Tiết 89: Tiếng Việt
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu
Giúp HS:
a. Về kiến thức
Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
b. Về kỹ năng
Vận dụng được những tri thức về loại hình Tiếng Việt để học tập Tiếng Việt và học ngoại ngữ thuận lợi hơn
c. Về thái độ
Yêu mến, trân trọng và có ý thức sử dụng tốt Tiếng Việt
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 89: Tiếng Việt ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 1. Mục tiêu Giúp HS: a. Về kiến thức Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của Tiếng Việt b. Về kỹ năng Vận dụng được những tri thức về loại hình Tiếng Việt để học tập Tiếng Việt và học ngoại ngữ thuận lợi hơn c. Về thái độ Yêu mến, trân trọng và có ý thức sử dụng tốt Tiếng Việt 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Để hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của Tiếng Việt. Vận dụng được những tri thức về loại hình Tiếng Việt để học tập Tiếng Việt và học ngoại ngữ thuận lợi hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay... b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh GV : Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó. VD: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ... Thế nào là loại hình ngôn ngữ? Có những loại hình ngôn ngữ nào mà em biết? GV Nhận xét, giảng rõ Trong 4 loại hình trên thì có 2 loại hình quen thuộc mà HS THPT cần biết đó là ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ hòa kết. - Ngôn ngữ đơn lập: không có sự biến đổi từ, trật tự từ có giá trị ngữ pháp và có sự đối lập không rõ ràng giữa thực từ và hư từ. VD: Anh đã đi/ Anh lại đi - Ngôn ngữ hòa kết: là ngôn ngữ thể hiện tính đa chức năng của hình vị khi hòa kết không gây nên sự biến đổi về căn từ, ngữ âm mà thể hiện sự biến cách, biến ngôi của động từ VD: I am a student She is a student We are students Thế nào là ngôn ngữ đơn lập? Cho ví dụ? GV Dẫn dắt: Tiếng trong TV được hiểu theo 2 nghĩa: Tiếng là đơn vị cơ sử ngữ pháp của câu và tiếng có nghĩa tương đương như ngôn ngữ: tiếng Anh, Pháp... Tiếng của TV có đặc điểm và vai trò ntn khi sử dụng? Hãy phân tích cấu trức ngữ pháp và nhận xét các ví dụ trên? Nhận xét các từ in đậm và gạch chân? VD: + Tiếng Việt: Anh ấy cho tôi một cuốn sách (1). Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách.(2) + Tiếng Anh: He gave me a book (1). I gave him two books too.(2) Xét ví dụ: Cho những câu tiếng Việt và tiếng Anh có nghĩa tương đương nhau: + Tiếng Việt: Anh ấy cho tôi một cuốn sách (1). Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách.(2) + Tiếng Anh: He gave me a book (1). I gave him two books too.(2) Nhận xét về nghĩa, hình thái của các từ gạch chân, in đậm. 15 25 I. Loại hình ngôn ngữ: * Loại hình ngôn ngữ là tập hợp những ngôn ngữ tuy có thể không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc điểm giống nhau về cấu trúc ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...đặc biệt là giống nhau về hình thái ngữ pháp của từ. * Các ngôn ngữ trên TG có 4 loại hình cơ bản: - Ngôn ngữ đơn lập: Tiếng Việt, tiếng Hán - Ngôn ngữ hòa kết: (chuyển dạng) Tiếng Anh, Pháp, Nga - Ngôn ngữ chắp dính: Nhật, Hàn, Thổ Nhĩ Kì VD: Tiếng Thổ Adam: người đàn ông Adamlar: Những người đàn ông - Ngôn ngữ hỗn nhập. (đa tổng hợp) * Ngôn ngữ đơn lập: là loại hình ngôn ngữ mà tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt theo trật từ trước sau và sử dụng từ ngữ. II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt: 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu: * Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” + Câu thơ có tất cả 14 tiếng (14 âm tiết) + Có 11 từ, có 3 từ mỗi từ 3 âm tiết (nắng hạ, mặt trời, chân lí) - Về mặt ngữ âm: tiếng là âm tiết, các tiếng được phát âm tách rời nhau cả về cách đọc lẫn cách viết, không có hiện tượng luyến láy giữa các tiếng. VD: + Tiếng Việt: “Các anh” không được phát âm là “cá canh”, “Một ổ” không được phát âm là “mộ tổ” + Tiếng Anh: I believe in angels I believe- in angels - Về mặt sử dụng: tiếng có thể là từ đơn còn là yếu tố tạo từ phức, từ ghép, từ láy => Đó là đặc điểm đầu tiên để chứng minh: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. 2. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái: Ngôn ngữ Tiêu chí Tiếng Việt Tiếng Anh Về vai trò ngữ pháp trong câu Có sự thay đổi Tôi (1) là bổ ngữ cho đt “cho”. Tôi (2) là chủ ngữ. Anh ấy (1) là chủ ngữ, anh ấy (2) là bổ ngữ. He (1) là chủ ngữ, me (1) là tân ngữ. I (2) là chủ ngữ. Him (2) là tân ngữ bổ ngữ cho đt thì quá khứ gave Về hình thái Không thay đổi về hình thái Có sự thay đổi về hình thái - Thay đổi về vai trò ngữ pháp: He → him I → me - Thay đổi số ít thành số nhiều: book → books Qua nhận xét đó ta rút ra điều gì? => Đó là một đặc điểm nữa để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. c. Củng cố, luyện tập (3') GV gọi HS nhắc lại các ý chính trong bài học để củng cố, luyện tập. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Nắm được các ý chính trong bài học, tìm các ví dụ minh họa. + Bài mới: Học bài- làm bài tập chuẩn bị tiết 2 Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 90: Tiếng Việt ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 1. Mục tiêu Giúp HS: a. Về kiến thức Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của Tiếng Việt b. Về kỹ năng Vận dụng được những tri thức về loại hình Tiếng Việt để học tập Tiếng Việt và học ngoại ngữ thuận lợi hơn c. Về thái độ Yêu mến, trân trọng và có ý thức sử dụng tốt Tiếng Việt 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử, vừa có tính loại hình, trải qua các thời kì LS tiếng Việt không ngừng phát triển, tiếp biến để ngày càng hoàn thiện hơn. Cùng trong một khu vực ngôn ngữ, tiếng Việt có đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập, vậy đặc điểm loại hình của ngôn ngữ tiếng Việt là gì? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh Quan sát VD và nhận xét vài trò ngữ pháp, ý nghĩa của các từ in đậm trong những câu trên? * Cho ví dụ: - Tôi mời bạn đi chơi (1) - Bạn mời tôi đi chơi (2) - Tôi đã ăn (3) - Tôi vừa ăn (4) - Tôi mới vừa ăn (5) - Ăn đã tôi (6) GV: Nhận xét, kết luận Từ việc tìm hiểu các nội dung của bài học, em hãy khái quát những đặc điểm chung nhất về loại hình ngôn ngữ tiếng Việt 3. Ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ: - Tôi (1) là chủ ngữ - Bạn (1) là bổ ngữ - Bạn (2) là chủ ngữ - Tôi (2) là bổ ngữ - Các hư từ: “đã, vừa, vừa mới” có nghĩa cùng chỉ một sự việc đã diễn ra nhưng mỗi từ chỉ một thời điểm khác nhau - Câu 6: không có nghĩa * Có rất nhiều cách đảo trật từ từ trong câu nhưng tất cả những sự thay đổi trật từ ấy đều làm cho câu gốc thay đổi về cấu trúc ngữ pháp và nội dung ý nghĩa hoặc làm cho câu trở nên vô nghĩa. => Đây là một đặc điểm nữa để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. III. Kết luận: 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Tiếng cũng có thể là từ hoặc nhân tố để tạo từ. 2. Trong tiếng Việt, Từ không biến đổi hình thái. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt là sắp đặt từ theo trật tự trước sau và sử dụng các hư từ. c. Củng cố, luyện tập (5') IV. Luyện tập: Hãy phân tích các ngữ liệu để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập? a. Bài tập 1: * Hai ngữ “nụ tầm xuân” khác nhau về ngữ pháp và vị trí so với động từ nhưng hình thái không thay đổi: - “Nụ tầm xuân” (1): là phụ ngữ cho động từ “hái”, ở sau động từ này. - “Nụ tầm xuân” (2): là chủ ngữ đứng trước động từ “nở”. * Hai từ “bến” khác nhau về ngữ pháp, vị tró so với động từ, không khác về hình thái: - “Bến” (1): là phụ ngữ, đứng sau động từ “nhớ” - “Bến” (2): là chủ ngữ, đứng trước cụm động từ “khăng khăng đợi thuyền” * Hai từ “già, trẻ”: phân tích tương tự * Có 6 từ “bống” - “Bống 1, 2, 3, 4” đều là phụ ngữ của động từ nên đều đứng sau động từ, chỉ khác nhau về hư từ đi kèm. - “Bống 5, 6”: đều làm chủ ngữ nên đều đi trước động từ “ngoi lên, lớn lên”. b. Bài tập 2: - Tiếng Anh: I see the stars - Tiếng Việt: Tôi nhìn thấy ngôi sao. c. Bài tập 3: - “Đã”:chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc - “Các”: chỉ số nhiều toàn thể sự vật - “Để” : chỉ mục đích - “Lại”: chỉ sự tái diễn. ở đoạn văn này “lại” phối hợp với “đã” chỉ sự tăng tiến về mức độ. - “mà”: chỉ mục đích. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Tóm tắt, nắm vững nội dung bài học Làm các câu hỏi, bài tập trong SGK + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.
Tài liệu đính kèm: