Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em

A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức: Giúp HS: Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình.Thấy được tâm trạng nhân vật trữ tình-Tôi, với tình yêu say đắm và cao thượng.Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.

2.Kĩ năng: Phân tích thơ trữ tình , về tình yêu thông qua biểu hiện tinh tế của từ ngữ, dòng, cách bộc lộ tâm trạng với những cung bậc khác nhau.

3.Tư tưởng: Thấy được vẻ đẹp, học tập sự cao thượng trong tình yêu: yêu hết mình nhưng luôn coi hạnh phúc của người mình yêu là cao nhất.

B.CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP :

-Chuẩn bị: SGK, giáo án, tham khảo Lịch sử văn học Nga, sưu tầm một số tư liệu tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.

-Phương pháp: Nêu vấn để, thảo luận nhóm, bình luận bình giảng.

C .TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ý nghĩa hình tượng người trong bao- truyện ngắn cùng tên của A.Sê khốp?

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12/4/09
Tiết 125: TÔI YÊU EM
 A.X. Pu-skin
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS: Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình.Thấy được tâm trạng nhân vật trữ tình-Tôi, với tình yêu say đắm và cao thượng...Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.
2.Kĩ năng: Phân tích thơ trữ tình , về tình yêu thông qua biểu hiện tinh tế của từ ngữ, dòng, cách bộc lộ tâm trạng với những cung bậc khác nhau...
3.Tư tưởng: Thấy được vẻ đẹp, học tập sự cao thượng trong tình yêu: yêu hết mình nhưng luôn coi hạnh phúc của người mình yêu là cao nhất.
B.CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP :
-Chuẩn bị: SGK, giáo án, tham khảo Lịch sử văn học Nga, sưu tầm một số tư liệu tranh ảnh về tác giả, tác phẩm..
-Phương pháp: Nêu vấn để, thảo luận nhóm, bình luận bình giảng...
C .TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ý nghĩa hình tượng người trong bao- truyện ngắn cùng tên của A.Sê khốp?
3.Nhận xét, chuyển bài mới:
-Nếu A Sê khốp là một bậc thầy trong lĩnh vực truyện ngắn thì văn học Nga TK 19 còn có một A.Pu s kin- mặt trời của thi ca Nga...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-HS dựa vào SGK, nêu những nét chính về nhà thơ Pus kin?
-HS đọc, nêu cảm nhận đầu tiên và hướng tìm hiểu bài thơ?
-GV lưu ý: bài thơ có 2 câu, 8 dòng thơ với dấu câu rành mạch, ứng với 2 ý lớn
-GV nêu câu hỏi thảo luận: Tác giả khẳng định điều gì trong câu đầu, sự khẳng định ấy có gì khác thường, nêu nhận xét?
-HS thảo luận phân tích 4 dòng thơ đầu.
-Hai dòng 3,4 có mâu thuẫn với 2 dòng đầu không, vì sao?
-HS suy nghĩ trả lời.
-Lí do vì sao nhân vật tôi lại cư xử như thế?Em có nhận xét gì?
-HS suy nghĩ trả lời.
-Ở câu sau, lí trí có thắng được tình cảm hay không?Vì sao?
-HS suy nghĩ trả lời.
-Qua đây tác giả bộc lộ mình là một nhân vật như thế nào?
-HS suy nghĩ trả lời.
-Em hiểu như thế nào về điều tác giả muốn nói ở hai dòng thơ này?
-HS thảo luận trả lời.
-HS thảo luận nhận xét tổng kết bài thơ?
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa không chỉ trong lịch sứ văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A.Đô-brô-liu-bốp).
- Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU.
- Văn chương Pu-skin luôn là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
- Pu-skin thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là thơ trữ tình với các tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin
+ Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nôp.
+ Trường ca: Ru-xlan và Li-úi-mi-la; Người tù Cáp-ca-dơ.
+ Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân, Con đầm pích.
2. Tác phẩm: 
-HCRĐ: bài thơ được viết khoảng từ 1828-1830: khi tác giả quen và yêu Ôphelia, con gái Viện trưởng Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga.
- Về bản dịch: khá thành công và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến, thuộc lòng .Thực tế nó chỉ có 2 câu thơ với 8 dòng.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1.Bốn dòng đầu : 
- Vấn đề được mở ra từ đầu bài thơ một cách trực tiếp: Tôi đã yêu em: tình yêu, có lẽ 
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi 
-> Nhà thơ khẳng định: tình yêu của mình với em-có từ lâu, cho đến nay vẫn chưa tàn, còn tha thiếtĐó là một tình yêu đã trải qua thử thách thời gian.
- Em (trong nguyên tác) thuộc ngôi thứ hai (số nhiều) thay vì ngôi thứ hai số ít (một người) ® cách nói trang trọng nhưng có phần xa cách.
- Dấu ( :) diễn giải cụ thể sắc thái tình yêu của nhân vật trữ tình
- Cụm từ “có lẽ” chứng tỏ nhân vật trữ tình đã cảm nghiệm, suy ngẫm về tình yêu như một phần của bản thể trữ tình, vừa độc lập tương đối giống một sinh mệnh khác ngoài bản thể trữ tình vừa có sự vận động, tự chủ riêng -> Lời thơ chứa đựng những nét nghĩa rất tinh tế.
- Dòng thơ 3-4:
Nhân vật trữ tình yêu nhưng không chỉ nghĩ cho riêng mình: Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, 
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. 
->Từ ngữ: nhưng, không để.Muốn nói: Nếu tình yêu của tôi làm phiền em, làm em buồn thì tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì (dịch nghĩa: nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa; tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì)
-> Vì lí do: em bận lòng, gợn bóng u hoài.->Cho thấy: Quan niệm yêu là trao tặng, làm cho người yêu được hạnh phúc hơn là đón nhận, sở hữu, hưởng thụ cho mình, của mình-> tình yêu cao thượng, biết vượt lên cái bình thường. Có sự giằng xé giữa lí trí và tình cảm và lí trí đã trỗi dậy ở một nhân cách cao thượng.
2. Bốn dòng sau: 
- Dòng 5-6:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, 
Không kìm nén, chế ngự như khổ đầu, khổ tiếp theo, tác giả đã để cho tình cảm dâng trào, da diết bằng cách thật thà, thành thực phân tích tất cả những yếu đuối, bất lực, góc khuất tối... trong tâm hồn khi chịu tác động của tình yêu:
+Âm thầm
+Không hi vọng
+rụt rè
+Lúc hậm hực lòng ghen
->Chính sự bị động, những biểu hiện tiêu cực (yêu lặng thầm, bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông...) mà nhân vật trữ tình thể hiện một cách trung thực, không né tránh ấy đã giúp người đọc thấy được nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của một trái tim đang yêu.
-Dòng 7-8:
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. 
- Cụm từ: “cầu trời” kết hợp cách nói: “cho... được...” một lần nữa khẳng định tình yêu mà nhân vật trữ tình đã và đang dành tặng người yêu là tình cảm không dễ có, không phải ai cũng yêu được và được yêu như thế. Vì vậy, dù không phải không ẩn chút nuối tiếc, xót xa nhưng lời thơ vẫn vang lên niềm tự tin, kiêu hãnh.
- Đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, có thể hiểu đằng sau lời từ giã của một tình yêu không thành là lời giải bày, bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai, vẫn sôi nổi nồng nàn, như chẳng thể nào khác được. Và cũng có thể là lời nhắn nhủ nhân vật “em” trong bài thơ: bằng sự hờ hững và vô tình, có thể, “em” đang để mất một tình yêu quí giá, chẳng còn kiếm tìm được nữa bao giờ.
III.TỔNG KẾT:
-Trong bài thơ, Pu-skin không dụng công xây dựng hình ảnh, cũng rất ít sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tượng trưng...). Nói cách khác, thơ Pu-skin thường không trang sức rực rỡ, cầu kỳ, vẻ ngọc của bài thơ sáng lên ở xu hướng vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tướng: “tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách là CON NGƯỜI (Bê-lin-xki). Phải chăng vì vậy, tôi yêu em được đánh giá là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin.
-Nghệ thuật xưng hô: có sự lựa chọn đúng chừng mực_ Tôi/em, điệp cụm từ Tôi yêu em 4 lần(cả nhan đề) để nhấn mạnh ý.
D.KẾT THÚC BÀI HỌC:
1.Củng cố: Em hãy nhận xét vẻ đẹp cao thượng của nhận vật Tôi trong bài thơ?
2.Dặn HS: học thuộc thơ.Chuẩn bị bài: Đọc thêm: Bài thơ số 28. 
E.RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTôi yêu em.doc