Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 87: Đọc thêm Lai tân - Nhớ đồng - Chiều xuân

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 87: Đọc thêm Lai tân - Nhớ đồng - Chiều xuân

Tiết 87: Đọc thêm

LAI TÂN

NHỚ ĐỒNG

CHIỀU XUÂN

1. Mục tiêu

 Giúp HS:

 a. Về kiến thức

 Bài Lai Tân :

- Thấy được hiện thực thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch và tính chiến đấu của bài thơ

- Nhận thức được đặc sắc của bút pháp trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh.

Bài Nhớ đồng :

- Cảm nhận được nỗi nhớ da diết của người tù cộng sản với cuộc sống ngoài xã hội.

- Thấy được cách tạo hình ảnh thể hiện diễn biến tâm tư.

Bài Chiều xuân :

- Cảm nhận được bức tranh quê vào mùa xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua không khí, nhịp sống và những hình ảnh tiêu biểu gần gũi.

- Thấy được một vài đặc sắc nghệ thuật thơ Anh Thơ.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 12879Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 87: Đọc thêm Lai tân - Nhớ đồng - Chiều xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 87: Đọc thêm
LAI TÂN
NHỚ ĐỒNG
CHIỀU XUÂN
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
Bài Lai Tân :
Thấy được hiện thực thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch và tính chiến đấu của bài thơ
Nhận thức được đặc sắc của bút pháp trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh.
Bài Nhớ đồng :
Cảm nhận được nỗi nhớ da diết của người tù cộng sản với cuộc sống ngoài xã hội.
Thấy được cách tạo hình ảnh thể hiện diễn biến tâm tư.
Bài Chiều xuân :
Cảm nhận được bức tranh quê vào mùa xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua không khí, nhịp sống và những hình ảnh tiêu biểu gần gũi.
Thấy được một vài đặc sắc nghệ thuật thơ Anh Thơ.
 b. Về kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
 c. Về thái độ
Yêu quí, trân trọng, cảm phục những con người yêu nước, có nghị lực. Biết cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Trong giai đoạn văn học 1900 - 1945 xuất hiện rất nhiều tác giả với các tác phẩm nổi tiếng. Để giúp các em có thêm kiến thức về một số tác giả, bài thơ đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Nêu hoàn cảnh ra đời và vị trí của bài thơ trong tập thơ?
HS đọc bài thơ.
Ở ba câu đầu, tác giả đã kể lại điều gì?
Đó là những việc như thế nào? Qua đó phản ánh điều gì?
12
I. Bài thơ: Lai tân (Hồ Chí Minh)
1. Đọc
2. Hoàn cảnh sáng tác.
- Sáng tác trong thời gian HCM bị tù đày bên TQ
- Đây là bài thơ số 97 trong tập thơ NKTT
3. Đọc - hiểu
- Ba câu đầu:
+ Ban trưởng nhà lao: chuyên đánh bạc
+ Cảnh sát trưởng: chuyên ăn hối lộ.
+ Huyện trưởng: hút thuốc phiện.
-> Những kẻ thực thi công vụ, đứng đầu nhà lao đều vi phạm pháp luật
Chính nhờ những hành động như vậy mà Lai Tân vẫn thái bình. Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở câu cuối?
Đứng trước hiện thực đó, tác giả có thái độ như thế nào ở câu cuối?
Bài thơ có ý nghĩa gì? Các đặc sắc nghệ thuật như thế nào?
Câu cuối: 
+ Biện pháp chơi chữ, tương phản.
+ Thái độ: phủ định, mỉa mai
4. Tổng kết
- Phơi bày hiện thực đen tối, thối nát của xã hội tưởng như là yên ấm, tốt lành.
- Nghệ thuật:
+ Tạo điểm nhấn ở tiếng cuối mỗi câu.
+ Chọn nhân vật tiêu biểu, miêu tả chi tiết.
Gọi HS nêu hoàn cảnh sáng tác và đọc bài thơ?
12
II. Bài thơ: Nhớ đồng(Tố Hữu)
1. Đọc
2. Hoàn cảnh sáng tác.
- HCST: 7 – 1939 khi tác giả bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)
- Thuộc phần Xiềng xích của tập Từ ấy.
3. Đọc - hiểu
Nỗi nhớ của nhà thơ được gợi lên từ đâu? Nhà thơ nhớ những gì?
Qua nỗi nhớ đó, em thấy nhà thơ là người như thế nào?
a. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Nỗi nhớ của nhà thơ được gợi lên từ tiếng hò.
- Nhớ: 
+ Đồng quê
+ Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh, nương khoai ngọt, sắn bùi
+ Nhớ con người với hình ảnh tấm lưng cong, bàn tay vãi giống,...
=> Da diết với cuộc sống bên ngoài, yêu nhân dân, đất nước tha thiết.
Chính nhờ thình yêu ấy, ông có khát vọng, có hành động như thế nào?
Ý nghĩa? 
Bài thơ thể hiện điều gì?
b. Khát vọng tự do và hành động của người chiến sĩ.
- Muốn mình là một con chim sơn ca tự do
- Hành động: bay giữa chin tầng mây, hát khúc ca yêu đời.
- Mơ được thoát khỏi cảnh tù đày.
-> Thể hiện khát vọng tự do
4. Tổng kết
- Là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài.
- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Anh Thơ? 
Đọc và nêu xuất xứ bài thơ?
16
III. Chiều xuân(Anh Thơ)
1. Tìm hiểu chung
- Anh Thơ (1921 – 2005), quê Hải Dương.
- Là người ham thích văn học từ nhỏ, có sở trường về cảnh sắc nông thôn
- Là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Bài thơ được rút trong tập Bức tranh quê
3. Đọc - hiểu
Ở đoạn thơ thứ nhất, chúng ta thấy hiện lên những hình ảnh nào?
 Các hình ảnh đó gợi lên điều gì trong long người đọc?
- Hình ảnh:
+ Mưa đổ bụi
+ đò biếng lười
+ quán tranh im lìm
+ chòm xoan hoa tím rụng.
-> Thể hiện một bức tranh mùa xuân rất đẹp, rất buồn, rất tĩnh lặng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ở đoạn thơ thứ hai và thứ ba, chúng ta thấy hiện lên các hình ảnh gì?
Nhận xét về các hình ảnh đó? Ý nghĩa?
- Đoạn 2, 3:
+ Cỏ biếc
+ đàn sáo đen
+ cánh bướm
+ cô nàng yếm thắm
=> Rất gần gũ, bình dị, gợi lên một không khí và nhịp sống thôn dã, trong trẻo, yên bình. 
Nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
4. Tổng kết
- Sử dụng các hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh.
- Sử dụng động để nói tĩnh.
=> Nhằm ca ngựi vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước chân thành, tha thiết.
c. Củng cố, luyện tập (3')
Cả 3 bài thơ đều thể hiện tác gỉa là những người như thế nào với non sông đất nước? Điểm khác biệt giữa họ là gì?
- Là những người yêu nước
- Điểm khác:
+ HCM: Khát khao tự do, phê phán bọn quan lại
+ TH: nhớ quê hương, đồng bào, làng xóm
+ AT: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Tóm tắt những nội dung cơ bản của bài học.
Học thuộc các bài thơ
Tìm những câu thơ tâm đắc nhất và tập bình
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc87-docthem moi.doc