Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 6: Đọc văn Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 6: Đọc văn Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

Tiết 6: Đọc văn

CÂU CÁ MÙA THU

(Thu điếu)

 - Nguyễn Khuyến -

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được vẻ đẹp: Của cảnh thu ở làng quê Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc Bộ; tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước.

 - Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt trong tả cảnh ngụ tình

* Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:

 Giúp HS thấy được mối liên hệ giữa cảnh và tỡnh.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 6: Đọc văn Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 6: Đọc văn
CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
	 - Nguyễn Khuyến -
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp: Của cảnh thu ở làng quê Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc Bộ; tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước.
 - Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt trong tả cảnh ngụ tình
* Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
 Giúp HS thấy được mối liên hệ giữa cảnh và tỡnh.
 b. Về kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ trữ tình.
 c. Về thái độ
Trân trọng đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến và tình yêu với vẻ đẹp của quê hương đất nước..
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
 ChuÈn bÞ ch©n dung NguyÔn KhuyÕn, bøc tranh mïa thu x­a vµ nay.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ (5’): 
Câu hỏi: Đọc diễn cảm bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) và nêu chủ đề bài thơ?
Đáp án: Đọc diễn cảm bài thơ
 Nêu chủ đề đầy đủ: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn, lẽ mọn, khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bức phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng, buồn chán.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Nguyễn Khuyễn nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm Nguyễn Khuyễn nức danh nhất là chùm 3 bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh - điển hình cho mùa thu ở Việt Nam. Nhưng tiêu biểu hơn cả là Thu điếu (mùa thu câu cá)
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Phần tiểu dẫn trình bày những vấn đề gì ?
Gv nhận xét, khái quát, giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khuyến và chùm thơ thu, có thể kể một số giai thoại về Nguyễn khuyến ( Thơ chửi Hoàng Cao Khải, Lê Hoan)
8
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- NK (1835 – 1909), hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Thắng.
- Là người học giỏi, đã đỗ đầu 3 kì thi và được phong là “Tam nguyên Yên Đổ”.
- Là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với Pháp.
- Sự nghiệp: Thơ NK nói lên tình yêu quê hương, gia đình, bè bạn, phản ánh cuộc sống khổ cực, chất phác của nông dân, châm biếm, đả kích bọn thống trị, xâm lược.
? Xuất xứ bài thơ?
2. Tác phẩm.
- Nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, được đánh giá là “nức danh nhất” của thơ Nôm NK
12
II. Đọc - hiểu.
1. Cảnh thu.
* Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
Khung cảnh mùa thu được miêu tả như thế nào? (Điểm nhìn, cảnh vật, không khí?)
? Xác định điểm nhìn của tác giả.
- Điểm nhìn: được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần:
+ Từ thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, tới ngõ trúc rồi trở lại với ao thu, với thuyền câu.
+ Từ một không gian hẹp, không gian thu, cảnh sắc thu được gợi ra từ nhiều hướng.
? Từ điểm nhìn ấy tác giả đã thấy mùa thu được hiện lên qua màu sắc, đường nét như thế nào.
? Em nhận xét gì về cảnh vật, không khí thu đó.
- Cảnh vật:
+ Màu sắc: nước trong veo. sóng biếc, trời xanh ngắt, và xen vào đó là chiếc lá vàng.
+ Đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
-> Không khí, cảnh vật rất thanh sơ, dịu nhẹ.
-> Cảnh thu mang nét riêng của làng quê Bắc Bộ, rất dân dã, giản dị, là cảnh “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
- Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: 
+ Không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng
+ Các chuyển động đều rất nhẹ, khẽ, không đủ tạo ra âm thanh, chỉ có tiếng cá đớp động càng làm tăng thêm sự yên tĩnh, vắng vẻ.
? Nhan đề bài thơ là câu cá mùa thu, nhưng hãy xem ở đây mục đích chính của tác giả là gì?
GV:
- Đời loạn đi về như hạc độc.
- “Cờ đang dở cuộc không còn nước/ Bạc chửa thôi canh đã chạy làng”.
- “Việc tống táng lăng nhăng qua quýt
 Cúng cho thầy một ít rượu be
 Đề vào mấy chữ trong bia 
 Rằng: quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”
* Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
Qua các hình ảnh thiên nhiên được khắc họa, tác giả muốn bày tỏ tâm trạng, tình cảm gì?
8
2. Tình thu.
 Nói chuyện câu cá nhưng không chủ ý vào câu cá, đó chỉ là cái cớ để đón nhận cảnh thu, bày tỏ tâm sự của mình.
- Cảnh đẹp, buồn nhưng hơi se lạnh bởi gam màu xanh, phải chăng đó là cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật?
- Chữ “vèo” không chỉ tả cảnh mà còn gợi tâm cảnh: đó là cảm nhận về thời đại mà tác giả đang sống.
=> tâm hồn gắn bó thiết tha với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
? Theo em, nghệ thuật độc đáo của bài thơ là gì.
5
3. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng diễn đạt những biều hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín của tâm trạng.
- Gieo vần “eo” – tử vận, oái oăm, khó làm được sử dụng thần tình, góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, tâm trạng đầy uẩn khúc.
- Dùng động để nói tĩnh.
? Khái quát những đặc sắc về nôị dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2
III. Tổng kết.
- Nd: cảnh mang vẻ đẹp điển hình cho làng quê Việt Nam. Đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu quê hương đất nước, vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả.
- Nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ, nét vẽ đậm chất hiện thực.
c. Củng cố, luyện tập (3')
Củng cố 
Đọc ghi nhớ SGK.
Luyện tập
Tìm và so sánh sự giống nhau giữa thơ thu của Nguyễn Khuyến với thơ thu của Đỗ Phủ, của Nguyễn Du
- Giống: tình yêu quê hương, đất nước
 Rất đẹp
 Đặc sắc, tiêu biểu cho mùa thu
 Đều buồn.
- Khác: mỗi nhà thơ sử dụng những từ ngữ riêng, cảnh quan riêng: miền núi, đồng bằng
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: 
Học thuộc lòng bài thơ
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
 + Bài mới: chuẩn bị bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.cau ca.doc