Tiết 75: Đọc văn
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5
(Nghị luận văn học)
1. Mục tiêu bài kiểm tra.
- Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước dầu có tính sáng tạo.
- Biết vận dụng các thao tác lập luận luận, phân tích và so sánh để viết bài.
- Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân.
- Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá tác phẩm văn học. Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận.
Ngày soạn: Ngày kiểm tra:.................... Dạy lớp: 11A Ngày kiểm tra:.................... Dạy lớp: 11B Ngày kiểm tra:.................... Dạy lớp: 11C Tiết 75: Đọc văn VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5 (Nghị luận văn học) 1. Mục tiêu bài kiểm tra. - Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước dầu có tính sáng tạo. - Biết vận dụng các thao tác lập luận luận, phân tích và so sánh để viết bài. - Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân. - Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá tác phẩm văn học. Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận. 2. Nội dung đề: a. Lớp 11A Nêu suy nghĩ của anh (chị) sau khi học xong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. (Trích trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng). b. Lớp 11b Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. c. Lớp 11c. Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. 3. Đáp án a. Lớp 11A Nêu suy nghĩ của anh (chị) sau khi học xong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. (Trích trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Mở bài - VTP là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng. Ông nổi tiếng viết tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự. - Ông để lại nhiều kiệt tác văn học. - Số đỏ được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể "làm vinh dự cho mọi nền văn học". - Đoạn trích thuộc chương 15 của tác phẩm. Thân bài - Nhan đề: chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của độc giả, vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn. - Những chân dung biếm họa: Cụ cố Hồng, Văn Minh chồng, Văn Minh vợ, Cô Tuyết, Cậu Tú Tân, Ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, Các cảnh sát Min Đơ và Min Toa, Các bạn cụ Cố Hồng, các trai thanh gái lịch, ai nấy đều hạnh phúc, vui vẻ. - Quang cảnh đám ma: + Bề ngoài rất long trọng, gương mẫu nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước, nhố nhăng, lố bịch, có cả kèn ta, kèn Tây, vòng hoa, câu đối,... + Đỉnh điểm của sự giả dối là lúc hạ huyệt: + Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh. + Ông Phán mọc sừng diễn kịch siêu hạng. Kết bài - Nghệ thuật: tạo tình huống trào phúng, thủ pháp cường điệu, nói quá, miêu tả biến hóa... - Là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, lố bịch của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu đương thời. b. Lớp 11b Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Mở bài - Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho đã tàn. - Ông là một nghẹ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Thành công ở thể loại tùy bút. - CNTT rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời, là "một văn phẩm gần đạt tới sự toàn mĩ" Thân bài Nhân vật Huấn Cao: - Mang cốt cách của một người tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đẹp của một người có thiên lương trong sáng. - Vẻ đẹp của Huấn Cao được kết tinh trong cảnh cho chữ: là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó cái đẹp, cái tài, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. - Qua hình tượng nhân vật HC, NT muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái đẹp, cái tài và cái tâm, cái thiện không thể tách rời. Đồng thời, ông thể hiện sự trân trọng đối với những giá trị tinh thần của dân tộc. Kết bài - Tạo dựng được tình huống truyện độc đáo. Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. Xây dựng thành công hình tượng nhân vật. Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình. - Khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng. cái đẹp, của thiên lương và nhân cách cao cả của con người. - Bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. c. Lớp 11c. Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Mở bài - Thạc Lam là người đôn hậu, rất đỗi tinh tế, thành công ở thể loại truyệ ngắn. Ông chủ yếu khai thác thể giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của TL giống như một bài thơ trữ tình đượm buồn. - Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn là một trong những truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Thân bài - Phố huyện lúc chiều tàn: + Cảnh ngày tàn + Cảnh chợ tàn + Những kiếp người tàn tạ -> Liên buồn man mác, cảm thương cho những đứa trẻ nghèo bất hạnh. - Phố huyện lúc đêm khuya: + Khung cảnh thiên nhiên và con người: ngập chìm trong bóng tối + Nhịp sống của họ lặp di lặp lại một cách đơn điệu + Tâm trạng của Liên: Nhớ lại những ngày vui vẻ ở Hà Nội Buồn bã, cảm nhận cảnh đời nhọc nhằn, tàn tạ. Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ - Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: + Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm vào bóng tối + Chị em Liên hân hoan khi tàu đến và nuối tiếc, bâng khuâng khi tàu đi qua + Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác. Kết bài khẳng định thái độ, tấm lòng của Thạch Lam với những người có số phận bất hạnh Thể hiện rõ nét cuộc sống của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Biểu điểm * Điểm giỏi - Nội dung: đảm bảo như đáp án. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp. * Điểm khá - Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc ít lỗi. * Điểm TB - Nội dung: chưa đủ ý (khoảng 1/2 số ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc một số lỗi. * Điểm yếu - Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 số ý) nhưng nội dung đã nêu đã rõ ràng. Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục chưa rõ ràng. Còn mắc một số lỗi. * Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài. 4 . Đánh giá, nhận xét (Tiết trả bài)
Tài liệu đính kèm: