Giáo án môn Ngữ văn 11 - Xin lập khoa luật

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Xin lập khoa luật

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng nhằm giúp học sinh:

 - Hiểu được tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền và xã hội tuân thủ pháp luật.

 - Nghệ thuật lập luân chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục lí tình và tấm lòng trung thực của tác giả đối với dân, với nước.

B. Phương tiện thực hiện

 - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 11193Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Xin lập khoa luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 27. Đọc thêm
XIN LẬP KHOA LUẬT
(Trích: Tế cấp bát điều)
	Nguyễn Trường Tộ
	Ngày soạn: 30.09.09
	Ngày giảng: 
	Lớp giảng: 	11A	11C	11E	11K
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng nhằm giúp học sinh:
	- Hiểu được tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền và xã hội tuân thủ pháp luật. 
	- Nghệ thuật lập luân chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục lí tình và tấm lòng trung thực của tác giả đối với dân, với nước.
B. Phương tiện thực hiện
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.
C. Cách thức thực hiện
	GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kiểm tra)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: những nét khái quát về Nguyễn Trường Tộ?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: yêu cầu HS đọc tác phẩm
GV: Cho biết xuất xứ của tác phẩm?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS đưa ra cách chia Gv chốt lại
GV: Thể loại của tác phẩm?
HS: điều trần
GV: tác giả đặt vấn đề phải lập khoa luật như thế nào? Theo tác giả vì sao phải đặt vấn đề này?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: theo tác giả luật bao gồm những lĩnh vực nào? Tác giả cho biết vấn đề này có vai trò như thế nào?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: Tác giả đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây như thế nào?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Qua phần phân tích trên, em có nhận xét gì vè cách đặt vấn đề của tác giả?
HS phát biểu Gv chốt lại
GV: tác giả đã phê phán Nho giáo qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó phản ánh điều gì?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: để làm sáng tỏ điều đó tác giả đưa những dẫn chứng nào?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Mục đích lập luận của tác giả?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: yêu cầu HS đọc đoạn văn "nếu bảo luật -> hết"? Xác định nội dung chủ đạo được phản ánh trong đoạn văn?
HS trả lời Gv chốt lại
I. Khái quát về tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
- (1830 - 1871), quê: Hừng Nguyên, Nghệ An
- Thông thạo cả Hán học và Tây học, có tri thức rộng rãi, tầm nhìn xa rộng
2. Văn bản
a. Đọc + giải nghĩa từ khó
b. Xuất xứ
- Trích từ bản điều trần số 27
c. Bố cục
+ (1) Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội.
+ (2) Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo Nho, văn chương và nghệ thuật.
+ (3) Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.
d. Thể loại
- Điều trần: văn nghị luận chính trị xã hội, trình bày vấn đề theo từng điều từng mục.
II. Đọc hiểu
1. Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề phải lập khoa luật
- Cách đặt vấn đề:
+ Bất luận quan hay dân
+ Mọi người đều phải học luật nước, những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay.
-> cách đặt vấn đề trực tiếp, quan trọng với tất cả mọi người dù đó là vua, quan hay dân.
- Lĩnh vực của luật:
+ Kỉ cương (phép tắc làm nên trật tự xã hội)
+ Uy quyền: (quyền lực)
+ Chính lệnh (chính sách và pháp lệnh)
- Vai trò của luật:
+ Quan dùng luật để trị
+ Dân theo luật mà giữ
+ Hình phạt: không vượt ra ngoài luật
-> Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị dân phải có uy quyền và bằng chính sách và pháp luật -> luật có vai trò quan trọng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội và con người
- Việc thực hiện luật pháp ở các nước phương Tây:
+ Phàm những ai đã nhập ngạch bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất
+ Dù vua, triều đình không giáng chức họ được 1 bậc
+ Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử
+ Vua cũng không đoán phạt 1 người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy
-> công bằng nghiêm minh, không có ai kể cả vua, chúa được đứng ngoài đứng trên luật pháp. Nhà nước, xã hội tồn tại vận hành và phát triển bằng luật pháp, mọi sự thưởng phạt đều dựa trên pháp luật.
=> Cách đặt vấn đề: trực diện, khéo léo (so sánh đối chiếu) thể hiện rõ rụng ý của tác giả.
2. Sự phê phán Nho gia của tác giả
- Chi tiết:
+ Các sách Nho gia chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng ai thưởng
+ Sách vở chỉ chép: "sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân", "những bài luận hay ho của người xưa để lại", "những áng văn chương trau chuốt của chư tử", "những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự"
+ Sách vở: "chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì?"
-> Nho học truyền thống không luật
+ Dẫn lời Khổng Tử
+ Tình trạng đáng buồn của các con dân thời đó "các lớp nho sĩchất phác"
-> Cách lập luận sắc sảo, chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục, có tính chiến đấu cao -> mục đích: xã hội cần phải có luật pháp
3. Tác giả khẳng định cần lập khoa lập
- Nội dung:
+ Bác bỏ quan điểm: luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi
+ Khẳng đinh: trái luật là tội, giữ đúng luật là đạo đức
- Nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ
+ Lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo
-> thuyết phục, khẳng định lập khoa luận để dạy dân hiểu luật là việc làm cần thiết
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Học bài và soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet27doc them Xin lap khoa luat.doc