Giáo án môn Ngữ văn 11 - Trả bài số 2, ra đề số 3 - Học sinh làm ở nhà

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Trả bài số 2, ra đề số 3 - Học sinh làm ở nhà

A, Mục tiêu bài học

Qua giờ trả bài, nhằm giuớ HS

Nhìn lại kết quả học tập từ đó định hướng học đúng hơn

Rèn luyện lại kiến thức kĩ năng làm văn nghị luận, rút kinh nghiệm về diễn đạt, dùng từ cho những bài viết tiếp theo

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 10

- Bài viết của HS

C. Cách thức tiến hành

- Ôn tập củng cố

- Thuyết giảng

- Trao đổi thảo luận

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Trả bài số 2, ra đề số 3 - Học sinh làm ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 33
TRẢ BÀI SỐ 2, RA ĐỀ SỐ 3
- HỌC SINH LÀM Ở NHÀ-
Ngày soạn: 23.10.10
Ngày giảng:
Lớp giảng:	10B1
Sĩ số:
A, Mục tiêu bài học
Qua giờ trả bài, nhằm giuớ HS
Nhìn lại kết quả học tập từ đó định hướng học đúng hơn
Rèn luyện lại kiến thức kĩ năng làm văn nghị luận, rút kinh nghiệm về diễn đạt, dùng từ cho những bài viết tiếp theo
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 10
- Bài viết của HS
C. Cách thức tiến hành
- Ôn tập củng cố
- Thuyết giảng
- Trao đổi thảo luận
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. GTBM
3. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc lại đề GV ghi bảng
Đứng trước 1 đề bài việc trước tiên chúng ta sẽ làm gì?
HS: tìm hiểu đề
Sau khi tìm hiểu đề là bước nào?
GV: V. Trang, Chung, Du
GV: Đạt, Hoàng Thảo, Ca, Phúc
GV: Nguyễn Hằng, Trần Phương...
GV giải đáp những thắc mắc (nếu có)
I. Đề bài: 
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
II. Đáp án
1. Tìm hiểu đề
a. Thể loại: NLXH
b. Nội dung: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc 
về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò
c. Phạm vi tài liệu: thực tế đời sống
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: một kỉ niệm sâu sắc của cá nhân
b. Thân bài
- Kể một câu chuyện về tình cảm gia đình, bạn bè....theo ngôi kể thứ nhất (thể loại tự sự, kể chuyện)
- Kể chuyện có cảm xúc, nhiều chi tiết, hình ảnh cụ thể, ấn tượng
- Khẳng định ý nghĩa của của kỉ niệm đó
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của kỉ niệm đó, rút bài học; đánh giá về vai trò của mối quan hệ đó
III. Nhận xét
1. Ưu điểm
- Đa số đều kể được những kỉ niệm sâu sắc của bản thân
- Có những sự việc, chi tiết tiêu biểu, biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu
- Một số bài viết có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về 
2. Nhược điểm
- Một số còn nắm kĩ năng làm bài nghị luận mơ hồ
+ Chưa có kĩ năng làm bài NLXH, chưa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu
- Diễn đạt còn yếu
- Cách trình bày văn bản chưa đạt yêu cầu
IV. Trả bài
V. Ra đề về nhà
Đề bài: Trong lớp nhiều bạn thích câu tục ngữ: “ở hiền gặp lành” và lấy đó làm phương châm sống. Nhưng một số bạn khác phản đối, cho rằng câu tục ngữ trên không hẳn đúng, nhiều người ở hiền vẫn không gặp lành.
	Anh( chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này.
1.Mở bài :
-Trong cuộc sống mọi người thường nói đến quan hệ nhân - quả(Nhân nào quả nấy, gieo gió gặt bão,ở hiền gặp lành)nghĩa là mình cư xử với mọi ngừơi thế nào thì sễ thu về kết quả tương xứng như vậy .
- Quan niệm trên đã phản ánh đúng thực tế cuộc sống chưa?Tại sao xung quanh ta còn kẻ ác mà không bị trừng trị,có người ở hiền mà không gặp lành
2. Thân bài:
a. Thế nào là ở hiền gặp lành ?
Khi ta tốt bụng, ăn ở tử tế, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng đáng bằng những điều tốt lành
b. Thực tế cuộc sống có diễn ra như điều khẳng định trên hay không?
Có hai khả năng:
*Thuận: Nhiều người ở hiền đã gặp lành.Nêu lý do
*Nghịch: Không phải bao giờ cuộc sống cũng theo logic trên có người ở hiền vân không gặp lành vì :
- xã hội vốn phức tạp , những thế lực xấu và bọn làm ăn bất chính gây thiệt hại cho mọi nguòi xung quanh ai cũng có thể là nạn nhân(trong đó có người hiền)
Ngoài việc ở hiền còn phải lao động giỏi và có những năng lực khác.
c. Trước tình hình trên chúng ta có nên ở hiền hay không?
- Khẳng định lối sống nên ở hiền. 
- ở hiền không phải là im lặng, né tránh mà phải biết đấu tranh quyết liệt chống cái ác để bảo vệ cái thiện. 
3. Kết bài :
- Khẳng định câu tục ngữ khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái theo cái thiện mặc dù có lúc người lương thiện bị thua thiệt.
- Mỗi chúng ta không những cần phải hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.
4. Củng cố và dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTra bai so 2.doc