Tiết 78: Đọc văn
VỘI VÀNG.
Xuân Diệu.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Giúp học sinh:
- Hiểu lòng yêu cuộc sống đam mê của Xuân Diệu. Cuộc sống với tất cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó.
- Thấy được bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu: đó là sự cách tân của thơ mới.
2. Về kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích một bài thơ trữ tình theo phong cách thơ hiện đại.
Ngày soạn: ...../1/11 Ngày dạy: ...../1/11 Dạy lớp: 11A Ngày dạy: ...../1/11 Dạy lớp: 11C Ngày dạy: ...../1/11 Dạy lớp: 11B Tiết 78: Đọc văn VỘI VÀNG. Xuân Diệu. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Giúp học sinh: - Hiểu lòng yêu cuộc sống đam mê của Xuân Diệu. Cuộc sống với tất cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó. - Thấy được bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu: đó là sự cách tân của thơ mới. 2. Về kỹ năng Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích một bài thơ trữ tình theo phong cách thơ hiện đại. 3. Về thái độ Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xó hội. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. 2. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Xuân Diệu là người sống sôi nổi, mãnh liệt. Ông hướng tới miền sống dồi dào. Vì vậy, Xuân Diệu tha thiết với tình yêu, hăm hở với mùa xuân. Nhà thơ kêu gọi mọi người phải sống hết mình, sống thật sôi nổi mành liệt để tận hưởng những niềm vui của trần thế. Quan niệm ấy được Xuân Diệu nói lên qua những dòng thơ nồng nàn ở bài thơ Vội vàng... 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ? Nêu những nét chính về XD (quê hương, gia đình, sự nghiệp). - XD (1916 – 1985), bút danh Trảo Nha, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định. - Là người nhiệt tình, hăng say hoạt động cách mạng - SNVH rất phong phú và đa dạng: + Trước CM: là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. + Sau cách mạng: thơ hướng mạnh vào đời sống thực tế và giàu tính thời sự. => Là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, là một nhà thơ, một nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc. - Tác phẩm chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió,.. 2. Tác phẩm ? Hiểu biết của em về xuất xứ bài thơ. - In trong tập Thơ thơ - Là một trong những bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mónh liệt của cỏi tụi trong TM núi chung, thơ XD nói riêng. ? Đọc và xác định bố cục bài thơ. - Bố cục + 13 câu đầu: tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ. + Câu 14 đến 29: Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian + Câu 30 đến hết: lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt. 10 II. Đọc - hiểu 1. Đoạn 1: Tình yêu tha thiết với thiên đường trần thế của nhà thơ. ? Đọc phần mở đầu của bài thơ, em they nổi bật lên những hình ảnh gì? - Các hình ảnh: + Ong bướm rộn ràng tuần tháng đi lấy mật + Hoa toả hương, khoe sắc nổi bật giữa cánh đồng xanh rì + Cành tơ phơ phất vươn dáng nõn nà + ánh bình minh màu hồng đào + Tháng giêng mơn mởn da thịt xuân hồng + Chim yến anh quấn quýt bên nhau, hội hè rộn rã ? Tất cả các hình ảnh đó tạo nên một bức tranh như thế nào? -> Một bức tranh tràn đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh tình tứ, đầy niềm vui, đầy nhựa sống. Tất cả như mời gọi, sắp đặt sẵn để chờ tận hưởng ? Cách cảm nhận mùa xuân của tác giả có điều gì đặc bịêt? Thái độ, cảm xúc của tác giả như thế nào? - XD đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất vào mùa xuân, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, quyến rũ, đầy tình tứ. - XD cảm nhận mùa xuân rất độc đáo, nó được nhìn bằng cặp mắt của người đang yêu, qua lăng kính tình yêu nên tất cả đều rạo rực, đắm say, ngây ngất ? Như vậy, em có thể lí giả tại sao tác giả lại viết 4 câu đầu với việc lặp đi lặp lại động từ “tôi muốn” không? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì? => Nhắc đi nhắc lại điệp từ “tôi muốn”: thể hiện khát vọng muốn bất tử hoá cái đẹp, giữ cho cái đẹp toả sắc, lên hương. 9 2. Đoạn 2. ? Quan niệm về thời gian có từ bao giờ? Em có thể nhắc lại một vài quan điểm của các nhà thơ về thời gian mà em biết được không. - Theo quan niệm truyền thống, thời gian luôn tuần hoàn, vĩnh cửu. ? Xuân Diệu quan niệm về thời gian như thế nào? - Quan niệm về thời gian: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” + Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại + Vũ trụ luôn vận động, không ngừng trôi chảy, mỗi phút giây qua là mất đi vĩnh viễn. ? Tại sao tác giả nói như vậy - Nhà thơ lấy quỹ thời gian của con người : tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Dẫu vũ trụ có thể vĩnh viễn nhưng tuổi trẻ thì chẳng hai lần thắm lại. ? Vì vậy, tác giả cảm nhận về thời gian như thế nào. =>. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc sự mất mát, chia lìa: - Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt - mỗi sự vật đang ngậm ngùi chia li tiễn biệt một phần cuộc đời của mình: “Cơn gió xinh thì thào trong lá ..độ tàn phai sắp sửa?” ? Xuất phát từ đâu mà tác giả cảm nhận như vây. - Nguyên nhân: Do sự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa trên đời, là sự nâng niu, trân trọng từng phút, tong giây của cuộc đời. ? Thái độ, cảm xúc của tác giả trong đoạn này là gì. => Tâm trạng băn khoăn, lo lắng. 10 3. Đoạn 3. ? Vì cảm nhận về thời gian như vậy nên con người nên làm như thế nào. - Con người chỉ có thể chiến thắng thời gian bằng cường độ sống, tận hiến và tận hưởng cuộc sống bằng tất cả các giác quan. Gv yêu cầu hs đọc đoạn thơ cuối và giao việc cho các nhóm: - Nhúm 1: Nhận xột về hình ảnh thơ - Nhóm 2: Nhận xét về ngôn từ trong đoạn thơ - Nhóm 3: Nhận xét về nhịp điệu thơ - Nhúm 4: Tìm hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhất và nhận xét. - Hình ảnh thơ: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm tình yêu, cái hụn nhiều, non nước, cỏ cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng -> tươi mới, đầy sức sống. - Ngôn từ: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đó đầy, no nê, cắn...-> Động từ mạnh và tính từ mạnh được dùng với mức độ tăng tiến - Nhịp điệu thơ được tạo nên bởi những câu dài ngắn đan xen với nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp và ngắt nhịp nhanh, mạnh -> nhịp thơ sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. - “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” -> cảm xúc lên đến tột đỉnh -> Ham sống, vui sống, say sống. ? Như vậy, trong cuộc sống này, theo XD điều gì là đẹp nhất. => TG này đẹp nhất, mê hồn nhất vì có con người , tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi con người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống ban tặng, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình => Đây là quan niệm sống tích cực, tiến bộ, thấm đượm tinh thần nhân văn ? Nhận xét về mặt nội dung và nghệ thuật bài thơ 3 III. Tổng kết a. Nghệ thuật: Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. b. Nội dung: Vội vàng là lời giục gió hóy sống mónh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. 3. Củng cố, luyện tập (1’) Tư tưởng nhân văn của bài thơ? TG này đẹp nhất, mê hồn nhất vì có con người , tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi con người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống ban tặng, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) + Bài cũ: Nắm chắc nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.
Tài liệu đính kèm: