Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 81: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 81: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Tiết 81: Làm văn

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

1. Mục tiêu

 Giúp HS:

 a. Về kiến thức

 - Củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

 b. Về kỹ năng

 - Biết phát biểu ý kiến hoặc viết được đoạn văn nghị luận bác bỏ.

 c. Về thái độ

 Tích luỹ được những kinh nghiệm về cách tiến hành thao tác lập luận bác bỏ, biết cách bác bỏ những ý kiến sai lệch trong cuộc sống.

Có ý rèn giũa ngôn ngữ chính xác.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3621Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 81: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 81: Làm văn
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
 b. Về kỹ năng 
- Biết phát biểu ý kiến hoặc viết được đoạn văn nghị luận bác bỏ.
 c. Về thái độ
Tích luỹ được những kinh nghiệm về cách tiến hành thao tác lập luận bác bỏ, biết cách bác bỏ những ý kiến sai lệch trong cuộc sống.
Có ý rèn giũa ngôn ngữ chính xác.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể thiếu trong kĩ năng làm văn nghị luận. Để vận dụng kĩ năng này, tiết học hôm nay luyện tập củng cố về thao tác lập luận bác bỏ.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
HS hoạt động nhóm (mỗi tổ 1 bài tập) – Trình bày – nhận xét - đánh giá.
(?) Phân tích cách bác bỏ trong hai đoạn trích trong sách giáo khoa, tr.31?
(?) Trong buổi hội thảo về kinh nghiệm học môn Ngữ văn của lớp có hai quan niệm:
a. Muốn học giỏi môn ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.
b. Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.
Em hãy bác bỏ một trong hai quan niệm đó, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhất?
(?) Có quan niệm cho rằng: “Thanh niên học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào vũ trường... thế mới là cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập”.
Em hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên?
(?) Phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (SGK, Ngữ văn 10, tập 2)?
10
10
10
10
1. Bài tập 1
- Đoạn văn a:
+ Vấn đề bác bỏ: quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người đã trở thành nô lệ của tiện nghi.
+ Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và những hình ảnh so sánh sinh động.
- Đoạn văn b:
+ Vấn đề bác bỏ: Thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước một vương triều mới.
+ Cách bác bỏ: dùng lí lẽ phân tích để nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài giúp nước.
2. Bài tập 2 
- Quan niệm a:
+ Vấn đề bác bỏ: nếu chỉ đọc nhiều sách và thuộc nhiều thơ văn thì mới chỉ có kiến thức sách vở, thiếu kiến thức đời sống, đây là quan niệm phiến diện.
+ Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
- Quan niệm b:
+ Vấn đề cần bác bỏ: nếu chỉ luyện tư duy, luyện nói, luyện viết thì mới chỉ có phương pháp, biện pháp; chưa có kiến thức về bộ môn và kiến thức về đời sống, đây cũng là quan niệm phiến diện.
+ Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
- Quan niệm đúng đắn: muốn học tốt môn Ngữ văn cần phải:
+ Sống sâu sắc và có trách nhiệm để tích luỹ vốn sống thực tế.
+ Có động cơ và thái độ học tập phù hợp với bộ môn để nắm được tri thức một cách cơ bản và có hệ thống.
+ thường xuyên đọc sách báo, tạp chí... và có ý thức thu nhập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Bài tập 3 
A. Mở bài: Giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau (một quan niệm trong SGK và một quan niệm khác (chẳng hạn: cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, có khát vọng làm giàu...).
B. Thân bài:
a. Thừa nhận đây cũng là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại. Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy.
b. Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:
- Vấn đề cấn bác bỏ: bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
- Cách bác bỏ: dúng kí lẽ và dẫn chứng thực tế
c. Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
C. Kết bài: phê phán và nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái.
4. Bài tập 4 
- Lần 1: 
+ Tử Văn bác bỏ lời buộc tội của Diêm Vương.
+ Vấn đề bác bỏ: hỗn láo, gây tội ác.
+ Cách bác bỏ: dùng cứ liệu là lời nói của Thổ Công.
+ Thái độ: cứng cỏi, không chịu nhún nhường.
- Lần 2
+ Viên tướng bại trận của Bắc triều bác bỏ lời buộc tội của Tử Văn.
+ Vấn đề bác bỏ: Tội “cướp đền của Thổ công”.
+ Cách bác bỏ: so sánh lời lẽ của Tử Văn trước vương phủ với hành động của Tử Văn ở nơi đền miếu hiu quạnh.
- Lần 3:
+ Diêm Vương bác bỏ kết quả làm việc của thuộc hạ.
+ Vấn đề bác bỏ: tinh thần chí công khi thi hành luật pháp.
+ Cách bác bỏ: phủ nhận kết quả làm việc, buộc tội dối trá.
c. Củng cố, luyện tập (3'):
- Hoàn thành nốt các phần còn lại của đề bài, sửa chữa về cách lập luận và diễn đạt để có một bài hoàn chỉnh
- Làm bài tập 2, sách bài tập Ngữ văn 11, tập 2
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: 
- Học và nắm nội dung bài học.
- Đọc sách báo và chú ý tới những bài tranh luận, tự rút ra những bài học về cách thức bác bỏ qua những tranh luận ấy.	
- Tập phân tích qua tác phẩm Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm).	
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc81-luyen tap thao tac lap luan so sanh.doc