho ví dụ?
-84	Tượng thanh: Sang sảng, ư ử.
-85	Từ tượng hình: Lắc lư, lảo đảo.
? Tìm tên gọi loài vật là từ tượng thanh?
? Phân tích giá trị sử dụng từ tượng hình?
Hoạt động 2: Ôn khái niệm các phép tuu từ
Thế nào là so sánh?
Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng 
Aån dụ là gì?
Cho ví dụ?
Con cò ăn ngoài bãi răm
Đắng cay chịu vậy, dãi bày cùng ai
- Con cò ẩn dụ chỉ người nông dân xưa.
- Bãi răm chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt...đắng cay tủi nhục.
? Nhân hoá là gì? Cho ví dụ?
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai
Buồn trông nhênh nhếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
- con nhện, sao được gắn với tính chất như mong nhớ, đợi chờ.
? Hoán dụ là gì? Cho ví dụ? 
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
- Aùo nâu (Y phục) chỉ người nông dân.
- Aùo xanh (Y phục) chỉ người công nhân.
- Thị thành(nơi cư trú) chỉ con người trí thức.
? Nêu khái niệm nói quá? Cho ví dụ?
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
? Thế nào là nói giảm, nói tránh, cho ví dụ?
Bà về năm ấy làng treo lưới
Biển động, hòn mê giặc bắn vào
 (Tố Hữu)
“Về” nói tránh chết.
? Điệp ngữ là gì? Cho ví dụ?
Những lúc say sưa cũng muốn chừa.
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được.
Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa.
 ( Nguyễn Khuyến)
- Điệp ngữ vòng tròn.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
I. Từ tượng thanh, từ tượng hình:
1.	Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 Ví dụ: Lanh lảnh, sang sảng.
2.	Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
3.	Tên loài vật: Chèo bẻo. Tu hú, mèo.
4.	Các từ: Lốm đốm, lê thê, loáng nhoáng, lồ lộ -> Miêu tả đám mây cụ thể sinh động.
II. Các phép tu từ từ vựng:
1.	So sánh: Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật diễn đạt .
2.	Ẩn dụ : Gọi tên sự vật hiện tượng này bằêng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
3.	Nhân hóa : gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật băng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người .
4.	Hoán dụ : Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên gọi một tên gọi sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5.	Nói quá : Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
6.	Nói giảm, nói tránh:
-86	Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
7.	Điệp ngữ:
-87	Lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.
8.	Chơi chữ: Là lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
Bài tập 1: HS thảo luận rồi lên bảng làm
Bài tập 2: 
a. Phép tu từ ẩn dụ: Từ hoa, cánh để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng, từ “Cây, lá” dùng để chỉ gia đình của Kiều và cuộc sống của họ, ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. Phép so sánh: Tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng Hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c. Phép nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mứa hoa ghen, liễu hờn. Không những có sắc mà Thuý Kiều còn có tài “Một hai...hoạ hai”
-> Thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
Gác Quan Aâm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép Kinh rất rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư , gần nhau trong gang tấc nhưng giờ hai người cách trở gấp mười quan san. Bằng cáh nói quá, Nguyễn Du tả sự cách xa giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
e. Phép chơi chữ: Tài và tai.
 Bài tập 3:
- Phép điệp ngữ: Dùng từ đa nghĩa say sưa, sy sưa vừa đựơc hiểu là chàng trai vì uống rượu nhiều mà say, vừa được hiểu là chàng trai sayđắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo.
a.	Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
b.	Nhờ phép so sánh, tác giả đã miêu tả sắc nét và sinh dộng âm thanh của tíeng suối và ảnh rừng dưới đêm trăng.
c.	Phép nhân hoá: Nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (“trăng nhòm...ngắm nhà thơ). Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sinh dộng hơn, có hồn hơn, gắn bó với con người hơn.
d.	Phép ẩn dụ: Mặt trời trong câu 2, chỉ em bé trên lưng mẹ. Sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của người mẹ vào ngày mai.
4. Củng cố: 
- Khái quát nội dung đã ôn tập. 
- Lấy ví dụ tương ứng
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài – nắm chắc nội dung đã học, thuộc các khái niệm
- Làm lại các bài tập vào vở.
Chuẩn bị bài Đoàn thuyền đánh cá.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 11 (09-10).doc