Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

 A. Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

- Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm trữ tình.

- Có thái độ phê phán chiến tranh phi nghĩa.

 B. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: SGK, SGV, thiết kế bài giảng. bản trình chiếu hoặc bảng phụ.

- HS: trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4214Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 77- 78 , Đọc văn 
Ngày soạn: 
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
 (Trích “ Chinh phụ ngâm”)
Nguyên tác: Đậng Trần Côn
Dịch giả : Đoàn Thị Điểm (?) 
 A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
- Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm trữ tình.
- Có thái độ phê phán chiến tranh phi nghĩa.
 B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, thiết kế bài giảng. bản trình chiếu hoặc bảng phụ.
- HS: trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Tiết 1
 C. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Vì sao đoạn trích thuộc hồi 28 của tiểu thuyết Tam quốc chí có nhan đề là Hồi trống Cổ Thành ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS bằng cách yêu cầu hs nêu những nội dung quan trọng trong phần giới thiệu về tác giả và nguyên tác, dịch gỉa và bản dịch. 
- HS trả lời độc lập. HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại
- GV đưa bản trình chiếu ( hoạc bảng phụ) ghi 3 câu thơ nguyên tác và bản dịch, sau đó yêu cầu hs so sánh và rút ra nhận xét về những sang tạo nhệ thuật của bản dịch.
- GV hướng dẫn HS so sánh ba cặp câu thơ giữa bản dịch và nguyên tác để rút ra nhận xét về thành công của bản dịch.
- GV yêu cầu học căn cứ vào phần Tiểu dẫn (SGK) nêu vị trí và đại ý đoạn trích.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả và nguyên tác:
- Tác giả là Đặng Trần Côn ( sống vào khoảng nủa đầu thế kỷ XVIII ) sinh tại làng Mọc – Thanh Trì – Hà Nội. Ông là một danh sĩ hiếu học, tài ba.
- Tác phẩm được sang tác bằng chữ Hán, gồm 478 câu thơ theo thể trường đoản cú.
- Hoàn cảnh sáng tác: chiến tranh phong kiến liên miên. Nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận.
- Tác giả lấy cảm hứng từ những cuộc nội chiến phong kiến, trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh.
- Nhan đề và thể loại : Chinh phụ ngâm là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến. Khúc ngâm là thể loại trữ tình dài hơi, thuần Việt, dùng để ngâm nga, than vãn. 
- Tác phẩm diễn tả rất thành công tâm trạng của người chinh phụ xa chồng với nhiều trạng thái cảm xúc: nhớ thương, lưu luyến, oán trách, khao khát, mong đợi nhưng bao trùm lên tất cả là một nỗi buồn rầu triền miên, da diết. Tác phẩm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đòi quyền sống hạnh phúc cho lứa đôi. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc và tiến bộ của tác phẩm.
2. Dịch giả và bản dịch:
- Hiện nay còn 04 bản dịch khác nhau, trong đó bản dịch thành công nhất (bản dịch hiện hành) được coi là của Đoàn Thị Điểm, có thuyết cho rằng là của Phan Huy Ích.
+ Đoàn Thị Điểm: (1705 – 1748) - Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm – Văn Giang – Hưng Yên.
+ Phan Huy Ích: (1750 – 1822) người làng Thu Hoạch – Thiên Lộc – Hà Tĩnh.
- Bản dịch đã rất thành công trong việc chuyển tải nguyên tác nhờ sự nhập thân của dịch giả vào tâm trạng người chinh phụ. Dịch giả vận dụng tài tình thể thơ song thất lục bát, ngôn ngữ và thi liệu của dân tộc. 
3. Đoạn trích:
- Vị trí và đại ý đoạn trích:
Đoạn trích từ câu 193 – 216, viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày về.
- Yêu cầu hs đọc diễn cảm đoạn trích. Giáo viên đọc mẫu.
- GV gợi ý để học sinh tìm hiểu mạch tự tình của đoạn trích.
- Yêu cầu hs đọc diễn cảm từ câu 1 đến câu 8
- Yêu cầu học sinh đọc chú thích 1, 2 (SGK) và diễn xuôi ý thơ.
Câu hỏi :? Em hãy nhận xét về không gian nghệ thuật của đoạn thơ ?
? Đoạn thơ đã miêu tả những hành động lặp đi lặp lại nào của người chinh phụ ? Qua đó hãy cảm nhận tâm trạng của chinh phụ .
? Mượn hình ảnh ngọn đèn của ngoại cảnh, tác giả diễn tả tâm trạng của chinh phụ như thế nào?
- GV so sánh với bài thơ Đường của Lý Thân
 “ Từ ngày chàng bước chân đi,
 Cái khung dệt cửi chưa hề mó tay.
 Nhớ chàng như mảnh trăng đầy, 
 Đêm đêm vầng sáng hao gày đêm đêm.”
4 - Củng cố kiến thức
? 8 câu thơ đầu đoạn trích đã diễn tả tâm trạng nào của nười chinh phụ ?
? Tâm trạng được diễn tả bằng những yếu tố nào?
5 – Tổng kết giờ dạy, dặn dò hs
- Nhận xét , đánh giá giờ dạy, dặn hs học bài cũ, tiết sau học tiếp phần còn lại của đoạn trích
II. Tìm hiểu đoạn trích:
1.- Mạch tự tình của đoạn trích:
- Câu 1- câu 8: Tâm trạng của người chinh phụ trong không gian cô tịch.
- Câu 9 – câu 12: Tâm trạng của chinh phụ qua cảm nhận về thời gian.
- Câu 13 – câu 16: Những hành động gắng gượng của chinh phụ.
- Câu 16 đến hết: Nỗi lòng của người chinh phụ.
2 – Tâm trạng của người chinh phụ : 
a – Tâm trạng người chinh phụ trong không gian cô tịch :
- Không gian nghệ thuật : căn phòng vắng vẻ, cô tịch
- Hành động lặp đi, lặp lại : dạo hiên vắng rồi lại vào phòng, hết đứng lại ngồi, buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, chờ nghe chim thước báo tin mà chẳng thấy.=> Thẫn thờ mong ngóng tin chồng.
- Hình ảnh ngọn đèn: Người thiếu phụ đối diện với ngọn đèn trong không gian cô quạnh mong tìm kiếm một sự sẻ chia. Ngọn đèn vô tri , người chinh phụ đối diện với nỗi cô đơn. Vò võ một mình một bóng, lặng lẽ cho tới lúc dầu cạn, đêm tàn. Ngọn đèn và bóng người đều tàn tạ.
Đoạn thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của chinh phụ trong không gian cô tịch, chờ mong tin chồng đến thẫn thờ mà chẳng thấy, khao khát sự sẻ chia mà suốt đêm thâu phải đối diện với nỗi cô đơn, võ vàng tàn tạ theo thời gian.
Tiết 2
C. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Tại sao bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành lại được coi như một tác phẩm văn học độc lập với nguyên tác ?
 3. Bài mới:
- Gv yêu cầu hs đọc diễn cảm đoạn trích
- Chi tiết nào thể hiện thời gian chờ đợi đơn điệu, nhàm tẻ.?
- ?Gỉai thích nghĩa của hai từ láy “đằng đẵng” và “dằng dặc”.
- Gv mở rộng: Câu thơ “Chinh phụ ngâm bỗng gợi độc giả nhớ tới một tứ thơ Đường của thi tiên Lí Bạch trong bài “Trường tương tư”:
“ Thiên trường, lộ viễn hồn phi khổ
 Mộng hồn bất đáo quan sơn nan”
Tạm dịch nghĩa là: trời dài, đường xa, hồn ta bay trong chơi vơi vì đau khổ, mộng hồn không tới nơi được vì cách trở núi non.
- Gv yêu cầu hs đọc chú thích 6,7,8(SGK tr87) và trả lời câu hỏi:
? Những hành động gắng gượng gượng có giúp chinh phụ vơi đi nỗi cô đơn, niềm thương nhớ?
? Tâm trạng của chinh phụ ở đoạn thơ cuối được diễn tả bằng cách nào?
? Không gian dùng để diễn tả tâm trạng trong đoạn thơ cuối là không gian nào? Từ láy “thăm thẳm” có tác dụng miêu tả không gian và tâm trạng như thế nào?
? Thế nào là “nỗi nhớ đau đáu”? 
- Gv cho hs so sánh thơ bảy chữ Đường luật với thơ cau thơ bảy chữ của thơ song thất lục bát:
+ Thơ Đường luật có nhịp 4/3, thơ song thất có nhịp 3/4 .Vì thế thơ song thất lục bát có âm điệu triền mien da diết phù hợp với thể loại khúc ngâm.
? Ngoài sự lặp lại của hành động, đoạn thơ còn có sự lặp lại của những yếu tố nào ? Những yếu tố lặp lại của đoạn thơ giúp người đọc cảm nhận về thời gian nghệ thuật như thế nào?
4. Củng cố
- GV hỏi: ? Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng nào của người chinh phụ? Tâm trạng được miêu tả bằng những yếu tố nào?
? Việc miêu tả tâm trạng đó có mang ý nghĩa nhân văn?
? Đoạn trích có minh chứng cho những thành công của nguyên tác và bản dịch như đã giớ thiệu ở phần I của bài học?
5. Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài “Truyện Kiều”, phần tác giả.
- Bài tập ( dành cho hs khá, giỏi):
Trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” – Trích “ Chinh phụ ngâm” có hai câu thơ:
“Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
và “Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
cùng miêu tả tâm trạng của người chinh phụ.
Em hãy viết một đoạn văn phân tích và phát biểu cảm nhận của mình về khả năng biểu cảm của hai từ láy “dằng dặc” và “đau đáu” trong đoạn thơ nói trên.
b- Tâm trạng của người chinh phụ trong cảm nhận về thời gian :
-Đêm trôi qua báo hiệu bằng tiếng “gà gáy eo óc”, ngày tiếp nối chỉ có “bóng cây hoè phất phơ”. tất cả trôi đi trong đơn điệu, nhàm tẻ.Có hai từ láy vừa tả ngoại cảnh vừa gợi tâm trạng buồn bã, não nuột của chinh phụ : “eo óc” “phất phơ”.
- Hai từ láy miêu tả không gian và thời gian : “đằng đẵng” - mỗi khắc giờ trong cảm nhận của chinh phụ như kéo dài, nặng nề, đeo đẳng.
“ dằng dặc” - mối sầu tràn ra ngoại cảnh, trải dài theo không gian tưởng như vô cùng vô tận.
=> Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ.
c - Những hành động gắng gượng của chinh phụ:
- Từ “ gượng” lặp lại ba lần diễn tả những gắng gượng của chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi cô đơn:
+ gượng đốt hương – càng mê mải chìm đắm trong nỗi nhớ nhung.
+ gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn bóng mình trong gương chinh phụ không cầm nổi nước mắt.
+ gượng gảy đàn – đàn sắt đàn cầm hoà âm ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, dây đàn uyên ương là biểu tượng của lứa đôi gắn bó như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi dậy nỗi niềm khao khát lứa đôi của chinh phụ. Vì thế ba chữ gượng như diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu trước cảnh ngộ.
d - Nỗi lòng của chinh phụ:
- Nỗi nhớ mong và khao khát được gặp gỡ chồng, sau những hành động gắng gượng, không được dập tắt mà càng trào dâng mãnh liệt, cất lên thành tiếng lòng tha thiết: chinh phụ muốn gửi lòng mình theo gió đông tới nơi chồng đóng quân.
- Theo ngọn gió mùa xuân, tâm trạng của chinh phụ tràn ngập cả không gian vũ trụ . Từ láy thăm thẳm hai lần xuất hiện gắn với hai từ “lên” và “xa” :
 “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
 Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu” 
đã tái hiện một không gian ba chiều của một vũ trụ không cùng, vời vợi niềm thương nhớ.
- Gửi lòng theo ngọn gió mùa xuân cũng chỉ là ao ước của chinh phụ mà thôi. Nàng trở về với cõi lòng mình, vẫn là nỗi “nhớ chàng đau đáu”. Từ láy “đau đáu” khiến người đọc hình dung nỗi nhớ chồng của chinh phụ da diết , xoáy sâu, cơ hồ hoá thành nỗi đau thăm thẳm.
- Hai câu thơ cuối có chức năng chuyển đoạn từ không gian khuê phòng sang không gian ngoại cảnh ở đoạn sau, diễn tả sự đồng điệu của ngoại cảnh với lòng người chinh phụ: tiếng côn trùng trong đêm mưa rả rich, cành cây đẫm sương đêm như cùng hoà điệu với nỗi tha thiết não nề trong lòng chinh phụ.
3 – Hình thức nghệ thuật :
- Thể thơ song thất lục bát tạo âm điệu triền miên da diết.
- Sự lặp lại của hành động cùng vói nghệ thuật lặp vòng của từ ngữ thể hiện thời gian trôi đi nhàm tẻ đơn điệu trong vòng tròn của sự mong nhớ, nỗi sầu bi. 
- Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa miêu tả không gian, thời gian, ngoại cảnh vừa diễn tả tâm trạng chinh phụ ở nhiều cung bậc , sắc thái khác nhau.
III- TỔNG KẾT:
Nd: Đoạn trích đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Đó chính là tiếng nói phản kháng chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đòi quyền sống hạnh phúc cho con người đã âm vang trong toàn tác phẩm, mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Vì thế, “Chinh phụ ngâm” góp phần làm nên trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn hoc dân tộc cuối thế kỉ XIII- đầu thế kỉ XIX.
Nt: Đoạn trích minh chứng cho sự thành công của nguyên tác trong việc diên tả tâm trạng nhiều cung bậc, cho sự thành công của bản dịch ở việc vận dụng tài tình ngôn ngữ và thể thơ dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • doctinh canh le loi cua nguoi chinh phu.doc