I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt những mục tiêu sau:
1. Mục tiêu bậc 1
- Đọc thuộc và diễn cảm phiên âm và bản dịch thơ.
- Nêu lại những nét chính về cuộc đời và sáng tác của Phạm Ngũ Lão.
- Xác định đúng thể thơ của bài, nêu lại các đặc điểm của thể thơ đó và xác định được bố cục bài thơ.
2. Mục tiêu bậc 2
- So sánh chỉ ra được các điểm khác nhau giữa bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và nêu ý nghĩa sự khác nhau đó.
Giáo án Ngữ văn 10 (CB) Tiết Người soạn: Phạm Thị Thủy Tỏ lòng (Thuật hoài) (1 tiết) Phạm Ngũ Lão I. Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh cần đạt những mục tiêu sau: 1. Mục tiêu bậc 1 - Đọc thuộc và diễn cảm phiên âm và bản dịch thơ. - Nêu lại những nét chính về cuộc đời và sáng tác của Phạm Ngũ Lão. - Xác định đúng thể thơ của bài, nêu lại các đặc điểm của thể thơ đó và xác định được bố cục bài thơ. 2. Mục tiêu bậc 2 - So sánh chỉ ra được các điểm khác nhau giữa bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và nêu ý nghĩa sự khác nhau đó. - Phân tích được hình tượng tráng sĩ thời Trần (tư thế, bối cảnh xuất hiện, thủ pháp miêu tả) và hình tượng quân đội nhà Trần (sức mạnh của đội quân, thủ pháp miêu tả). - Giải thích được quan niệm về chí làm trai của Phạm Ngũ Lão ở câu 3, so sánh với thơ trung đại và ca dao. - Lý giải nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão ở câu cuối, liên hệ với nỗi then trong thơ Nguyễn Khuyến. 3. Mục tiêu bậc 3 - Phân tích được mối quan hệ giữa hình ảnh tráng sĩ và hình ảnh quân đội nhà Trần để làm nổi bật lên hào khí Đông A. - Phân tích được cái tâm - cái chí cao đẹp thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão. - Đánh giá giá trị của bài thơ trong thời đại của Phạm Ngũ Lão và chứng minh ý nghĩa của bài thơ đối với giới trẻ trong thời đại ngày nay. II. Phương tiện, phương pháp dạy học 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp dạy đọc - hiểu, phương pháp phát vấn, phương pháp thuyết trình 2. Phương tiện dạy học - Phương tiện: + Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án + Bảng viết - Học liệu: + Các sách tham khảo: Tìm hiểu tác giả tác phẩm văn học 10, Tư liệu dạy và học môn Ngữ văn 10 - Nguyễn Trọng Hoàn (Nxb Hà Nội), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 - Nguyễn Trọng Hoàn (Nxb Giáo dục) + Tranh vẽ về giai thoại lịch sử Phạm Ngũ Lão và quân đội thời Trần III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị - Học sinh đọc trước bài ở nhà (đọc kỹ cả ba phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK. - Chuẩn bị, tìm hiểu trước: + Tác giả Phạm Ngũ Lão: căn cứ vào phần Tiểu dẫn trong SGK và tìm thêm những câu chuyện, giai thoại lịch sử về Phạm Ngũ Lão. + Một số câu ca dao hoặc thơ Việt Nam trung đại (cụ thể: thơ Nguyễn Công Trứ) có nói đến chí làm trai (xem lại phần ca dao đã học và tìm thêm trong sách tham khảo) IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: Các đặc điểm lớn về nội dung của Văn học trung đại Việt Nam (Bài khái quát) 3. Giới thiệu bài mới Ở bài trước các em đã tìm hiểu những nét khái quát nhất về văn học trung đại Việt Nam như các giai đoạn phát triển, những đặc điểm lớn về nội dung, nghệ thuật. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp cận một tác phẩm cụ thể, tiêu biểu cho giai đoạn đầu tiên - từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV, đó là bài thơ Tỏ lòng (tên chữ Hán là Thuật hoài) của tác giả Phạm Ngũ Lão. Bài thơ này khá ngắn gọn, nhưng nó vừa thể hiện những đặc điểm nội dung, nghệ thuật như các em đã được học, vừa có những nét riêng rất độc đáo mà sau đây cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu. 4. Dạy bài mới Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt 4.1. Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - GV hỏi: Dựa vào phần đã chuẩn bị ở nhà, một em hãy nêu lại những nét chính về cuộc đời và các sáng tác của Phạm Ngũ Lão. Trong quá trình HS trả lời,GV đưa ra các câu hỏi nhỏ để định hướng: + Cuộc đời: năm sinh, năm mất, quê quán, con người như thế nào + Sáng tác: sáng tác nhiều hay ít, hiện còn những tác phẩm nào - Sau khi HS trả lời GV chốt lại (ghi nét chính lên bảng hoặc đọc để HS ghi vở) - GV mở rộng thêm kiến thức về tác giả: đọc một đoạn trong Đại Việt sử kí toàn thư - GV gọi HS nhận xét về thể thơ của bài thơ: Thể thơ gì, luật thơ thế nào, các cách chia bố cục ra sao (gợi ý: kiến thức đã học ở THCS và đã nói ở bài khái quát) - Nếu 1 HS trả lời chưa đủ (nhất là 2 cách chia bố cục) thì GV gọi HS khác bổ sung. - GV hỏi tiếp: Vậy với bài thơ này thì chia bố cục theo cách nào? Tại sao lại chọn cách đó? - GV chốt lại thể thơ và bố cục để HS ghi - HS dựa vào phần Tiểu dẫn và các kiến thức chuẩn bị thêm (hoặc kiến thức lịch sử đã có) để trả lời - Khi GV chốt lại, HS gạch chân trong SGK hoặc ghi vở - HS nhớ lại kiến thức đã học ở THCS và ở bài khái quát để trả lời - HS nêu cách chia bố cục (căn cứ vào việc nội dung bài thơ chia 2 phần khá rõ ràng) I. Tiểu dẫn 1. Tác giả * Cuộc đời - Phạm Ngũ Lão (1255- 1320) - Quê quán: làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc Hưng Yên) - Con người: + Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược + Thích đọc sách, ngâm thơ => Là người văn võ toàn tài * Sáng tác: - Hiện chỉ còn lại 2 bài thơ Thuật hoài và Vãn Thượng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Kiến thức mở rộng: “Phạm Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, sống phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, xem qua có vẻ không để ý đến việc võ bị nhưng quân do ông chỉ huy thực là đội quân trên dưới như cha con, hễ đánh là thắng” - Đại Việt sử kí toàn thư) 2. Tác phẩm - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (Bố cục có thể chia theo cấu trúc Khai - thừa - chuyển - hợp hoặc chia 2 phần tiền giải - hậu giải, 2 câu đầu nói sự vật, 2 câu sau thể hiện tâm sự) - Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: Hình ảnh tráng sĩ và đội quân nhà Trần + Hai câu sau: Tâm sự, nỗi lòng của tác giả 4.2. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết văn bản *Tìm hiểu nhan đề - GV mời 1HS đọc phần phiên âm, 1 HS đọc phần dịch nghĩa, 1 HS đọc phần dịch thơ (nhắc HS chú ý đọc diễn cảm đúng giọng điệu) => GV nhận xét cách đọc và đọc lại nếu cần thiết - GV giải thích ngắn gọn nhan đề chữ Hán - GV hỏi HS có nhận xét gì về nhan đề bài thơ (gợi ý: nhan đề chỉ có 2 từ, nhan đề này cho thấy tác giả muốn thể hiện gì trong bài thơ?) - GV gợi ý mở rộng thêm: Thông thường trong thơ ca người ta bày tỏ những tình cảm gì (tình cảm riêng hay chung), ở đây tác giả có giãi bày những tâm trạng riêng tư không? - GV khẳng định lại - HS đọc đúng và diễn cảm - HS trả lời dựa trên gợi ý của giáo viên (nhan đề ngắn gọn, cho thấy tác giả muốn bày tỏ nỗi lòng) - HS nêu nhận xét (có kết hợp với phần văn bản) - HS tự ghi lại II. Đọc - hiểu văn bản (Cách đọc bài: Đọc ngắt nhịp 4/3, chậm rãi, tự tin, 2 câu đầu giọng hùng tráng, 2 câu sau giọng trầm lắng) 1. Nhan đề - Nhan đề: Thuật hoài. Thuật: kể, bày tỏ; hoài: nỗi lòng => Thuật hoài là bày tỏ nỗi lòng (tâm sự, hoài bão...). Dịch nhan đề Tỏ lòng là chính xác. - Qua nhan đề ngắn gọn cho thấy bài thơ là lời bày tỏ tâm sự, nỗi niềm của tác giả. Đó không phải là những tình cảm riêng tư, nhỏ hẹp mà là tình cảm chung lớn lao. * Tìm hiểu 2 câu thơ đầu - GV hỏi: Hình ảnh con người được tái hiện trong câu thơ như thế nào ( gợi ý: HS bám sát phần phiên âm, dịch nghĩa). - GV hỏi tiếp: HS nhận xét có gì khác nhau giữa phần dịch nghĩa và dịch thơ ở câu thơ đầu? - GV gợi ý tiếp: Vậy múa giáo thiên về biểu hiện điều gì, cầm ngang ngọn giáo thể hiện điều gì? - GV gợi ý cho đến khi HS trả lời sát ý. Nếu HS không đưa ra được từ ngữ chính xác thì GV bổ sung. - GV diễn giải thêm và chốt lại ý về tư thế của người tráng sĩ - GV hỏi tiếp: Người tráng sĩ với tư thế đó xuất hiện trong bối cảnh như thế nào?(không gian, thời gian) - GV khẳng định lại và mở rộng thêm về cách miêu tả không gian, thời gian. - GV chốt lại ý của câu + Câu hỏi nâng cao (để nhấn mạnh ý): Người tráng sĩ - người anh hùng vệ quốc được miêu tả với tầm vóc lớn lao, hành động kì vĩ, đặt trong bối cảnh không gian - thời gian cũng kì vĩ. Đó là cách miêu tả như thế nào/ Bút pháp nghệ thuật gì? (Gợi ý: HS nhớ lại một thể loại VH dân gian thể hiện những cái lớn lao, cao cả). GV khẳng định lại sau khi HS trả lời. - GV chuyển dẫn: Từ hình ảnh người tráng sĩ đó, tác giả tiếp tục nói đến hình ảnh nào ở câu 2, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp. - HS căn cứ vào phần phiên âm và dịch nghĩa để trả lời (con người cầm ngang ngọn giáo để bảo vệ non sông) - HS so sánh câu đầu phần dịch nghĩa và dịch thơ để trả lời (khác nhau ở cầm ngang ngọn giáo - múa giáo) - HS suy nghĩ trả lời theo gợi ý của giáo viên và đưa ra các ý trả lời khác nhau cho đến khi sát ý của GV hoặc khi không còn ý kiến nào nữa. - HS nêu nhận xét của mình về bối cảnh không gian, thời gian. - HS nhớ lại thể loại VHDG đã học (sử thi), liên hệ sang cách miêu tả của câu thơ. 2. Hai câu đầu: Hình tượng tráng sĩ và đội quân thời Trần * Câu 1 - Lưu ý điểm khác giữa bản dịch nghĩa và dịch thơ: cầm ngang ngọn giáo (thiên về thể hiện tư thế vững chãi, hiên ngang) - múa giáo (thiên về cách thể hiện, sự khéo léo, linh hoạt -> cách dịch hay nhưng thiếu độ cứng rắn, mạnh mẽ) - Hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đã mấy mùa thu => Tư thế vững chãi, hiên ngang, lẫm liệt - Bối cảnh: Không gian non sông đất nước bao la, thời gian có chiều sâu (đã mấy mùa thu) => Bối cảnh không gian, thời gian kì vĩ (mở rộng: đó là khuynh hướng vĩnh viễn hoá, lí tưởng hoá trong thơ ca) - Bối cảnh không - thời gian kì vĩ làm nổi bật thêm tư thế vững chãi, hiên ngang của người anh hùng vệ quốc. Người anh hùng trong câu thơ có tầm vóc lớn lao của vũ trụ, hành động cũng lớn lao: bảo vệ đất nước với cây trường giáo tưởng như đo bằng cả chiều ngang của non sông. => Hình tượng con người được nâng lên tầm vóc sử thi (Bút pháp miêu tả mang tính sử thi) - GV hỏi lại: Trong câu 2 này tác giả nói đến hình ảnh nào? - GV hỏi tiếp: Hình ảnh “ba quân” ở đây được hiểu như thế nào? - GV: “Ba quân” - quân đội nhà Trần được miêu tả ra sao? (gợi ý: khí thế) - GV: Khí thế “nuốt trôi trâu” là khí thế như thế nào? - GV khẳng định lại và hỏi tiếp: Vậy ở đây tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để nói lên khí thế của ba quân? - GV lưu ý: Tác giả so sánh phóng đại để nói lên khí thế mạnh mẽ “nuốt trôi trâu” của quân đội nhà Trần. Nhưng “khí thế nuốt trôi trâu” chỉ là một cách hiểu của cụm từ “khí thôn ngưu”. Có em nào biết một cách hiểu khác không? + Nếu HS không nêu được thì GV giải đáp. - GV phân tích qua 2 cách hiểu trên và khẳng định lại cả 2 cách hiểu đều có lí. - GV: Tác giả còn dùng một thủ pháp nữa để gây ấn tượng về sức mạnh của quân đội nhà Trần, đó là thủ pháp nào (gợi ý: tác giả có tả nhiều hay không, nếu không tả nhiều thì đó là thủ pháp gì? - GV khẳng định và chốt lại ý của câu thơ (mở rộng: giới thiệu nhận xét của Nguyễn Đình Chú) - GV đặt vấn đề: Ở câu 1 là hình ảnh tráng sĩ, ở câu 2 là hình ảnh đội quân. Vậy 2 hình ảnh này có mối quan hệ như thế nào? - GV chốt lại - HS trả lời: hình ảnh “ba quân” - HS dựa vào chú thích trong SGK để trả lời - HS căn cứ bản dịch nghĩa để trả lời (khí thế như hổ báo nuốt trôi trâu) - HS: Khí thế hùng dũng, mạnh mẽ - HS chỉ ra cụ thể hình ảnh so sánh “như hổ báo” => Nghệ thuật so sánh phóng đại (HS nêu rõ hơn tác dụng của thủ pháp nghệ thuật này). - HS (đã tìm hiểu trước) nêu thêm cách hiểu ba quân khí thế mạnh mẽ át cả sao Ngưu trên trời. - HS đưa ra một vài ý kiến thảo luận về 2 cách hiểu. - HS suy nghĩ theo gợi ý của GV để tìm câu trả lời. - HS xem lại các kiến thức vừa tìm hiểu, phân tích và khái quát lại để tìm ra mối quan hệ giữa 2 hình ảnh, hai câu thơ. (Từ hình ảnh tráng sĩ khái quát lên hình ảnh đội quân) * Câu 2 - Hình ảnh: “Ba quân” - quân đội nhà Trần với khí thế hùng dũng, mạnh mẽ. - Thủ pháp nghệ thuật: So sánh phóng đại “ba quân như hổ báo” (bản dịch thơ không thể hiện được) => vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất, vừa khái quát hoá sức mạnh tinh thần, thể hiện sức mạnh to lớn của quân đội nhà Trần. - Cụm từ “khí thôn ngưu”: ngưu có thể hiểu là trâu hoặc sao Ngưu -> câu thơ có 2 cách hiểu: (1)+ Khí thế hùng mạnh của ba quân như hổ báo có thể nuốt trôi cả trâu. (2)+ Khí thế hào hùng của ba quân xông lên tận trời, làm mờ cả sao Ngưu. ( Cách hiểu (1) đúng với nghệ thuật so sánh trực tiếp, vừa diễn tả sức mạnh vật chất, vừa nói lên khí thế dũng mãnh của quân đội. Nhưng có ý kiến cho rằng hiểu như vậy là tầm thường, không nói lên được tầm vóc lớn lao. Cách hiểu (2): Câu thơ giàu hình ảnh, kết hợp với câu 1 mở ra cả không gian rộng lớn -> Ý thơ khái quát hơn. Tuy nhiên có ý kiến cho là gượng ép) => Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng thể hiện sức mạnh lớn lao, khí thế mạnh mẽ của quân đội nhà Trần. - Thủ pháp so sánh phóng đại, thiên về gợi hơn là tả -> gây ấn tượng sâu sắc về sức mạnh của quân đội. => Hình ảnh thơ có độ súc tích cao, tạo ấn tượng khái quát. Câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn để làm nổi bật lên sức mạnh của quân đội và của cả dân tộc thời Trần. (Nhận xét của Nguyễn Đình Chú: “Ở đây chủ quan mà lại chân thực, chân thực của ấn tượng chứ không phải chân thực của thị giác. Chân thực ở cái hồn của sự viêc đó là cái chân thực của thời đại, của đất nước”) * Mối quan hệ giữa câu 1 và câu 2: - Từ câu 1 đến câu 2, hình ảnh đi từ cụ thể đến khái quát, từ vè đẹp kiêu hùng, kì vĩ của người anh hùng nói riêng đến vẻ đẹp hào hùng, mạnh mẽ của cả đội quân. Hình tượng người anh hùng đặt trong thời đại Đông A, trên nền hào khí dân tộc khiến cho hình ảnh càng hùng tráng hơn. Hai hình tượng bổ sung cho nhau, tôn lên vẻ đẹp hào hùng. Hình tượng anh hùng lồng trong hình tượng ba quân, dân tộc tạo nên âm vang thời đại, dư âm hào khí Đông A. * Tìm hiểu hai câu sau - GV chuyển dẫn : Ở 2 câu trên là hình ảnh con người mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, tinh thần quyết chiến quyết thắng của thời đại. Tinh thần đó xuất phát từ ý thức trách nhiệm, ý thức về dân tộc và nền thái bình của đất nước. Tức là con người vũ trụ luôn gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức. Đây chính là con người thể hiện ở hai câu thơ sau. - GV gọi 1 HS đọc lại 2 câu thơ cuối và hỏi : Giọng điệu của 2 câu cuối có thay đổi gì so với hai câu đầu, sự thay đổi này có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung ? - GV nêu vấn đề : “ Nợ công danh” mà tác giả nêu ở câu 3 có thể được hiểu như thế nào ? + GV giúp HS khái quát thành quan niệm sống của trang nam nhi phong kiến và đặt cụ thể trong hoàn cảnh thời đại Phạm Ngũ Lão. Đặc biệt là gợi ý cho HS so sánh quan niệm công danh của Nguyễn Công Trứ và Phạm Ngũ Lão. + GV giải thích thêm cách hiểu thứ 2 : chữ “ trái” là từ chữ “trách” mà ra, vì thế “trái” còn có nghĩa là trách nhiệm, trọng trách. - GV gợi ý cụ thể cho HS phân tích và chốt lại. - GV liên hệ trở lại với câu 1 - GV hỏi : Ở câu thơ này tác giả thể hiện điều gì ? - GV hỏi tiếp : Vũ hầu là người như thế nào mà khiến cho Phạm Ngũ Lão phải thẹn ? - GV : Vậy tại sao Phạm Ngũ Lão lại thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu ? - GV nêu vấn đề : Trên thực tế Phạm Ngũ Lão là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên mông, được Thượng hoàng Trần Anh Tông ca ngợi hết lời (GV đọc 1 đoạn bài Viếng thượng tướng quân), vậy mà vẫn thẹn vì chưa lập được sự nghiệp lớn. Ở đây có gì mâu thuẫn không ? Thực ra điều này thể hiện ý gì ? - GV hỏi tiếp : Nỗi thẹn của tác giả là nỗi thẹn vì nước vì dân, nó có làm giảm nhân cách của con người không ? - GV hỏi : Trong văn chương còn có một nỗi thẹn khác, đó là nỗi thẹn của tác giả nào ? (GV hướng dẫn HS so sánh với nỗi thẹn trong thơ Nguyễn Khuyến) - GV : Cái tâm của Phạm Ngũ Lão không chỉ thể hiện trong bài thơ này mà còn thể hiện qua các câu chuyện, giai thoại lịch sử (yêu cầu HS kể lại để hiểu rõ hơn cái tâm của Phạm Ngũ Lão) - GV khái quát lại ý 2 câu thơ. - GV hướng dẫn HS liên hệ : Bài thơ có ý nghĩa lớn trong thời đại Đông A. Trong thời đại ngày nay nó còn ý nghĩa gì không ? - HS đọc bài, xem lại cách đọc mà GV đã hướng dẫn ở phần đầu, suy luận thêm để tìm ra tác dụng của việc thay đổi giọng điệu thơ. - HS (đã chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn học bài số 3) lựa chọn một hoặc cả hai nghĩa, phân tích cụ thể mỗi cách hiểu + Với nghĩa thứ nhất (Nợ công danh thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo), HS có thể phân tích khá dễ dàng, lấy ví dụ trong ca dao và thơ Nguyễn Công Trứ. + Với nghĩa thứ 2 (Nợ công danh : chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước), HS khó phân tích hơn nên GV cần giải thích cụ thể để HS có cơ sở phân tích nghĩa vụ, trọng trách ở đây là gì (đặt trong hoàn cảnh lịch sử) - HS tự ghi lại theo ý hiểu - HS trả lời (nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ hầu). - HS đọc phần chú thích và trả lời. - HS căn cứ vào ý vừa nói về Vũ hầu, suy luận để trả lời vì sao tác giả lại thẹn trước Vũ hầu. - HS suy nghĩ để lý giải vấn đề. - HS suy nghĩ lý giải ý nghĩa của nỗi thẹn. - HS đã tìm hiểu trước -> nêu câu thơ Nguyễn Khuyến và so sánh - HS kể lại câu chuyện, giai thoại lịch sử về Phạm Ngũ Lão. - HS liên hệ trực tiếp với bản thân để đưa ra ý kiến 3. Hai câu sau : Nỗi lòng tác giả - Giọng điệu : Nếu như ở hai câu đầu là giọng hùng tráng thì đến hai câu sau giọng điệu trầm lắng lại, chậm rãi hơn. => Phù hợp với lời bộc bạch, tâm sự, bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ. * Câu 3 - “ Nợ công danh” có thể hiểu theo cả hai nghĩa : (1)+ Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo. Quan niệm này đã được đề cập đến trong ca dao : “ Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống Đông, Đông tĩnh ; lên Đoài, Đoài yên” . Theo đó, Phạm Ngũ Lão quan niệm trang nam nhi sinh ra trên đời có món nợ công danh sự nghiệp ; phải lập công - giương danh, để lại tiếng thơm cho đời. Đó là chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực, gắn với ý thức trách nhiệm. Đặt trong thời đại Đông A, chí làm trai đó đã cổ vũ cho con người từ bỏ lối sống tầm thường vị kỉ, sẵn sàng chiến đấu vì sự nghiệp lớn lao. Đó là chí làm trai gắn với cái chung, phạm vi rộng hơn quan niệm chí làm trai - công danh quan trường của Nguyễn Công Trứ (“Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” - Đi thi tự vịnh) (2) + Cái nợ chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước. Nhiều ý kiến cho rằng bài thơ ra đời trước cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 -> Phạm Ngũ Lão ý thức về trách nhiệm với đất nước, “ nợ” vì đất nước chưa được thái bình. => Câu thơ thể hiện vẻ đẹp của con người Phạm Ngũ Lão : sống có trách nhiệm cao với dân tộc, đất nước ; có chí làm trai tích cực. - Liên hệ với câu 1 : Chính cái chí đó tạo nên ý thức bảo vệ đất nước bền bỉ -> Càng soi tỏ, làm tôn thêm vẻ đẹp của hình tượng trang nam nhi vệ quốc. * Câu 4 - Vũ hầu - Gia Cát Lượng : người có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán, được người đời ca ngợi vì tài mưu lược và lòng tận trung. -> Phạm Ngũ Lão tự thấy mình chưa làm được nhưVũ hầu, chưa trả được nợ công danh cho nước cho đời nên tự hổ thẹn. Phạm Ngũ lão là người có công lớn với đất nước (khi mất đựoc Thượng hoàng Trần Anh Tông ca ngợi : “Dẹp giặc Lào, Xiêm tỏ tướng tài/ Võ thần mấy kẻ được chen vai/ Dưới cờ một dạ nên công lớn/ Gia Cát trời Nam lại có hai”), vậy mà vẫn thấy thẹn trước tấm gương Gia Cát Lượng. Điều này không có gì mâu thuẫn, nó thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. Đằng sau đó còn là tấm lòng tận trung báo quốc (báo ơn tri ngộ của Hưng Đạo Vương). - Nỗi thẹn đó không làm giảm đi nhân cách con người mà thực ra nâng cao nhân cách cao đẹp, sáng ngời. Đó là nỗi thẹn cao cả. - Cũng nói đến cái thẹn, Nguyễn Khuyến có viết trong Thu vịnh : “ Nhân hứng cũng vừa toan cất bút/ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” => Dường như những người có nhân cách lớn đều mang trong mình nỗi thẹn với những người tài đức. Phạm Ngũ Lão luôn tự đòi hỏi, yêu cầu mình có trách nhiệm với nước với dân -> Đó là cái tâm cao đẹp. - Cái tâm đó còn thể hiện qua các câu chuyện, giai thoại lịch sử ( Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên đường, gặp Hưng Đạo Vương) => Hai câu thơ thể hiện chí tích cực, cái tâm mang giá trị nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão. * Liên hệ : Trong thời đại ngày nay, bài thơ vẫn có một ý nghĩa lớn lao. Nó giúp cho thế hệ trẻ định hướng cách sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão cao cả, thống nhất lợi ích của cá nhân và cộng đồng. => Bài thơ có sức sống vững bền. 4.3. Tổng kết - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, tóm tắt lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ. - HS đọc bài và ghi phần GV tổng kết. III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ mang vẻ đẹp hào hùng của hào khí Đông A thể hiện qua vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp thời đại đầy lí tưởng, hào hùng. 2. Nghệ thuật Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao; hình ảnh cô đọng, giàu sức gợi, tạo ấn tượng khái quát cao. Giọng thơ lúc hào sảng lúc chân thành, trầm lắng, để lại dư âm trong lòng người đọc. 5. Củng cố - luyện tập - Câu hỏi luyện tập: +, Nhận xét ý kiến : Tỏ lòng là chân dung tinh thần của tác giả, đồng thời là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần, rực ngời hào khí Đông A. + Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì? Vì sao là thơ nói chí nhưng bài thơ không hề tạo cảm giác cứng nhắc? (HS dựa vào những đặc điểm nội dung, nghệ thuật vừa tìm hiểu, suy luận thêm để trả lời). 6. Kiểm tra - đánh giá - Kết hợp với các câu hỏi kiểm tra trong quá trình hướng dẫn tìm hiểu bài (kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà, kiểm tra kiến thức vừa tiếp thu), tập trung đánh giá qua các câu hỏi luyện tập.
Tài liệu đính kèm: