Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình yêu và thù hận

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình yêu và thù hận

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu một số nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Sếch- xpia và sơ lược về tác phẩm Rô mê ô và Giu liét

- Hiểu và cảm thụ nghệ thuật xây dựng kịch của Sếch - xpia

- Cảm nhận được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận giữa 2 dòng họ Rômêô và Giuliét thông qua đoạn trích.

- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

- Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc - hiểu thể loại kịch.

3. Thái độ:

- Trân trọng và quý mến tài năng sáng tạo nghệ thuật của Sếchxpia

- Trân trọng tình yêu chân chính

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 26633Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình yêu và thù hận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2010
Ngày giảng: 10/12/2010
Tiết 64:	 
 ĐỌC VĂN: TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
 	(Trích: Rô mê ô và Giu liét ) 
- Sếch- xpia-
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu một số nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Sếch- xpia và sơ lược về tác phẩm Rô mê ô và Giu liét 
- Hiểu và cảm thụ nghệ thuật xây dựng kịch của Sếch - xpia
- Cảm nhận được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận giữa 2 dòng họ Rômêô và Giuliét thông qua đoạn trích.
- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. 
- Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc - hiểu thể loại kịch.
3. Thái độ: 
- Trân trọng và quý mến tài năng sáng tạo nghệ thuật của Sếchxpia 
- Trân trọng tình yêu chân chính
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Vấn đáp - diễn giảng - thảo luận,
- SGK + SGV + Thiết kế giáo án 
- TLTK về tác giả và vở kịch.
C. NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: 11A2:
 11A8:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 CH: Mâu thuẫn, xung đột của vở kịch Vũ Như Tô được đẩy tới đỉnh điểm trong hồi V qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Vũ Như Tô như thế nào? Em hiểu “ Bệnh Đan Thiềm” như thế nào? 
3. Nội dung bài mới:
 Vh phục hưng là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của vh nhân loại, đb đề cao giá trị nhân văn sâu sắc, là “ bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến giờ, một thời đại cần đến những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ”. S cũng là 1 con người như thế. Ông là viết kịch vĩ đại nhất, 1 nhà thơ trữ tình danh tiếng nhất của vh Anh nói riêng, vh phục hưng nói chung. Từ lâu sáng tác của S đã vượt ra ngoài p.vi 1 nước và trở thành tài sản chung của thế giới. Một trong những kiệt tác bất hủ đó là vở kịch Rômêô và Giuliét. Lần đầu tiên trong vh nhân loại xuất hiện một ty mộc mạc, chân thật, ngây ngất của tuổi trẻ. Đó chính là sản phẩm, là thành tựu của vh phục hưng. Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu tp thông qua đ.trích TY và thù hận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
( HS đọc Tiểu dẫn SGK)
CH: Dựa vào sgk, hãy khái quát vài nét về tác giả Sêch xpia?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: nhấn mạnh, 
( Thời đại phục hưng là 1 tđại mới ở tây âu diễn ra ở t.kỉ 15.16- gđ có 1 bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy. M.đích của phong trào phục hưng là xây dựng nền văn minh mới nhằm giải phóng con người khỏi những ràng buộc của tôn giáo và tư tưởng pk, đề cao những giá trị tốt đẹp cao qúi của con người.) 
 Sinh ra tại miền tây nam nước Anh. Vì gđ sa sút nên đang học ở bậc trung học phải bỏ( 14 tuổi) đi làm để kiếm sống.18 tuổi, S yêu 1 người con gái hơn mình 8 tuổi và lấy làm vợ.=> sinh hoạt gđ lại càng chật vật vì sau 3 năm đã có 3 con. 23 tuổi bỏ nhà lên Luân đon kiếm sông bằng nhiều nghề khác nhau: Chân giữ ngựa, người nhắc vở diến, diễn viên, nhà soạn kịch.. 
=> Tài năng của S gắn với quá trình lđ miệt mài không biết mệt mỏi. O chủ yếu tự học để thành tài.)
CH: Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng gì?
GV: Nhận xét, bổ sung.
(HS tóm tắt theo SGK)
CH: Nêu vị trí đoạn trích?
GV: Phân vai HS đọc đoạn trích, nêu yêu cầu giọng đọc từng vai, đọc diễn cảm thể hiện tình cảm nồng nàn, say đắm của tình cảm yêu đương .
GV nhận xét cách đọc
CH: Đoạn trích có bao nhiêu lời thoại?
Hình thức các lời thoại đó là gì? 
HS: trả lời
GV: Bổ sung, giảng rõ
 CH: Qua đó thể hiện dụng ý gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
* Cuộc đời:
- Uyliam Sếchxpia (1564-1616): Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.
- Xuất thân trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, len dạ.
- Cuộc sống chật vật, vất vả: Chân giữ ngựa, người nhắc vở diễn, diễn viên, nhà viết kịch.
* Sự nghiêp văn học: phong phú, đồ sộ với 37 vở kịch gồm kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch, bằng thơ xen văn xuôi, mà phần lớn là kiệt tác của nhân loại. (Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Hămlét, Ôtenlô, Mácbét,đặc biệt là Rômêô và Giuliét).
 - Nội dung : Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
2. Tác phẩm: Rômêô và Giuliét
a. Xuất xứ
- Là vở kịch đầu tay	nổi tiếng của Sêchxpia được viết vào khoảng những năm 1594- 1595, gồm 5 hồi, bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu truyện có thật về mối hận thù giữa 2 dòng họ Môntaghiu và Capiulét tại Vêrôna( Ý) thời trung cổ.
b. Tóm tắt: Sgk
3. Đoạn trích
a. Xuất xứ
- Thuộc lớp 2 hồi II. 
- Cảnh Rômêô gặp Giuliét tại vườn nhà Capiulét sau đêm vũ hội hoá trang.
b. Đọc - giải thích từ khó
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hình thức các lời thoại
* 6 lời thoại đầu: 
- Lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật (nhân vật nói về nhau chứ không nói với nhau)
- Tâm trạng, nỗi niềm của Rômêô và Giuliét
- Độc thoại có hàm chứa đối thoại ( Lúc thì như nói với J khi nàng xuất hiện trên cửa sổ “ vừng dương tươi đẹpHỡi nàng tên lộng lẫy, hãy nói nữa đi”, lúc thì như đang đối thoại với chính mình Kìa nàng tì má lên bàn tay. Ôi ưowcs gì ta là chiếc bao tay ấy, mình cứ nghe thêm nữa hay mình lên tiếng nhỉ)) làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc.
* 10 lời thoại sau:
 - Lời đối thoại (nhân vật hướng về nhau, nói cho nhau nghe).
 - Sự khẳng định tình yêu vượt lên trên thù hận của Rômêô và Giuliét.
=> Sử dụng linh hoạt hình thức các lời thoại và đối thoại - góp phần thể hiện rõ tâm trạng các nhân vật.
D. Củng cố - Dặn dò: 
 - Chốt lại các ý chính: tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
 - Chuẩn bị bài mới: “ Tình yêu và thù hận”(tt).
 + Diễn biến tâm trạng của Rômêô và Giuliét.
 + Phân tích để chứng minh tình yêu Rômêô và Giuliét đã vượt qua thù hận.
Ngày soạn: 05/12/2010
Ngày giảng: 10/12/2010
Tiết 65: 
ĐỌC VĂN: TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (tt)
 (Trích: Rômêô và Giuliét )
- Sếch xpia-
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu một số nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Sếch- xpia và sơ lược về tác phẩm Rômêô và Giuliét. 
- Hiểu và cảm thụ nghệ thuật xây dựng kịch của Sếchxpia.
- Cảm nhận được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận giữa 2 dòng họ Rômêô và Giuliét thông qua đoạn trích.
- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 
- Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc - hiểu thể loại kịch.
3. Thái độ: 
- Trân trọng và quý mến tài năng sáng tạo nghệ thuật của Sếchxpia .
- Trân trọng tình yêu chân chính.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 
 - Vấn đáp - diễn giảng - thảo luận,
 - SGK+ SGK+ Thiết kế giáo án - TLTK về tác giả và vở kịch.
C. NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: 11A2:
 11A8: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
CH: Em hãy cho biết, trong 3 lời độc thoại (Rômêô) tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
CH: Khi Giuliét xuất hiện, Rômêô đã dùng những hình nào để so sánh sắc đẹp của nàng? Em có cảm nhận như thế nào về sắc đẹp ấy?
- HS suy nghĩ, trả lời:
- GV nhận xét, giảng giải
CH: Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong lời thoại của Rômêô nói lên điều gì?
Trong đêm trăng mà Rômêô lại so sánh Giuliét với mặt trời. Điều đó có ý nghĩa gì?
HS: Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu
GV: Định hướng
CH: Khi thất bại trong mối tình với Rôdalin, Rômêô đã giam mình trong bóng tối. Vậy ánh sáng mặt trời của Rômêô còn có ý nghĩa gì?
HS: suy nghĩ, trả lời: 
GV: nhận xét, giảng rõ
CH: Em hãy nhận xét về những hình ảnh mà Rômêô đã dùng để so sánh với vẻ đẹp của Giuliét. Điều đó có ý nghĩa gì? 
- HS: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày
- GV: nhận xét, kết luận:
CH: So với tâm trạng của Rômêô, tâm trạng của Giuliét có gì khác? Vì sao?. Câu nói đầu tiên “Ôi chao” nói lên tâm trạng gì của nàng? 
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: nhận xét, phân tích
- CH: Lời thoại thứ 2.3 của Giuliét cho thấy tâm trạng và mong muốn gì của nàng?
- CH: Nhưng khi nhận ra Rômêô đang đứng dưới vườn nhìn lên thì lời thoại của Giuliét có gì thay đổi? Vì sao? 
-CH: Vậy Giuliét đã làm gì để gỡ bỏ những băn khoăn ấy?
- CH: Qua những lời độc thoại và đối thoại của Giuliét, em thấy nàng là người như thế nào?
 HS: Nhận xét, trả lời
 GV: Kết luận
CH: Em có nhận xét gì về tài khắc hoạ tâm trạng nhân vật của Seechsxpia?
GV: Câu nói của giuliét “Tường vườn này cao, rất khó trèo qua” có ý nghĩa gì?
- HS: Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu
CH: Trong đoạn trích, cả 2 nhân vật luôn ý thức được về mối thù hận giữa 2 dòng họ. Hãy tìm những cụm từ chứng minh cho t.yêu của Rômêô và Giuliét diễn ra trong bối cảnh 2 dòng họ thù địch. 
Nỗi ám ảnh hận thù xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao? Cả hai đều nhắc đến hận thù trong khi tỏ tình để làm gì?
HS: suy nghĩ, trả lời:	
GV nêu vấn đề: Trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối, điều khiển hành động của nhân vật. 
CH: Cả hai nhân vật đã làm gì để vượt lên hoàn cảnh đó?
CH: Theo em tình yêu trong đoạn trích có xung đột với thù hận không?
CH: ( CH5 - SGK): Vấn đề tình yêu và thù hận được giải quyết như thế nào trong 16 lời thoại? (Các nhân vật đã làm gì để bảo vệ tình yêu của minh)?
CH: Qua đoạn trích em đã học được điều gì?( Tình yêu trong sáng, chân thành, con người vì tình yêu dám đương đầu với khó khăn, vượt qua khó khăn)
CH: Hãy nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
HS: Khái quát, trả lời
2. Tâm trạng của Rômêô và Giuliét
a. Tâm trạng Rômêô 
- Nghệ thuật so sánh, phóng đại. Hình ảnh: 
+ Khuôn mặt: Như mặt trời, vừng dương tươi đẹp, phương đông.
+ Ánh mắt: Lấp lánh như những vì sao.
+ Gò má: Rực rỡ làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi, làm cho đèn nến phải thẹn thùng.
→ Cách so sánh không mang tính khuôn sáo, tán dương mà xuất phát từ trái tim yêu chân thành, say đắm của Rômêô. 
→Tâm trạng choáng ngợp, đắm say trước vẻ đẹp rực rỡ chói loà, kiều diễm như một nàng tiên của Giuliét. 
- Hình ảnh thiên nhiên làm nền cho cảnh gặp gỡ tình tứ, đoan trang, trong sáng. Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu do đó thiên nhiên hoà cảm, đồng tình, chở che, trân trọng.
 Trong đêm trăng nhưng Rômêô lại thấy Giuliét đẹp như mặt trời. Nó mang nhiều ý nghĩa:
+ Trăng sáng, đẹp nhưng ánh sáng mặt trời còn rực rỡ và chói loà hơn.
→ Tôn lên vẻ đẹp của Giuliét - gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người xem.
+ Mặt trăng tượng trưng cho nữ thần Điana (Thần thoại La mã) sống trinh bạch suốt đời.
→ Rômêô từ chối ánh sáng ấy vì chàng đang khao khát được yêu đương (thứ tình yêu trần thế của con người thời phục hưng chứ không phải thứ tình yêu mà thượng đế ban phát).
+ Mặt trời gọi bình minh thức dậy sau đêm dài. Phải chăng nó phù hợp với tâm trạng Rômêô trong lúc này: chàng đã từng từ chối ánh sáng và giam mình trong bóng tối khi thất bại trong tình yêu với Rôdalin nhưng giờ đây ánh sáng mặt trời là Giuliét đã làm lành vết thương lòng của Rômêô, đem lại ánh sáng cho chàng.
→ Diễn biến nội tâm đơn giản, thể hiện một tình yêu chân thành, nồng nàn, say đắm.
=> Đó là hình ảnh vĩnh hằng của vũ trụ, phù hợp với mong muốn về một tình yêu bất tử của những người yêu nhau. Tình yêu đó đầy ánh sáng lí tưởng nhân văn, tình yêu tôn vinh con người và hạnh phúc con người thời phục hưng.
b. Tâm trạng Giuliét
*Khi nói một mình: 
- Tâm trạng băn khoăn day dứt, lo lắng, rối bời trước hoàn cảnh éo le. 
Hai tiếng “ Ôi chao”: → Lo âu khi nghĩ đến hận thù giữa hai dòng họ.
- Tâm trạng băn khoăn cao độ. Nàng đã tự chất vấn mình, tự tìm cách trả lời: “Sao chàng lại là Rômêô?, “Cái tên có nghĩa gì đâu?”
→ Vì cái tên ấy gắn liền với Môntaghiu - với mối thù hận của 2 dòng họ.
+ Đề xuất cách giải quyết: chàng hãy khước từ cha chàng...hãy mang tên họ nào khác đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; thậm chí còn rất táo bạo “chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây.
+ Khẳng định: chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
* Khi nói với Rômêô:
- “ Làm thế nào tới được chốn này, anh tới để làm gì”? → Câu hỏi cốt để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.
- Sự lo lắng cho an nguy của Rômêô càng tăng lên: “Nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây”, “Tường vườn này cao, rất khó trèo qua” 
- “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” đã khẳng định sự quyết định dứt khoát của trái tim Giuliét hoàn toàn hướng về người yêu.
→ Giuliét đã tự gỡ rối lòng mình bằng cách tự chất vấn, phân tích, đưa ra câu trả lời bằng lí trí sáng suốt, chín chắn trong suy nghĩ, thiết tha, say đắm trong tình yêu.
=> Diễn biến nội tâm phức tạp; tình yêu chân thành, hồn nhiên, trong sáng, tha thiết, mãnh liệt không chút che giấu, ngượng ngùng; suy nghĩ chín chắn sáng suốt, cảm nhận được mối tình có thể sẽ trở ngại bởi sự thù hận của hai dòng họ.
KL: Sếchxpia thật tài tình khi thể hiện tâm trạng nhân vật: Rômêô bồng bột, đắm say vì được tình yêu ban cho đôi cánh thiên thần; còn Giuliét thì băn khoăn, khắc khoải, mạnh mẽ, sáng suốt bởi tình yêu soi đường dẫn lối.
3. Tình yêu bất chấp thù hận
- Giuliét đã nhận thức được bức tường đang ngăn cách họ: 
+ Bức tường hiện thực.
+ Bức tường của hận thù. 
+ Bức tường tình cảm khi Giuliét chưa biết chắc Rômêô có thật lòng với mình không.
+ Bức tường của lễ giáo phong kiến.
- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh hai người trong suốt cuộc gặp gỡ. Cả hai đều ý thức được sự thù hận:
 + Rômêô: Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, Chẳng phải Rômêô cũng chẳng phải Môntaghiu,... Từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rômêô nữa,...Tôi thù ghét cái tên tôi...chính tay tôixé nát nó ra. 
+ Giuliét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi,.... Nơi tử địahọ mà bắt gặp anh
→Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giuliét nhiều hơn. Vì nàng là phận gái, dễ bị hoàn cảnh tác động. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu. 
 Thái độ Rômêô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ của mình, dũng cảm đến với tình yêu, cái chàng sợ là không có được, không chiếm được tình yêu của Giuliét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận: “Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của họ nữa đâu”
→Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận → Quyết tâm xây đắp tình yêu.
- Cả hai nhân vật luôn cố gắng , quyết tâm để vượt lên hoàn cảnh, chiến thắng hận thù:
+ Với Rômêô: Gặp Giuliét và có được tình yêu của nàng→ Sẵn sàng từ bỏ dòng họ, tên tuổi mình để đến với tình yêu. 
+ Với Giuliét: nàng băn khoăn về bức tường cản trở, lo lắng cho tính mạng của người yêu. Khi biết và khẳng định được tình yêu của Rômêô thì không còn nghi ngại, băn khoăn nữa.
→ Bức tường thù hận được dỡ bỏ bởi chính quyết tâm của hai người.
- Ở đoạn trích này, tình yêu chưa xung đột với thù hận, nó chỉ diễn ra trên nền thù hận và thù hận bị đẩy lùi, chỉ còn tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn. 
=> Vấn đề tình yêu và thù hận được giải quyết, Rômêô và Giuliét trở thành bài ca ca ngợi và khẳng định tình yêu cao đẹp của con người. 
III. Tổng kết
- Nội dung: Tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.
- Nghệ thuật: Tình huống giàu kịch tính, cao trào, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách, sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ.
D. Củng cố - Dặn dò: 
 - Củng cố: Phần Ghi nhớ.
 - Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Ôn tập văn học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTinh yeu va thu han.doc