A. Mục tiêu bài học
Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS:
1. Củng cố kiến thức về nghị luận xã hội, rút kinh nghiệm cách viết một bài nghị luận xã hội.
2. Nâng cao ý thức học hỏi và lòng ham thích viết văn nghị luận xã hội.
3. Tự nhận thức và đánh giá được kết quả học tập của bản thân.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Giáo án
- Bài viết của học sinh
C. Cách thức tiến hành
- Trao đổi thảo luận
- Củng cố
- Thuyết giảng
Tiết theo PPCT 86 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 (Học sinh làm bài ở nhà) Ngày soạn: 20.01.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11K 11E Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS: 1. Củng cố kiến thức về nghị luận xã hội, rút kinh nghiệm cách viết một bài nghị luận xã hội. 2. Nâng cao ý thức học hỏi và lòng ham thích viết văn nghị luận xã hội. 3. Tự nhận thức và đánh giá được kết quả học tập của bản thân. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Giáo án - Bài viết của học sinh C. Cách thức tiến hành - Trao đổi thảo luận - Củng cố - Thuyết giảng D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. GTBM 3. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học Yêu cầu cần đạt GV yêu cầu HS đọc lại đề bài GV chép lên bảng GV: công việc đầu tiên đứng trước đề bài chúng ta làm gì? HS phân tích, tìm hiểu đề GV: Kiểu đề, nội dung, PPNL và PVTL của đề? HS trả lời Gv ghi bảng GV: Cần phải dựa vào kiến thức của bài Xuất dương lưu biệt để tìm định hướng cho bài viết GV: Kiên, Thoa (11K); Linh, Uyên (11E) GV: nhiêu bài xa vào phân tích nội dung bài thơ (NLVH) Đề bài: Nội dung chí làm trai trong bài “Xuất dương lưu biệt” là gì? Được thể hiện như thế nào? Em hãy liên hệ với thực tế xã hội hiện nay và bản thân về vấn đề này. A. Kiến thức I. Tìm hiểu đề 1. Kiểu đề: nghị luận xã hội, chưa có định hướng 2. Nội dung yêu cầu của đề: chí làm trai trong bài “Xuất dương lưu biệt” và liên hệ với thực tế xã hội hiện nay và bản thân về vấn đề này. 3. PPNL: GT, CM, PT, BL 4. PVTL: Xuất dương lưu biệt và kiến thức xã hội II. Dàn ý 1. Mở bài - GT khái quát về nội dung và tư tưởng của bài thơ Xuất dương lưu biệt - GT vê tình hình lí tưởng sống của thanh niên hiện nay và suy nghĩ ra sao về việc góp sức xây dựng đất nước? 2. Thân bài - Phan Bội Châu là nhà cách mạng tiên phong trong phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX. - Trong bài thơ “Xuất dương lưu biệt”, ông thể hiện chí làm trai của mình bằng những lời lẽ hùng hồn, tự tin. Cụ thể: + Làm trai phải tự quyết định vận mệnh của mình, không để trời đất xoay chuyển. + Phải để lại dấu ấn cá nhân của mình trong cuộc đời, trong cộng đồng nói chung. + Kiên quyết phủ nhận những tín điều xưa cũ trong sách vở thánh hiền. + Hăm hở ra đi tìm con đường mới cho đất nước, cho tổ quốc. - Liên hệ thực tế: hiện có một bộ phận thanh niên còn lơ là, ham chơi, không chú trọng việc lập thân, lập nghiệp, đáng bị phê phán. Còn đa phần các bạn trẻ có ý thức học tập, tiếp thu tri thức để đưa đất nức hội nhập vào nền kinh tế thế giới. - Bản thân: đang học tập, phấn đấucác dự định khác 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề. Nêu vai trò của thanh niên đối với sự phát triển đất nước B. Kĩ năng 1. Biết cách giải thích, chứng minh và phân tích được nội dung yêu cầu của đề; xác định luận điểm và triển khai bài viết theo bố cục: mở bài, thân bài, kết bài - nêu vấn đề, triển khai vấn đề với các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. 2. Biết vận dụng các thao tác lập luận, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo C. Thang điểm - Điểm 8 - 10: nhìn nhận vấn đề chuẩn xác. Diễn đạt hay, hấp dẫn, sinh động. Liên hệ tốt. Không mắc những lỗi nghiêm trọng. - Điểm 5 – 7: đảm bảo ý. Trình bày, diễn đạt tương đối. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Điểm 3,4 hiểu nội dung bài thơ nhưng trình bày đơn điệu. Liên hệ chưa sâu sắc. Còn mắc một vài lỗi khá nghiêm trọng, một số lỗi chính tả. - Điểm 1,2 bài làm sơ sài, bố cục không rõ, làm bài chưa xong. D. Nhận xét của GV 1. Ưu điểm - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề, nêu được các ý cơ bản. + Bám sát kiến thức nội dung và tư tưởng của bài thơ Xuất dương lưu biệt để triển khai + Liên hệ mở rộng, có kiến thức thực tế đời sống phong phú - Về kĩ năng : + Đa phần nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. + Vận dụng được kĩ năng phân tích và phát biểu cảm nghĩ. + Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. 2. Nhược điểm - Về nội dung: + Một số bài viết chưa xác định được kiểu đề + Chưa có luận điểm rõ ràng, hợp lí, chưa có liên hệ thực tiễn. + Chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện hoặc chưa liên hệ mở rộng. - Về kĩ năng: + Một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. + Chưa nắm vững thao tác lập luận phân tích nên chưa tổng hợp được vấn đề. + Thao tác so sánh chưa được vận dụng E. Ra đề bài viết số 6 Đề bài: Có nhận xét cho rằng: "Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã thể hiện tâm trạng đắm say bồng bột của một lòng ham sống mãnh liệt". Bằng sự hiểu biết về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Yêu cầu: * Kĩ năng: - Biết cách giải thích, chứng minh và phân tích nhận định; triển khai bài viết theo bố cục: mở bài, thân bài, kết bài. - Biết vận dụng các thao tác lập luận, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo * Kiến thức: - Thấy được tâm trạng đắm say và bồng bột của lòng ham sống được thể hiện qua ước muốn, gắn bó và cảm nhận về thiên nhiên của XD; sự băn khoăn trước cuộc đời, sự say mê cuồng nhiệt được gắn bó với cuộc đời, tuổi trẻ 4. Củng cố và dặn dò - Về nhà sử những lỗi Gv đã phê và chỉ ra - Làm bài viết số 6
Tài liệu đính kèm: