Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tỏ lòng (Thuật Hoài)

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tỏ lòng (Thuật Hoài)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng.

- Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm

2. Kĩ năng: đọc hiểu một bài thơ Đường luật

3. Tư tưởng, tình cảm: rèn luyện ý chí của tuổi thanh niên.

II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K:

2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)

 Nêu khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?

3. BÀI MỚI:

* Giới thiệu bài mới: Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,. và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn- Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù Ủng ấy.

* Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, gợi mở, quy nạp, đọc diễn cảm, trả lời các câu hỏi, bình giảng.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tỏ lòng (Thuật Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 13	Ngày soạn: 5/11/2010 
TỎ LÒNG (Thuật hoài)
Phạm Ngũ Lão
Tiết theo phân phối chương trình: 37 đọc văn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
- Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm
2. Kĩ năng: đọc hiểu một bài thơ Đường luật
3. Tư tưởng, tình cảm: rèn luyện ý chí của tuổi thanh niên.
II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: P:  K:	
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
	 	Nêu khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
3. BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài mới: Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,... và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn- Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù Ủng ấy. 
* Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, gợi mở, quy nạp, đọc diễn cảm, trả lời các câu hỏi, bình giảng.
 * Phương tiện: tài liệu chuẩn,SGK, SGV, Bảng phụ
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung
Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn.
CH1: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu các ý chính của nó?
 Gv kể cho hs câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường...
Yêu cầu hs đọc VB.
Hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, tự tin, tâm huyết, mạnh mẽ, hào sảng.
Hoạt động2: hướng dẫn tìm hiểu văn bản
CH2: So với nguyên tác (qua bản phiên âm và dịch nghĩa), em hãy so sánh nghĩa của từ “hoành sóc” với “múa giáo”, “khí thôn ngưu” với “nuốt trôi trâu”? Các cách dịch đó đạt và chưa đạt ở điểm nào?
CH3: Vẻ đẹp của con người thời Trần cũng chính là chân dung tự họa của tác giả được thể hiện ntn ở câu1?
CH4: “Ba quân” là gì? Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần được biểu hiện qua biện pháp nghệ thuật, cách nhìn ntn của tác giả?
Gv giải thích k/n: “công danh trái”- nợ công danh
* Trao đổi, thảo luận về chí làm trai của người quân tử qua tư thế, khát vọng, đặc biệt qua nỗi thẹn của người anh hùng, từ đó rút ra bài học về cách sống cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.
CH5: Nêu một số câu ca dao, câu thơ của các nhà thơ trung đại nói về chí làm trai?
CH6: Canh cánh bên lòng quyết tâm trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng chí làm trai cao đẹp như vậy, tại sao vị tướng văn võ toàn tài, con rể của bậc đại thần (Trần Quốc Tuấn) lại thẹn khi nghe kể chuyện về Vũ Hầu? Vũ Hầu là người ntn? ý nghĩa của nỗi thẹn đó?
 Hs thảo luận, nêu ý kiến về các cách hiểu:
CH7: Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay?
* Trình bày suy nghĩ về lí tưởng, chí hướng, khát vọng lập công vì đất nước của bậc quân tử xưa, từ đó liên hệ với bản thân để xác định con đường lập thân, lập nghiệp của mỗi người và trao đổi ý kiến với cả lớp.
* Suy nghĩ và trình bày vẻ đẹp lí tưởng, khát vọng của bậc quân tử trong thơ ca trung đại VN.
CH8: Nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết
CH9: Nêu ý nghĩa văn bản?
CH10: đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 4: hướng dẫn làm bài tập
GV hướng dẫn cho HS về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : (1255- 1320)
Anh hùng dân tộc, có công trong công cuộc chống xâm lược Mông- Nguyên.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (SGK)
II. Đọc- hiểu :
1. Nội dung:
a. Vóc dáng hùng dũng:
- Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
- Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sục sôi khí thế quyết chiến thắng (so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo”).
- Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần- Hào khí Đông A.
b. Khát vọng hào hùng:
Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”- thể hiện một lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
2. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
III. Tổng kết :
1. Ý nghĩa văn bản:Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
2. Nội dung:Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
3. Nghệ thuật: Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm
IV. Luyện tập: Học thuộc bài thơ
4. CỦNG CỐ: Bình luận về chí làm trai của người quân tử xưa và khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc sống hôm nay.
5. DẶN DÒ: 
* Học bài cũ: Nắm chắc bài,làm bài tập, tự đánh gia svề chí làm trai của Phạm Ngũ Lão.
 * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Cảnh ngày hè”
	- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.
	- Vẻ đẹp tâm hồn của NguyễnTrãi.
	- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
6. RÚT KINH NGHIỆM : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTO LONG.doc