Giáo án môn Ngữ văn 11 - Từ ấy

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Từ ấy

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

 1. Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với nhà thơ

 2. Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

 - Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Thuyết giảng

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4421Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Từ ấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT 88
TỪ ẤY
	Tố Hữu
	Ngày soạn: 26.01.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11E	11K
	Sĩ số:
	Điểm kt miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
	1. Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với nhà thơ
	2. Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệutrong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
	- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
	- Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết giảng
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: dựa vào tiểu dẫn SGK hãy trình bày những nét cơ bản trong cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu?
HS trình bày GV ghi bảng 
GV: đọc văn bản -> gọi HS đọc và nhận xét cách đọc -> nêu cảm nhậ ban đầu của em về văn bản vừa đọc
HS thực hiện
GV: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của văn bản?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Từ ấy ghi nhận những biến chuyển có tính buốc ngoặt trong nhận thức và hành động của người chiến sĩ cách mạng khi được vinh dự kết nạp vào Đảng.
GV: giới thiệu khái quát về tập Từ ấy
GV: Ở 2 câu thơ đầu của khổ 1 có từ ngữ và hình ảnh nào đáng chú ý? Ý nghĩa?
HS tìm GV ghi bảng
GV: Nghệ thuật nổi bật ở 2 câu thơ sau và tác dụng?
HS phát hiện GV ghi bảng
GV: lẽ sống mà Tố Hữu nhận thức được là gì?
HS trả lời GV chốt lại
GV: chỉ ra những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ? Tác dụng?
HS phát hiện và trình bày GV chốt lại
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành (1920 – 2005), quê: Huế.
- Giác ngộ CM, được kết nạp vào Đảng CS 1938.
- Thơ ông gắn với các chặng đường CMVN hơn 60 năm qua. Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, là ngọn cờ đầu của thơ ca CMVN thế kỉ XX
- Các tác phẩm chính: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận
2. Tác phẩm
a. Đọc
b. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ bài thơ
- Hoàn cảnh: sáng tác ở Huế 7/1938, khi nhà thơ được kết nạp vào ĐCS
- Xuất xứ: nằm trong tập Từ ấy, phần Máu lửa
c. Bố cục
- Chia làm 3 phần:
+ Khổ 1: niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
+ Khổ 2: Những nhận thức về lẽ sống mới
+ Khổ 3: sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ
II. Đọc hiểu văn bản
1. Niếm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
* Hai câu đầu:
- Từ ngữ: 
+ Từ ấy: thời điểm tác giả được giác ngộ CM (giới thiệu ngắn gọn, giản dị, tao nhã)
+ Bừng (động từ mạnh): chỉ sự phát ra đột ngột
+ Chói: chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng nổi
- Hình ảnh: 
+ Nắng hạ: mạnh mẽ, chói rực
+ Mặt trời chân lí: chân lí của Đảng, CM
-> hình ảnh ẩn dụ
=> 2 câu thơ đầu: niềm vui sướng say mê nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới.
* 2 câu sau
- Nghệ thuật: 
+ So sánh: hồn tôi - vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim (hình ảnh mới, tươi trẻ)
+ Bút pháp trữ tình lãng mạn
-> diễn tả tâm trạng, tâm hồn sau khi tiếp nhận lí tưởng cộng sản. Ánh sáng của lí tưởng cộng sản đã làm sống dạy, làm tiêu lại thế giới tâm hồn của thi nhân. Tâm hồn nhà thơ tràn đầy niềm vui sống, lẽ yêu đời để hoạt động CM, để sáng tạo thơ ca.
2. Những nhận thức về lẽ sống mới
- Lẽ sống: 
+ Buộc lòng tôi với mọi người, với bao hồn khổ
+ Trang trải trăm nơi
- Nghệ thuật: sử dụng động từ mạnh (buộc, trang trải)
-> quyết tâm, ý thức tự nguyện vượt lên chính mình của người CS. Lẽ sống mới: sự nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái tôi của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, quần chúng đặc biệt là những người nghèo khổ.
- Hình ảnh: khối đời - hình nảh ẩn dụ trừu tượng hoá sức mạnh của tập thể nhân dân, đoàn kết chặt chẽ -> khẳng định quan hệ đoàn kết gắn bó chặt chẽ thân thiết làm nên sức mạnh của cuộc đấu tranh CM
3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ: là
+ Sử dụng từ ước lệ: vạn - số lượng nhiều
-> khẳng định chắc chắn ý thức tự giác, vững vàng của tác giả trong việc giác ngộ lẽ sống.
III. Tổng kết
1. Đây là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng,về lẽ sống, về tương lai.
2. Giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, đầy rẫy, tràn trề; cách dùng hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo; cách nói trực tiếp khẳng định.
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài đọc thêm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet88TUAYTH.doc