Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tỏ lòng

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tỏ lòng

A . Mục tiêu bài học: -Giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lý tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau

- Thấy được sức biểu đạt mạnh mẽ của hình tượng thơ  đạt đến độ súc tích cao

- Bồi dưỡng nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí quyết tâm thực hiện lý tưởng.

 B .Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, TLTK

- Thiết kế bài học

- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, so sánh, gợi tìm ; trong khi giảng kết hợp phát vấn, đặt câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận, phát hiện trọng tâm bài thơ.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1626Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tỏ lòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10/2010 
Tiết 37 : Đọc văn	
TỎ LÒNG
 (Thuật hoài)	 
 Phạm Ngũ Lão
A . Mục tiêu bài học: -Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lý tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau
- Thấy được sức biểu đạt mạnh mẽ của hình tượng thơ à đạt đến độ súc tích cao
- Bồi dưỡng nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí quyết tâm thực hiện lý tưởng.
 B .Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, TLTK
- Thiết kế bài học
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, so sánh, gợi tìm ; trong khi giảng kết hợp phát vấn, đặt câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận, phát hiện trọng tâm bài thơ.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra: - Trình bày khái quát nội dung các giai đoạn văn học X -> XX?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- HS đọc phần Tiểu dẫn
1. Nêu vài nét về tác giả PNL
Gọi HS đọc văn bản. Lưu ý: đọc diễn cảm, tự tin, tâm huyết, mạnh mẽ
2. Bài thơ thuộc thể loại nào?
3. Căn cứ vào nội dung bài thơ, em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
4. Tìm chủ đề bài thơ?
Hoạt động 2: Đọc – hiểu
1. Hai câu thơ mở đầu miêu tả nội dung gì?
2. Tư thế của người trai thời Trần được khắc hoạ bằng từ ngữ nào? Em có nhận xét gì về tư thế đó?
3. So với bản dịch thơ, từ “Hoành sóc” chuyển sang “Múa giáo” có điểm gì khác nhau?
4. Tư thế đó được đặt trong không gian và thời gian như thế nào?
5. Qua câu thơ đầu, em hãy cho biết con người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào?
6. Tam quân bao hàm mấy nghĩa?
7. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để mô tả sức mạnh của quân đội nhà Trần? Sức mạnh ấy được thể hiện như thế nào?
GV lưu ý hai cách hiểu nghĩa của từ “khí thôn ngưu”
8. Nhận xét chung về hai câu thơ trên?
9. Hai câu thơ sau thể hiện nội dung gì?
10. Em hiểu ntn về nợ công danh trong quan niệm của người xưa?
PNL đã làm được điều đó chưa?
Vậy theo em, món nợ của PNL ở đây là món nợ gì?
Nhận xét quan niệm về nợ công danh của PNL so với quan niệm của người xưa?
11. Vì sao tác giả cảm thấy “thẹn”?
Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” ấy?
12. Qua nỗi “thẹn” đó, tác giả đã bộc lộ khát vọng gì?
Hoạt động 3: 
13. Nêu vài nét chính về nghệ thuật bài thơ.
14. Khái quát lại nội dung toàn bài thơ?
Giới thiệu chung:
Tác giả: (1255-1320) 
+ Người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.
+ Xuất thân thuộc tầng lớp bình dân, được Hưng Đạo Vương tin dùng và gả con gái nuôi.
+ Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông; có địa vị cao ở đời Trần.
+ Được ngợi ca là người “Văn võ toàn tài”
Bài thơ:
HS cần nắm được:
+ So sánh nguyên văn chữ Hán và bản dịch thơ.
Hoành sóc à múa giáo.
Khí thôn ngưu: hai cách hiểu
+ Phân tích theo kết cấu gồm hai phần: tiền giải và hậu giải.
a) Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt – Chữ Hán
b) Hoàn cảnh sáng tác: Ước đoán bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng chống giặc Nguyên-Mông, song chưa đi đến thắng lợi cuối cùng
c) Chủ đề: Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn lao của vị tướng tài đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
II.Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu: hình tượng con người và quân đội thời Trần.
+ Con người: Hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo à tư thế hùng dũng hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu.
Bản dịch giảm ý nghĩa câu thơ, không làm toát lên được hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo với tư thế chủ động, xông xáo, tung hoành, đánh đông dẹp bắc, sẵn sàng tiến công quân thù để bảo vệ tổ quốc.
 - Không gian: giang sơn à rộng lớn 
 - Thời gian: cáp kỉ thu à dài, không hạn định.
à Bền chí, kiên cường bất khuất, chiến đấu trong suốt bề dài lịch sử.
* Tư thế ấy mang tầm vóc vũ trụ lớn lao sánh cùng trời đất. Do vậy, tư thế đó không phải của một con người mà là tư thế, dáng đứng của cả một dân tộc, một thời đại nhà Trần.
+ Hình ảnh “ba quân”: 
- Nghĩa hẹp: toàn bộ quân đội nhà Trần.
 - Nghĩa rộng: cả dân tộc cùng đứng lên.
 à Hình ảnh con nguời và thời đại nhà Trần đã lồng vào nhau.
· Sức mạnh:
- tì hổ: NTso sánh à sức mạnh phi thường, vô địch.
- Khí thôn ngưu: cường điệu à khí thế tiến công mãnh liệt.
Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ trên cũng có ý nghĩa vừa cụ thể hoá sức mạnh thể chất (nuốt trôi trâu) vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân mang “hào khí Đông A” (át sao ngưu) à gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn.
Tóm lại, tác giả đã xây dựng hình ảnh người tráng sĩ lồng trong hình ảnh toàn dân tộc với tư thế tầm vóc vũ trụ, khí thế hào hùng à hình ảnh đẹp, hoành tráng và giàu tính sử thi.
2. Hai câu sau: Lý tưởng và hoài bão lớn lao của tác giả.
+ Công danh: 
- Phong kiến - lập công (để lại sự nghiệp)
 - lập danh (để lại tiếng thơm)
 - PNL: hoài bão giúp nước, giúp dân à là nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng đối với đất nước à tiến bộ, tích cực hơn.
Thông tin mở rộng:
 Quan niệm về”chí làm trai” của PNL vứa mang tư tưởng tích cực thời trung đại, vừa mang tinh thần dân tộc: sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung lớn lao – sự nghiệp cứu nước cứu dân. 
+ Tâm: thẹn - chưa có tài mưu lược lớn
 - chưa trả xong nợ nước 
à Thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước. Đó chính là cái thẹn cao cả có ý nghĩa tích cực, làm nên nhân cách con người của ông à Cái tâm ngời sáng
+ Khát vọng: muốn cống hiến, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, cho dân tộc à cái chí lớn lao, cao đẹp.
Khát vọng này chính là lòng yêu nước ở mức độ chân thành sôi nổi nhất; là niềm khao khát chiến đấu giữ nước của con người thời xưa. Đây là ý nguyện của PNL mà cũng là ý nguyện của một thế hệ, một thời đại, một dân tộc anh hùng.
III. Tổng kết:
Tổng
+ Nghệ thuật: bài thơ Đường luật ngắn gọn, thủ pháp gợi thiên về ấn tượng khái quát, đạt tới độ súc tích cao.
+ Nội dung: Khắc họa được vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang lẫm liệt với lý tưởng và nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại à thể hiện “hào khí Đông A” của thời đại nhà Trần.
4- Củng cố:
- Đặc điểm kết cấu bài thơ Đường luật ( Tiền giải và hậu giải).
- Giá trị bài thơ.
- HS liên hệ với ngày nay để biết sống có lý tưởng hoài bão cao cả
5-Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài thơ cả phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ; 
- Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.
- Soạn bài: “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37 To long.doc