A, Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh
- Nắm được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới;
- Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp trên các phương diện: văn hoá, lịch sử, địa lí, đặc biệt là văn học.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu về tác giả văn học lớn thuộc giai đoạn văn học trung đại.
B, Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.
C, Phương pháp dạy học.
- Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, gợi mở, thảo luận.
D, Tiến trình lên lớp.
1, Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
3, Giới thiệu bài mới.
4, Bài mới.
Tiết 58 (Đọc văn) NGUYỄN TRÃI (1350-1442) A, Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh - Nắm được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới; - Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp trên các phương diện: văn hoá, lịch sử, địa lí, đặc biệt là văn học. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu về tác giả văn học lớn thuộc giai đoạn văn học trung đại. B, Phương tiện thực hiện. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy. C, Phương pháp dạy học. - Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, gợi mở, thảo luận. D, Tiến trình lên lớp. 1, Ổn định lớp. 2, Kiểm tra bài cũ. 3, Giới thiệu bài mới. 4, Bài mới. Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung cần đạt (3) 1, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Trãi. 1, HS tìm hiểu phần I, cuộc đời của NT. I. Cuộc đời. - Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, hiệu Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. - Cuộc đời Nguyễn Trãi có thể chia thành bốn giai đoạn. 1, Thời trai trẻ (1380- 1407). - Sống sung túc, đỗ thái học sinh, làm quan cho triều Hồ. 2, Thời giúp Lê Lợi khởi nghĩa (1420- 1427). - NT đem hết tài trí giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh. - Đầu năm 1428, sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo “Bình Ngô đại cáo”. 3, Thời kì hòa bình (1429- 1439). - NT giúp các vua Lê xây dựng đất nước. - Ông bị nghi oan và bị bắt giam (1429- 1430). 4, Thời kì về ở ẩn ở Côn Sơn (1439- 1440). - NT từ quan về ở ẩn, nhà thơ sống thanh nhàn, NT sống thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. - Sau đó NT được vua Lê mời ra làm quan trở lại.. NT làm giám khảo của kì thi tiến sĩ. - Năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, Nguyễn Trãi bị “Tru di tam tộc”, hai mươi hai năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho NT. - Năm 1980, tổ chức UNESCO đã tôn vinh Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới. Ê NT là bậc anh hùng dân tộc, cũng là người chịu nỗi oan lớn. 2, Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần II SGK. 2, HS tìm hiểu phần II SGK. II, Sự nghiệp thơ văn. Những tác phẩm chính: - Văn xuôi: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, văn bia Vĩnh Lăng, Băng Hồ di sự lục, Chí Linh sơn phú, Dư địa chí. - Thơ: Ức Trai thi tập (Chữ Hán). Quốc âm thi tập (Chữ Nôm). 1, Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. - Văn xuôi NT là những áng văn chính luận hùng hồn. NT đề cao nhân nghĩa, giương cao ngọn cờ nhân nghĩa mà chinh phục lòng người. 2, Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc. a, Thơ NT thể hiện lí tưởng sống của người anh hùng. “Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng” (Thuật hứng - 5 ) “Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mai chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (Thuật hứng - 24 ) Ê Đó là con người hết lòng vì dân vì nước. b, Thơ NT khẳng định khí tiết, bản lĩnh của nhà thơ. - NT mượn hình ảnh cây tùng, cây trúc, cây mai để diễn tả bản chất tốt đẹp của mình. c, Thể hiện nỗi suy tư về cuộc đời. “Mùi thế đắng cay cùng mặn chát Ít nhiều đã vẽ một hai phen” (Thuật hứng- 46). “Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui có lòng ngườicực hiểm thay” (Mạn thuật- 26) d, Thể hiện tình yêu thiên nhiên. “Một đoá đào hoa khéo tốt tươi, Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười” (Hoa đào) “Quét trúc bước qua lòng suối, Thưởng mai về đạp bóng trăng”. (Ngôn chí- 16) “Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam”. (Thuật hứng- 19) e, Thơ NT đề cao đạo nghĩa. “Chữ học ngày xưa quên hết dạng Chẳng quên có một chữ cương thường” (Tự thán -28). 3, Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần III SGK. 3, HS tìm hiểu phần III SGK. III. Kết luận. - NT là một thiên tài văn học, là nhà yêu nước, là người anh hùng, là nhà văn hóa lớn. - Về nội dung, tác phẩm của NT có sự kết tinh cao nhất của chủ nghĩa yêu nước. - Về nghệ thuật, văn chương NT có đóng góp lớn ở hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. 5, Củng cố. 6, Dặn dò. 7, Rút kinh nghiệm, bổ sung.
Tài liệu đính kèm: