Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 86: Đọc văn Từ Ấy (Tố Hữu)

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 86: Đọc văn Từ Ấy (Tố Hữu)

 Tiết 86: Đọc văn

 TỪ ẤY

 (Tố Hữu)

1. Mục tiêu

 Giúp HS:

 a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.

- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu.

 b. Về kỹ năng

 Rèn kỹ năng phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 86: Đọc văn Từ Ấy (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
 Tiết 86: Đọc văn
 TỪ ẤY
 (Tố Hữu)
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
- Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu.
 b. Về kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
 c. Về thái độ
Cảm phục, yêu mến, trân trọng với lí tưởng cộng sản. Có ý thức phấn đấu thực hiện những lí tưởng tốt đẹp
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Tố Hữu được đánh giá là cánh chim đầu đàn trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Ngay từ thời còn rất trẻ ông đã tìm được lí tưởng sống cho mình. Bài thơ Từ ấy là bài thơ thể hiện niềm vui của nhà thơ khi tìm được lí tưởng đó.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
10
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Trình bày những hiểu biết của em về Tố Hữu?
- TH (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên - Huế.
- Được đánh giá là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại
- Phong cách thơ Trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
Nêu xuất xứ bài thơ?
2. Bài thơ
- Nằm trong phần "Máu lửa" trong tập thơ cùng tên, sang tác 7 -1938, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu
Đọc và nêu cảm nhận chung về bài thơ, nêu bố cục?
- Bố cục:
+ Khổ 1: Diễn tả niềm vui lớn
+ Khổ 2: Diễn tả lẽ sống lớn
+ Khổ 3: Tình cảm lớn
10
II. Đọc - hiểu
1. Khổ 1
Ở hai câu đầu, tác giả đã sử dụng từ từ ấy, theo em Từ ấy là thời gian nào? Thời điểm nào trong cuộc đời nhà thơ?
Ở hai câu đầu, tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào để diễn tả khi được giác ngộ lí tưởng đó? Ý nghĩa?
- Thời điểm từ ấy: là mộc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- Từ ngữ:
+ Động từ : bừng, chói
+ Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí.
-> Thể hiện niềm thành kính thiêng liêng với cách mạng, cách mạng đã mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới trong nhận thức là tình cảm. 
Hai câu sau tiếp tục diễn tả điều gì?
- Nghệ thuật: so sánh hồn tôi là một vườn hoa lá
+ Tâm hồn nhà thơ hóa thành một khu vườn tưng bừng sức sống tràn đầy hương thơm, hoa lá, tiếng chim
+ Cách mạng đã soi sang tâm hồn nhà thơ.
Âm điệu chung của khổ thơ này là gì?
=> Âm điệu ngợi ca lí tưởng cách mạng.
9
2. Khổ 2.
Khổ thơ thể hiện nhận thức gì của tác giả?
- Khẳng định quan niệm mới: gắn bó hài hoà giữa cái tôi và cái ta
+ Động từ "buộc" th quyết tâm, tự nguyện sống chan hoà với mọi người.
+ Từ "trăm nơi", "trang trải": tâm hồn nhà thơ mở rộng với cuộc đời, đồng cảm chia sẻ với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Trong các đối tượng được quan tâm, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến ai? Và ông nhận thấy điều gì?
- Hai câu sau: 
+ Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ
+ Nhận thấy: mình và họ là một khối đời không thể chia tách.
Như thế, tình cảm của nhà thơ dành cho mọi người có chung chung không? Có điều gì đặc biệt?
-> Tình cảm của nhà thơ là tình cảm mang tính gia cấp. Nhà thơ đã đặt mình vào giữa dòng đời và trong môi trường của quần chúng lao khổ.
-> Khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống.
7
3. Khổ 3: sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu.
Các điệp từ là cùng với các từ con, anh, em và số từ ước lệ vạn khẳng định điều gì?
- Các điệp từ là cùng với các từ con, anh, em và số từ ước lệ vạn:
+ Nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm ấm áp, ruột thịt, tình cảm gia đình đầm ấm.
+ Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
Đoạn thơ còn thể hiện tình cảm gì của nhà thơ với các em nhỏ, với vạn kiếp phôi pha?
=> Thể hiện tấm lòng đồng cảm, xót thương với những người bất hạnh. Thể hiện lòng căn giận với bao bất công, ngang trái của cuộc đời.
Qua bài thơ, Tố Hữu thể hiện nhận thức gì về cuộc sống?
2
III. Tổng kết
Thể hiện quan điểm nhận thức và sáng tác: nhận thức về mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể, quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.
c. Củng cố, luyện tập (3')
HS đọc phần Ghi nhớ SGK
Bài thơ giúp anh chị nhận thức gì về lí tưởng sống của bản thân? Theo Đặng Thai Mai, tập thơ Từ ấy là “Bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn”. Hãy tìm vẻ đẹp đó trong bài thơ Từ ấy.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Học thuộc bài thơ.
Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc85.doc