Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 61, 62: Vĩnh biệt cửu trùng đài ( Trích kịch: Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 61, 62: Vĩnh biệt cửu trùng đài ( Trích kịch: Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)

Tiết 61

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI.

 ( Trích kịch: Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng. ).

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

 - Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch

- Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHT đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuậy lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 14550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 61, 62: Vĩnh biệt cửu trùng đài ( Trích kịch: Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 61 
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI.
 ( Trích kịch: Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng. ).
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch
- Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHT đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuậy lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích
 2. Về kỹ năng
Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch
 3. Về thái độ
Khơi gợi tình cảm nhân văn của con người
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): 
Để Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch. Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHT đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuậy lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK sau đó tóm tắt nội dung chính
10
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả 
- VNT ( 1912- 1960), quê Hà Nội, sinh ra trong một gia đình nhà nho
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch
- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc
? Hãy giới thiệu về đoạn trích và vở kịch?
? Những hiểu biết của em về bi kịch? 
2. Tác phẩm
- Là vở bi kịch lịch sử gồm 5 hồi, viết xong vào mùa hè 1941 về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực.
- Tóm tắt: SGK.
- Bi kịch: là một thể của kịch:
+ Xung đột, mâu thuẫn trong bi kịch được tạo dung từ những mâu thuẫn không thể khắc phục được, mọi cách giảI quyết đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.
+ Nhân vật chính có say mê, khát vọng lớn lao, có khi có những sai lầm trong hành động, có kết thúc bi them nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh, khơI gợi tình cảm nhân văn của mỗi con người.
? Hãy xác định vị trí đoạn trích.
Đọc phân vai đoạn trích:
- Giọng Đan Thiềm đầy lo lắng, hốt hoảng, cứng cỏi, đau đớn.
- Giọng VNT băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối, vừa da diết, vừa khắc khoảI, cuối cùng là đau đớn tột độ.
- Giọng quân lính hỗn hào, lũ cung nữ bợ đỡ, lẳng lơ,
? Hãy tóm tắt đoạn trích.
Vị trí: hồi năm của vở kịch.
- Tóm tắt;
10
II .Đọc- hiểu đoạn trích
1. Những mâu thuẫn xung đột cơ bản.
Qua nội dung đoạn trích, em hãy cho biết mâu thuẫn, xung đột thứ nhất là gì? 
? Mâu thuẫn này có từ bao giờ? 
Mâu thuẫn thứ nhất
 - Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc.
- Mâu thuẫn này vốn có từ trước, trở nên căng thẳng khi xây dựng CTĐ, Lên đến đỉnh điểm khi hôn quân bị giết, hoàng hậu tự tử, cung nữ bị bắt. CTĐ bị thiêu huỷ
Mâu thuẫn thứ hai trong vở kịch là gì? 
- Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
20
2. Nhân vật Đan Thiềm
? NHT đã viết trong đề tựa: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm mà thôI”. Em hãy lí giải điều đó.
? VNT đã có tâm trạng ngôn ngữ ntn để dành cho Đan Thiềm?
- VNT: cảm kích “đa tạ bà, tấm lòng của bà, chỉ có lòng cha mẹ tôI mới sánh kịp”
? Vì sao VNT nói vậy? 
? Vì sao ĐT khuyên trốn đi? Cử chỉ, hành động của nàng như thế nào?
? Đến khi trốn đi không được nữa thì nàng có hành động gì? 
- Là người đã khuyên VNT ở lại để xây CTĐ, giờ đây lại là người bằng mọi cách thuyết phục VNT trốn đi => bảo vệ cái tài, cái đẹp, nàng không mơ mộng mà tỉnh táo, thức thời, hiểu đời, hiểu người
- Khuyên trốn đi vì: nhận ra sự thất baị của CTĐ, muốn bảo toàn mạng sống cho VNT: 
+ Thúc giục liên tiếp VNT trốn đi
+ ánh mắt lo lắng, hốt hoảng, mặt cắt không còn một giọt máu
- Trốn không được nữa thì nàng: tìm mọi cách van xin cho VNT
- Kết thúc nàng nói lời vĩnh biệt với CTĐ, với VNT, với giấc mộng lớn trong máu và nước mắt
? Nhận xét về Đan Thiềm.
=> Xứng đáng là tri âm tri kỉ của VNT. Biết trân trọng, đam mê cáI tài nhưng cuối cùng vẫn chết trong đau đớn, tuyệt vọng vì chính niềm đam mê đó
3. Củng cố, luyện tập (3’):
a. Củng cố:
Nhận xét chung của em về nhân vật ĐT? 
Xứng đáng là tri âm tri kỉ của VNT. Biết trân trọng, đam mê cái tài nhưng cuối cùng vẫn chết trong đau đớn, tuyệt vọng vì chính niềm đam mê đó
b. Luyện tập
? Tác giả thể hiện thái độ như thế nào với Đan Thiềm?
Tác giả trân trọng, khâm phục và đồng cảm, chia sẻ với nhân vật. Đây cũng là tri âm tri kỉ của tác giả: cùng yêu quí, trân trọng và nhạy cảm với cái đẹp, cái tài.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
 + Bài cũ: Cảm nhận về nhân vật Đan Thiềm
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK: nhân vật VNT
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 62: Đọc văn 
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI.
 ( Trích kịch: Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng. ).
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch
- Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHT đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuậy lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích
 2. Về kỹ năng
Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch
 3. Về thái độ
Khơi gợi tình cảm nhân văn của con người
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): 
Để Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch. Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHT đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuậy lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
II .Đọc- hiểu đoạn trích
1. Những mâu thuẫn xung đột cơ bản.
2. Nhân vật Đan Thiềm
24
3. Nhân vật Vũ Như Tô
VNT là một nghệ sĩ như thế nào ở các hồi trước?
- Tài năng: 
+ Là kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp
+ Có nhân cách lớn: không chịu khuất phục bởi uy quyền, tiền bạc.
Nhận xét về lí tưởng nghệ thuật của VNT đối với nhân dân lúc bấy giờ?
=> Lí tưởng của VNT là chân chính nhưng thoát li hoàn cảnh ls của đất nước, xa rời đời sống hiện tại của nhân dân, ông lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.
Khi xây CTĐ, VNT nghĩ như thế nào?
* Diễn biến tâm trạng của VNT
- Khi xây CTĐ, VNT không nghĩ đó là tội ác dù nó được xây bằng xương máu của nhân dân.
Khi loạn xảy ra, ĐT hốt hoảng báo tin ch VNT, ông có tâm trạng, hành động ntn?
- Khi loạn xảy ra, DDT giục đi trốn: VNT vẫn không chịu đi, vẫn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình.
- Vẫn hi vọng thuyết phục được An Hòa Hầu, một trong những kẻ đứng đầu phe nổi loạn.
=> Vẫn rất ảo tưởng, tin vào điều không có thực.
Khi CTĐ bị đập phá, VNT như thế nào? Tiếng kêu của VNT có ý nghĩa như thế nào?
- Khi CTĐ bị đập phá, thiêu hủy, ông kinh hoàng: "Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!"
+ Thể hiện sự bừng tỉnh, đau đớn của VNT
+ Tạo thành một nỗi đau bi tráng. 
(?) Đặc sắc nghệ thuật kịch “Vũ Như Tô” được thể hiện như thế nào?
10
4. Nghệ thuật trong đoạn trích 
 + Miêu tả diễn biến tâm trạng
 * Diễn biến tâm trạng nhân vật Vũ Như Tô, Đan Thiềm
 + Khắc hoạ tính cách nhân vật (Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Ngô Hạnh, Nguyễn Vũ - mỗi người một vẻ). Ngô Hạnh đại diện cho quân phản loạn chống lại vương triều. Nguyễn Vũ là kẻ ngu trung.
 + Nhịp điệu được tạo ra qua đối thoại, hành động, sắc thái của động tác người ra, vào, các lời chú thích nghệ thuật.....và ngôn ngữ tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ) đã tạo ra không gian bạo lực kinh hoàng: Lê Trương Dực bị Ngô Hạnh giết, hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn, Nguyễn Vũ tự tử, Vũ Như Tô ra pháp trường.
(?) Hãy đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
5
III. TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, tính tổng hợp cao.
- Thành công dẫn dắt xung đột kịch đến cao trào.
- Thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động.
- Đặt nhân vật trong không gian cung cấm với tên đất, tên người cụ thể có ít nhiều yếu tố sử sách làm cho kịch hoành tráng, có không khí lịch sử.
2. Nội dung:
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực của nhân dân.
3. Củng cố, luyện tập (4’)
a. Củng cố: 
Nhận xét của em về nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô (điểm chung, điểm riếng)
- Chung: khát khao, say mê cái đẹp
- Riêng:
+ Đan Thiềm thông minh, sáng suốt
+ VNT: không tỉnh táo, sai lầm trong hành động, phương pháp
b. Luyện tập:
(?) Phát biểu ý kiến về lời tựa của Nguyễn Huy Tưởng: “Than ôi Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải. Ta chẳng biết cầm bút, chẳng qua là một bệnh với Đan Thiềm”?
- Lời đề tựa nêu ra hai điều mà cả hai điều đều có băn khoăn của tác giả:
 +* Lẽ phải thuộc về ai? Vũ Như Tô hay kẻ giết Vũ Như Tô.
 + Mất Cửu Trùng Đài nên mừng hay nên tiếc?
 Vì tác giả khẳng định: Cầm bút chẳng qua là một bệnh với Đan Thiềm.
Bệnh với Đan Thiềm là bệnh đam mê về cái tài, quý trọng người tài. Người tài sáng tạo ra cái đẹp.
 Qua lời đề tựa này, ta vẫn rõ ý đồ nghệ thuật và việc thể hiện ý đồ ấy. Nhà văn đã tạo ra một mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Giải quyết mâu thuẫn này phải nhờ vào lịch sử và giác ngộ của người nghệ sĩ và nhân dân.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
 + Bài cũ: 
- Tìm đọc vở kịch Vũ Như Tô và các tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tưởng.
- ấn tượng sâu sắc nhất củat em sau khi học xong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc61.62.doc