Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 79: Làm văn Thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 79: Làm văn Thao tác lập luận bác bỏ

Tiết 79: Làm văn

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

1. Mục tiêu

 Giúp HS:

 a. Về kiến thức

- Hiểu được mục đích, yêu cầu và cách bác bỏ.

 b. Về kỹ năng

- Biết cách bác bỏ được một ý kiến, quan niệm sai lầm.

- Biết cách lập luận, bác bỏ trong bài văn nghị luận.

 c. Về thái độ

- Yờu thớch mụn học, ý thức khi tham gia tranh luận bỏc bỏ

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

 SGK, SGV, GA, TLTK.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 79: Làm văn Thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 79: Làm văn
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
- Hiểu được mục đích, yêu cầu và cách bác bỏ.
 b. Về kỹ năng
- Biết cách bác bỏ được một ý kiến, quan niệm sai lầm.
- Biết cách lập luận, bác bỏ trong bài văn nghị luận.
 c. Về thái độ
- Yờu thớch mụn học, ý thức khi tham gia tranh luận bỏc bỏ
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Để tiếp tục củng cố và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về lập luận và về thao tác lập luận trong văn nghị luận. Hiểu biết sâu sắc hơn về thao tác lập luận bác bỏ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS 
7
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
 Thế nào là bác bỏ? Thế nào là thao tác LLBB?
- Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận.
- Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rừ những sai lầm lệch lạc thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.
 Môc ®Ých cña thao tác lập luận bác bỏ?
1. Mục đích
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ ý kiến, nhận định dúng đắn.
Để bác bỏ thành công chúng ta cần những thao tác nào? 
2. Yêu cầu.
- Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các chủ thể phát ngôn( ý kiến, quan điểm, nhận định..)
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái.
- Có thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc.
19
II. Cách bác bỏ.
1. Ngữ liệu
Luận điểm nào bị bác bỏ?
Bác bỏ bằng cách nào?
Luận cứ nào bị bác bỏ?
Cách bác bỏ ra sao?
Cách lập luận nào bịc bác bỏ, hãy phân tích?
a.Ngữ liệu 1: 
- Luận điểm bị bác bỏ : 
Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng “ Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
- Ý kiến phân tích,bác bỏ của Đinh Gia Trinh :
+ Sơ bộ bác bỏ luận điểm bằng cách nêu một câu hỏi tỏ ý nghi ngờ : Ta tự hỏi “ Tác giả căn cứ vào đâu mà biết rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh?”
+Bác bỏ các luận cứ sai trái của Trương Tửu :
 * Di bút của Nguyễn Du trong bài “Mạn hứng” .chỉ nói Nguyễn Du mắc bệnh chứ không nói Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh
* Chỉ căn cứ vào mấy bài thơ mà quả quyết rằng tác giả của nó mắc bệnh thần kinh là một sự võ đoán
* Chứng minh một người trông thấy ma quỷ bằng cách dẫn mấy câu thơ tả sợ hãi và sầu muộn của người ấy là lối lập luận không khoa học
- Kết luận: 
Bác bỏ hoàn toàn luận điểm sai trái của Trương Tửu bằng một khẳng định : Người rối loạn thần kinh và khủng hoảng tột độ không thể là tác giả của một kiệt tác như “Truyện Kiều”.
=> Cách bác bỏ ở đây là : nêu lên từng luận điểm saià sau đó lần lượt nêu lênvà phân tích từng luận cứ saià cuối cùng đi đến bác bỏ luận điểm sai trái đó.
Luận điểm nào bị bác bỏ?
Bác bỏ bằng cách nào?
Luận cứ nào bị bác bỏ?
Cách bác bỏ ra sao?
Cách lập luận nào bịc bác bỏ, hãy phân tích?
b.Ngữ liệu 2 : 
- Luận cứ sai lầm : Nhiều người, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng : tiếng nước mình nghèo nàn.
- Cách bác bỏ :
+ Bằng lý lẽ : lời trách cứ này không có cơ sở nào cả.
+ Bằng dẫn chứng : qua vốn từ nghèo nàn của chính những người này, qua ngôn ngữ trong sáng , phong phú của Nguyễn Du, qua việc dịch sách Trung Quốc và viết sách của nước ta.
+Đi đến kết luận: bác bỏ luận cứ sai lầm đó : Phải quy lỗi cho sự bất tài của con người !
* Nhận xét : 
Trong cách bác bỏ của ngữ liệu này, tác giả đã sử dụng liên tiếp 3 câu hỏi tu từ để khẳng định ý kiến của mìnhà khiến nội dung bác bỏ thêm vững chắc à cách bác bỏ 
lô-gic, chặt chẽ, dồn đối phương vào thế không thể chối cãi để đi đến kết luận vấn đề. 
Luận điểm nào bị bác bỏ?
Bác bỏ bằng cách nào?
Luận cứ nào bị bác bỏ?
Cách bác bỏ ra sao?
Cách lập luận nào bịc bác bỏ, hãy phân tích?
c. Ngữ liệu 3: 
- Lập luận sai lầm: Có người bảo
“ Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! ”.
- Nội dung và cách bác bỏ : 
+ Hút thuốc lá là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh ( nêu lý lẽ).
+ Chứng minh bằng một hệ thống dẫn chứng ( Khói thuốc độcà ảnh hưởng sức khoẻ của người xung quanh)
- Kết luận : Hút thuốc không những đầu độc bản thân và những người xung quanh mà còn nêu gương xấu cho con em. 
* Nhận xét : 
- Nội dung bác bỏ ở ngữ liệu này được xác lập trên cơ sở khoa học vững chắc ; cách viết lôgic, chặt chẽ, khẳng định nên có tác dụng thuyết phục cao.
7
2. Kết luận
? Có các cách bác bỏ nào.
Các cách thức bác bỏ:
- Nêu tác hại
- Chỉ ra nguyên nhân
- Phân tích các khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của các luận điểm, luận cứ
- lưu ý; Khi bác bỏ cần có thái độ khách quan, đúng mực
c. Củng cố, luyện tập (10')
Bài tập 1.
a/ Bác bỏ: “ Đổi cứng thành mềm” của kẻ sĩ cơ hội cầu an.
Bằng lí lẽ và dẫn chứng.
b/ Bác bỏ: “ thơ là những lời đẹp”
 - Bằng dẫn chứng cụ thể.
Bài tập 2.
Gợi ý.
- Khẳng định đây là qua nniệm sai về việc kết bạn.
- Phân tích học yếu không phải là thói xấu, mà chỉ là nhược điểm chủ quan hoặc khách quan chi phối.
- Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: 
Nắm vững nội dung bài học. Làm nốt các bài tập còn lại
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc79.doc