Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 64, 65: Tình yêu và thù hận

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 64, 65: Tình yêu và thù hận

A/. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức:

- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận của dòng tộc.

- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sêch-xpia: miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.

2/. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.

- Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục và xung đột kịch.

- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3/. Thái độ:

- Trân trọng tình yêu chân chính và cảm thương cho tấn bị kịch tình yêu vượt lên mọi ngăn cách của về thù hận của họ.

B/. TRỌNG TÂM:

- Tâm trạng Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

C/. CHUẨN BỊ:

  G: SGK, SGV, thiết kế bài học, ảnh tác giả.

  H: SGK; Đọc hiểu bài “Tình yêu và thù hận ”; tập soạn, tập học.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS

 2. Kiểm tra miệng: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

 3. Giảng bài mới:

 * Giới thiệu: Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của nhân loại. Nhưng trong thời Phục hưng, tình yêu ấy lại được đại thi hào Sếch-xpia miêu tả trong mqh với thù hận qua câu chuyện về mối tình bất tử của Rômêô và Giuliét. Họ có vượt qua được thù hận để đến với nhau hay ko? Tại sao người ta vẫn thường nói rằng: mối tình của Rô và Giu đã vượt qua thời đại Sếch-xpia trở thành mối tình bất tử trong mọi thời đại? Tất cả những điều này sẽ được lí giải khi chúng ta học đoạn trích Tình yêu và thù hận.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5238Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 64, 65: Tình yêu và thù hận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16,17 Ngày dạy: 10/12/2010
Tiết: 64,65
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích Rô-mê-ô và Giu-li-et – U. Sêch-xpia)
A/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức:
- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận của dòng tộc.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sêch-xpia: miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.
2/. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.
- Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục và xung đột kịch.
- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo.
3/. Thái độ:
- Trân trọng tình yêu chân chính và cảm thương cho tấn bị kịch tình yêu vượt lên mọi ngăn cách của về thù hận của họ.
B/. TRỌNG TÂM:
- Tâm trạng Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
C/. CHUẨN BỊ:
 ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học, ảnh tác giả.
 ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Tình yêu và thù hận ”; tập soạn, tập học. 
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra miệng: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài 
 3. Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu: Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của nhân loại. Nhưng trong thời Phục hưng, tình yêu ấy lại được đại thi hào Sếch-xpia miêu tả trong mqh với thù hận qua câu chuyện về mối tình bất tử của Rômêô và Giuliét. Họ có vượt qua được thù hận để đến với nhau hay ko? Tại sao người ta vẫn thường nói rằng: mối tình của Rô và Giu đã vượt qua thời đại Sếch-xpia trở thành mối tình bất tử trong mọi thời đại? Tất cả những điều này sẽ được lí giải khi chúng ta học đoạn trích Tình yêu và thù hận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1:
- Tìm hiểu chung về văn hóa Phục hưng, tác giả S, tác phẩm R và G.
- GV giới thiệu văn hóa Phục hưng.
- Căn cứ vào SGK, giới thiệu ngắn gọn những nét chính về Sếch-xpia?
- Nêu xuất xứ vở kịch?
- Vở kịch được sáng tác theo thể loại kịch gì? 
- GV gọi HS đọc tóm tắt tác phẩm.
- Xác định nội dung và vị trí của đoạn trích?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Tìm hiểu hình thức của các lời thoại? (6 lời đầu và 10 lời sau).
GV phân nhóm cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau:
*.Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?
Nỗi ám ảnh hận thù xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao? Cả hai đều nhắc đến hận thù trong khi tỏ tình để làm gì?
*. Lời đối thoại, độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diến ra trong bối cảnh thời gian,không gian như thế nào?
Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô trong đoạn trích (đặc biệt qua lời thoại đầu tiên)
*. Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét? ( Đặc biệt qua lời thoại “Chỉ có tên họ )
- Chứng minh rằng “ tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này?
GV phân lớp thành 4 nhóm cho học sinh thảo luận.
Các nhóm lần lượt trình bày, GV cho HS nhận xét bổ sung và chốt lại những nội dung chính.
GV yêu cầu HS đi sâu vào các lời thoại để phân tích.
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng ở đây?
*. Nhưng diễn biến nội tâm của Giu-li-ét nói lên tài năng gì của nhà văn?
* Hoạt động 3:
- Chủ đề?
* Hoạt động 4:
Qua đoạn trích em có thể rút ra được gì về gia trị nội dung và nghệ thuật?
I. Giới thiệu chung:
1. Thời đại Phục hưng:
 Phong trào Phục hưng, mà cốt lõi là chủ nghĩa nhân văn: giải phóng tinh thần, tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quí của con người -> văn hóa phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu.
 Những gương mặt tiêu biểu của văn hóa Phục hưng: Leônađơvanhxi, Đantê, Rabơle, Xecvantet, Sêchxpia
2. Sêch-xpia: (1564 - 1614)
- Sinh ra ở một thị trấn thuộc miền Tây nam nước Anh.
- Sớm vào đời kiếm sống vì hoàn cảnh gia đình sa sút.
- 1585 lên Luân Đôn làm chân giữ ngựa, nhắc tuồng, diễn viên trước khi trở thành nhà viết kịch thiên tài của nước Anh.
* Tác phẩm: 37 vở kịch.
 Một số truyện thơ dài.
 154 bài Xon – nê.
3. Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét:
 a. Xuất xứ:
- Được viết khoảng 1594 - 1595.
- Lấy bối cảnh tại thành Vê-rô-na ( Ý ).
 b. Thể loại:
Kịch thơ xen lẫn văn xuôi, có 5 hồi.
 c. Tóm tắt: SGK/198 
4. Đoạn trích: 
a. Vị trí đoạn trích:
Lớp 2, hồi II. 
b. Nội dung đoạn trích: Cảnh Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại vườn nhà Ca-piu-lét sau đêm vũ hội hoá trang.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình thức các lời thoại:
* 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau-> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.
- Lời độc thoại nội tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm.
- Độc thoại có hàm chứa đối thoại: làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc.
* 10 lời thoại sau là lời đối thoại thông thường.
2. Tình yêu trên nền thù hận.
- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ.
 + Rô-mê-ô: Tôi thù ghét cái tên tôi... Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu... Tù nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô- mê- ô nữa...
 + Giu-li-ét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thô . Nơi tử địa..họ mà bắt gặp anh..
- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu. 
- Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu. Cái chàng sợ là không có được, không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận ...
=> Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận -> Quyết tâm xây đắp tình yêu. 
3. Tâm trạng của Rô-mê-ô.
- Đêm khuya, trăng sáng. Màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân-> Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu do đó thiên nhiên là thiên nhiên hoà đồng, chở che, trân trọng.
- Trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp không sánh được của Giu- li-ét.:
+ “Vừng dương” lúc bình minh.
+ Sự xuất hiện của “vừng dương” khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, nhợt nhạt...
+ “Nàng Giu-li-ét là mặt trời”
- Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô hướng vào đôi mắt: “Đôi mắt nàng lên tiếng”. Đôi môi lấp lánh của Giu-li-ét cảm nhận như sự mấp máy của làn môi khi nói-> liên tưởng.
- “Hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời”-> so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn bằng sự tự vấn “Nếu mắt nàng...thế nào nhỉ?”
-> khẳng định vẻ đẹp của đôi mắt, của các nét đẹp trên khuôn mặt...-> khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt “Kìa! Nàng tì má...gò má ấy!”
- Cảm xúc của Rô-mê-ô là cảm xúc của một con người đang yêu và đang được tình yêu đáp lại, đây cũng là sự cộng hưởng kì lạ của những tâm hồn đang yêu...
4. Tâm trạng của Giu-li-ét
- Qua lời độc thoại nội tâm:
+ Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “Chàng hãy khước từhãy thề yêu em đi” “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”-> Tình yêu mãnh liệt không chút che dấu, không chút ngượng ngùng, suy nghĩ chín chắn, cảm nhận được mối tình có thể sẻ trở ngại bởi sự thù hận của hai dòng họ.
- Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô.
+"  Anh làm thế nào... và tới làm gì? Câu hỏi để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.
+  « Anh làm thế nào tới được chốn này..người nhà em bắt gặp nơi đây ». Câu hỏi hướng tới Rô-mê-ô cũng là để thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-ét. Liệu tình yêu của Rô-mê-ô có đủ sức mạnh để vượt qua bức tường rào hữu hình ở gia đình Ca-pu-lét hay không? Tình yêu của chàng có đủ sức mạnh vượt qua bức tường thù hận ở hai gia đình hay không?
+ «  Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây » tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.
=> Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.
5. Tình yêu bất chấp thù hận.
- Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.
- Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận. thù hận bị đẫy lùi chỉ còn lại tình đời, tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.
III. Chủ đề
Đoạn trích ca ngợi tình yêu mãnh liệt say đắm và bất chấp hận thù của R và Gi. Đoạn trích còn ca ngợi tình yêu cao đẹp, trong sáng,phù hợp lí tưởng nhân văn.
IV. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
- Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật.
 2. Ý nghĩa văn bản:
- Khẳng định vẻ đẹp của tình đời, tình người.
- Thể hiện lí tưởng nhân văn qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính trước mối thù của dòng tộc.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 - Đọc ghi nhớ SGK/201.
5. Hướng dẫn H tự học:
 * Bài ở tiết học này:
+ Đọc với giọng điệu phù hợp với lời thọi của cả hai nhân vật.
 * Bài ở tiết học tiếp theo: Ôn tập phần văn học theo hệ thống câu hỏi ôn tập.
E/. RÚT KINH NGHIỆM: 
- Nội dung:
- Phương pháp:.
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:....

Tài liệu đính kèm:

  • docTinh yeu va thu han(1).doc