Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em

A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn từ nghệ thuật.

- Rèn luyện thêm kĩ năng phân tchs thơ và cảm thụ thơ tình.

- Trân trọng, yêu mến con người Puskin và khâm phục tài năng thơ của ông.

B. Chuẩn bị:

1. GV: giáo án, tranh ảnh về Puskin, bảng phụ

2. HS: học thuộc bài thơ trước ở nhà.

C. Tiến trình bài giảng.

1. ổn định tổ chức.

2. Bài mới.

a) Lời vào bài: Tình yêu luôn là đề tài quen thuộc và được nhiều người yêu thích trong thơ ca và trong cuộc sống. Còn gì đẹp hơn là hình ảnh một đôi bạn trẻ đi trên đường phố, tay trong tay tim tràn đầy mơ ước. Còn gì đẹp hơn hình ảnh hai người ngồi cạnh nhau bên bờ biển nghe tiếng sóng rì rào đợi mặt trời lên khi đầu đã điểm bạc. Họ là những người yêu và được yêu. Họ thật hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống, còn có rất nhiều người yêu nhưng không được bù đắp, yêu bằng tình yêu đơn phương luôn gìn giữ trong lòng. Tình yêu ấy cũng mãnh liệt biết bao, trong sáng và chân thành và cao thượng biết bao. Xin giới thiệu với các thầy cô giáo, cùng các em học sinh một nhà thơ tài năng, bằng một thi phẩm của mình, đã nói hộ điều mà triệu triệu trái tim đang thổn thức, đang tương tư đó là nhà thơ Nga vĩ đại Puskin với bài thơ: “Tôi yêu em”.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6892Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 93
Ngày soạn: Ngày giảng: Kí duyệt:
Tôi yêu em
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn từ nghệ thuật.
- Rèn luyện thêm kĩ năng phân tchs thơ và cảm thụ thơ tình.
- Trân trọng, yêu mến con người Puskin và khâm phục tài năng thơ của ông. 
B. Chuẩn bị:
1. GV: giáo án, tranh ảnh về Puskin, bảng phụ
2. HS: học thuộc bài thơ trước ở nhà.
C. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
a) Lời vào bài: Tình yêu luôn là đề tài quen thuộc và được nhiều người yêu thích trong thơ ca và trong cuộc sống. Còn gì đẹp hơn là hình ảnh một đôi bạn trẻ đi trên đường phố, tay trong tay tim tràn đầy mơ ước. Còn gì đẹp hơn hình ảnh hai người ngồi cạnh nhau bên bờ biển nghe tiếng sóng rì rào đợi mặt trời lên khi đầu đã điểm bạc. Họ là những người yêu và được yêu. Họ thật hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống, còn có rất nhiều người yêu nhưng không được bù đắp, yêu bằng tình yêu đơn phương luôn gìn giữ trong lòng. Tình yêu ấy cũng mãnh liệt biết bao, trong sáng và chân thành và cao thượng biết bao. Xin giới thiệu với các thầy cô giáo, cùng các em học sinh một nhà thơ tài năng, bằng một thi phẩm của mình, đã nói hộ điều mà triệu triệu trái tim đang thổn thức, đang tương tư đó là nhà thơ Nga vĩ đại Puskin với bài thơ: “Tôi yêu em”.
b) Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
(Học sinh đọc tiểu dẫn)
CH: Trong phần tiểu dẫn, em thấy cần phải nắm được những nét chính nào để giúp ta hiểu thêm về bài thơ?
GV giải thích “ Mặt trời của thi ca Nga”:
GV Giới thiệu tuyển tập truyện ngắn của Puskin.
GV giải thích Tự do và Tình yêu trong thơ Pu-skin
CH: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Yêu cầu học sinh đọc bài thơ.
Giáo viên đọc lại.
CH: Em có cảm nhận chung gì về bài thơ?
( Giới thiệu bài thơ bằng bản in to. Lưu ý so sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa)
CH: I love you có thể dịch sang tiếng Việt là gì?
CH: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?
HS đọc 4 câu thơ đầu
CH: Bốn câu thơ đầu nhân vật trữ tình bày tỏ điều gì?
CH: Tại sao chàng trai lại bày tỏ tín hiệu của sự rút lui?
CH: Liệu có phải chàng trai muốn rút lui thật không?
CH: Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ đầu?
CH: ở bốn câu sau, nhân vật trữ tình bày tỏ điều gì?
CH: Em nhận xét gì về cách bày tỏ tình yêu với cô gái của chàng trai?
CH11: ở câu thơ này ta thấy, tác giả khẳng định thêm một cung bậc nữa của tình yêu, đó là “lòng ghen”. Vậy tại sao nhân vật trữ tình lại ghen?
CH12: Em có suy nghĩ gì về lời nguyện cầu của nhân vật trữ tình cho cô gái trong hai câu thơ cuối?
CH13: Có người nói: “Câu thơ cuối đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách của Puskin”. ý kiến của em về câu nói này như thế nào?
CH14: Em có nhận xét chung gì về nội dung của 4 câu thơ cuối?
CH15: Hãy nêu những nhận xét chung nhất về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS đọc ghi nhớ SGK.
Liên hệ thực tế: Hãy đọc một số bài thơ viết về đề tài tình yêu mà em biết.
Tìm hiểu tiểu dẫn.
Tác giả.
- A-lếch-xan-đrơ Xec-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837).
- Là “Mặt trời của thi ca Nga”.
- Ông viết nhiều thể loại:
+ Thơ: hơn 800 bài.
+ Tiểu thuyết bằng thơ.
+ Bi kịch.
+ Trường ca.
+Truyện ngắn.
+ Ngụ ngôn.
-> Trong đó thơ là thể loại ông đạt được nhiều thành công nhất.
- Tác phẩm chính: SGK.
- Chủ đề chính trong thơ: Thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
2. Tác phẩm.
- Bài thơ được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1828 Puskin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận. 1829 bài thơ ra đời. Đây là một trong những bài thơ trữ tình đậm đà, ý vị nhất của Puskin. Bài thơ đã được phổ nhạc thành ca khúc.
II. Đọc hiểu.
1. Đọc- cảm nhận chung
* Về nhan đề bài thơ: (Bài thơ vốn không có nhan đề, nhan dề Tôi yêu em là do nhà biên soạn dặt)
( So sánh bản dịch)
- I loved you: có thể dịch sang tiếng Việt thành một số cặp quan hệ:
-> Anh đã yêu em – thân thiết và gần gũi quá -> Tôi đã yêu cô - xa, trang trọng, ít tình cảm.
-> Tôi đã yêu em – vừa gần, vừa xa, vừa rụt rè, vừa đằm thắm. ( trầm tĩnh, tự tin, đúng mức).
*Kết cấu: Hai phần
- Bốn câu thơ đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
- Bốn câu sau: sự chân thành vị tha, cao thượng, lời khẳng định một tình yêu đằm thắm, chân thành của nhân vật trữ tình.
2. Phân tích bài thơ:
a) Bốn câu thơ đầu: 
- Mở đầu bài thơ là lời khẳng định: Tôi yêu em – ngắn gọn, giản dị và quyến rũ xuất phát từ trái tim trung thực.
- Tôi yêu em - đến nay chừng có thể- ước đoán
 - chưa hẳn đã tàn phai – có tàn nhưng chưa lụi hẳn -> tình yêu say mê, âm thầm, dai dẳng -> dấu hiệu của cảm xúc vững bền của trái tim chung thuỷ ( không phải là sự bột phát, xét đánh, vụt sáng rồi ngay sau đó lụi tàn)
=> Lời khẳng định tình yêu chân thành.
- Hai câu: 
Nhưng không để em - bận lòng thêm nữa.
 - phải gợn bóng u hoài.
Nhưng không để em: -> Tín hiệu của sự rút lui 
-> Thái độ của cô gái đối với tình yêu của chàng trai: bận lòng, u hoài ( Không phải chàng trai chán nản, không theo đuổi cô gái nữa mà là không muốn người mình yêu phải bận lòng, u hoài hay không được hạnh phúc).
- Đó chỉ là lôgích bề ngoài thôi, còn trong sâu thẳm tâm hồn của nhân vật trữ tình, thì tình yêu ấy vẫn như những đợt sóng xô cuồn cuộn chảy về, bất chấp lôgích, bất chấp tất cả.
=> Lí trí thì bảo: “Không muốn em phiền lòng”, nhưng con tim thì mách: ” Tôi rất đỗi Yêu em”. Con tim không tuân lệnh theo lí trí -> Nhân vật trữ tình day dứt, trăn trở -> Mâu thuẫn tâm trạng
b) Bốn câu thơ sau.
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêuem 
- Tôi yêu em: 	
âm thầm
không hy vọng
rụt rè
hậm hực lòng ghen
=> Biểu hiện của tình yêu đơn phương, rất thật, rất đáng yêu.
-Điệp khúc tôi yêu em diễn tả tình yêu mãnh liệt, tha thiết, không thể che giấu của nhận vật trữ tình. 
- Nhân vật trữ tình thẳng thắn bộc lộ tình yêu của mình bằng những từ ngữ chân thành: “âm thầm”, “không hy vọng”, “rụt rè”, “hậm hực lòng ghen”. 
- “Lòng ghen” là biểu hiện rất bình thường của tình yêu. Những khi ấy, trái tim của người đang yêu sẽ bị giày vò nhức nhối và, đau khổ.
- “Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm” -> Mãnh lực của tình yêu không giảm mà tăng lên, ngọn lửa tình chẳng những không bị tàn phai mà còn ngùn ngụt cháy, Nó càng tuyệt đỉnh hơn đó là lòng cao thượng với ước mong:
“Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”
- Hai câu cuối: Cầu chúc cho em nhưng là để khẳng định, có lẽ trên thế gian này không có ai yêu em hơn anh, không có ai chân thành, đằm thắm hơn anh. Nhân vật trữ tình như ngãng ra nhưng là để vơ vào.
- Không hề có biểu hiện nào của cá nhân ích kỉ, không hề có dấu vết nào của ý muốn trả thù, bất cần như thể “không ăn được thì đạp đổ”. Câu thơ trong sáng và cao quý như mối tình chàng trai đã dành trọn nơi cô.
=> Bốn câu thơ cuối nói lời nguyện cầu chân thành vụt sáng lên giá trịn nhân văn cao đẹp của bài thơ. Đồng thời bộc lộ nhân cách trong sáng, vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình=> Đưa bài thơ lên tới đỉnh cao trong kho tàng thơ tình nhân loại.
III. Tổng kết.
1. Nội dung: Bài thơ giãi bày tâm trạng đầy mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm để từ đó bộc lộ khát vọng, tình yêu mãnh liệt, nỗi khổ đau tuyệt vọng nhưng trong sáng của tình yêu đơn phương. Đồng thời là lời cầu chúc chân thành, cao thượng dành cho người mình yêu.
2. Nghệ thuật:
+Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
+ Điệp từ “Tôi yêu em” -> thể hiện tình yêu chân thành một cách giản dị, tinh tế.
Củng cố, dặn dò.
D. Rút kinh nghiệm bài dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docToi yeu em - Thi GVG.doc