Tiết 58: Đọc thêm Ngày dạy: Dạy lớp: 11C
VI HÀNH
( Nguyễn Ái Quốc)
TINH THẦN THỂ DỤC
(Nguyễn Công Hoan)-
I. Mục tiêu
Giúp HS:
1. Về kiến thức
a. Vi hành
- Nắm được tình huống của truyện; bản chất bù nhìn của Khải Định, âm mưu thủ đoạn của bọn thực dân, thái độ thù địch của chúng với người dân Việt Nam yêu nước và cách mạng.
- Hiểu được nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể chuyện độc đáo.
Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Cùng với những truyện ngắn khác, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của Khải Định, phơi bày sự bịp bợm của thực dân Pháp với chiêu bài "Khai hóa văn minh".
b. Tinh thần thể dục
- Nhận thức được bản chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp khởi xướng.
- Thấy được nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, lời thoại, tạo xung đột.
Ngày soạn: Ngày dạy Dạy lớp: 11A Ngày dạy Dạy lớp: 11B Tiết 58: Đọc thêm Ngày dạy: Dạy lớp: 11C VI HÀNH ( Nguyễn Ái Quốc) TINH THẦN THỂ DỤC (Nguyễn Công Hoan)- I. Mục tiêu Giúp HS: 1. Về kiến thức a. Vi hành - Nắm được tình huống của truyện; bản chất bù nhìn của Khải Định, âm mưu thủ đoạn của bọn thực dân, thái độ thù địch của chúng với người dân Việt Nam yêu nước và cách mạng. - Hiểu được nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể chuyện độc đáo. Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Cùng với những truyện ngắn khác, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của Khải Định, phơi bày sự bịp bợm của thực dân Pháp với chiêu bài "Khai hóa văn minh". b. Tinh thần thể dục - Nhận thức được bản chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp khởi xướng. - Thấy được nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, lời thoại, tạo xung đột. 2. Về kỹ năng Đọc - hiểu các tác phẩm theo đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ Thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn của bản thân với những giả dối, xấu xa trong xã hội. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. 2. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Những năm từ 1920 -> 1930 cuộc sống của nhân dân ta vô cùng lầm than dưới chế độ thực dân phong kiến. Rất nhiều tác phẩm đả đả kích sâu cay bộ mặt tàn ác, dã man của bọn thực dân Pháp, được viết dưới bút pháp khác nhau nhưng đều đạt hiệu quả châm biếm sâu cay. Những tác phẩm tieu biểu ta phải nhắc tới, đó là Vi hành (Nguyễn Aí Quốc, Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan). Để giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này, tiết học... 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS TG Yêu cầu cần đạt ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của Vi hành? Mục đích sáng tác của truyện ngắn? ? Tìm bố cục và ý mỗi phần? 4 A. VI HÀNH (Nguyễn ái Quốc) I. TÌM HIỂU CHUNG (1’) 1. Hoàn cảnh sáng tác - SGK trình bày hoàn cảnh mục đích sáng tác truyện ngắn Vi hành. Truyện viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp ra ngày 19/2/1923. - Mục đích (sgk) 2. Bố cục - Truyện ngắn chia làm 3 đoạn + Đoạn 1 từ đầu đến “định kí giao kèo thuê đấy + Đoạn 2 tiếp đó đến “Cuộc đời của các cậu công tử bé + Đoạn 3 còn còn lại GV lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề sau: 1. Phân tích hình tượng nhân vật vua Khải Định? Qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc? 2. Tác giả đã phê phán bản chất của thực dân Pháp ntn? 3. Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được tình huống truyện đặc sắc. Theo em tác giả đã tạo được tình huống gì trong truyện ngắn này? Tác dụng của tình huống đó? 4. Ngoài việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc, tác phẩm đã có những thành công nghệ thuật nào? 15 II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản a. Nội dung * Chân dung Khải Định - Khuôn mặt : xấu xí, yếu ớt, bạc nhược -Trang phục: loè loẹt, kệch cỡm, kì quái, lố lăng -Thaí độ: lúng ta lúng túng”. - Ăn chơi vô độ, xa xỉ - Đối tượng mua vui giải trí - Với Chính phủ Pháp : Nhầm lẫn à Với người Pháp, Khải Định chỉ là một thứ đồ chơi hiếm hoi, một trò giải trí., là tê tay sai, bù nhìn. * Bản chất của thực dân Pháp - Đưa Khải Định sang Pháp làm công cụ tuyên truyền - Đầu độc dân bản xứ bằng rượu, thuốc phiện, các chính sách bóc lột. - Mỉa mai chính sách khai hoá kệch cởm, như một trò hề. - Chính phủ Pháp nhìn bất cứ người An Nam nào đều cho là một vị hoàng đế, đều cho người theo dõi 2. Nghệ thuật - Tình huống nhầm lẫn: đôi trai gái người Pháp nhầm lẫn tác giả là vua Khải Định -> oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả tâm lí sâu cay -> Chân dung KĐ hiện lên một cách sinh động - Hình thức một bức thư ->có thể thay đổi giọng điệu - Sử dụng thành công các thủ pháp khác nhau của loại hình châm biếm - Ngôn ngữ trào phúng sâu sắc, giàu chất châm biếm, thấm đẫm chất hài hước Tác phẩm có ý nghĩa như thế nào? 2 3. Tổng kết - Là truyện ngắn tiêu biểu ch bút pháp văn xuôi của NAQ. - Thể hiện tài châm biếm sắc sảo của tác giả về hoàng đế An Nam và triều đình nhà Nguyễn, về thái độ của người dân và chính phủ bảo hộ đối với An Nam và KĐ. -> Bản lĩnh kiên cường, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng trước kẻ thù, tinh thần yêu nước sâu sắc của HCM. B. TINH THẦN THỂ DỤC (Nguyễn Công Hoan) Vị trí của Nguyễn Công Hoan trong nền văn học Việt Nam hiện đại? ông thành công ở những thể loại nào? 5 1. Tác giả, tác phẩm. - Nguyễn Công Hoan là nhà văn đặt nền móng cho văn xuôi VN hiện đại. Có sở trường về truyện ngắn trào phúng. - Tinh thần thể dục vạch rõ bản chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao GV cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau: 1. Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt? 2. Mâu thuẩn trào phúng cơ bản của truyện? làm rõ những mâu thuẩn đó? 3. Ý nghĩa trào phúng của tác phẩm? GV cho học sinh trình bày sau đó chốt lại những nội dung chính. 15 2. Đọc hiểu văn bản. a. Nghệ thuật dựng truyện. - Năm cảnh tưởng rời rạc mà lại liên kết chặt chẽ với nhau đẻ thể hiện chủ đề, châm biếm cái tinh thần thể dục của một thời trước CM. b. Mâu thuẩn trào phúng. Mâu thuẩn giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể thao. - Mệnh lệnh yêu cầu gắt gao bắt buộc dân làng Ngũ Vọng phải xem đá bóng và sự sợ hải, lẫn trốn của dân làng. c. Ý nghĩa trào phúng: Vạch trần bản chất giả dối, bịp bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc. Trong hoàn cảnh người dân cơm không đủ no áo không đủ mặc nên phải chạy trốn hoặc thực hiện một cách cưỡng ép. 3 Củng cố, luyện tập (2’) * Mâu thuẫn cơ bản của truyện là gì? Chính quyền >< Người dân nghèo - Tổ chức >< - Gây cho họ nhiều khó khăn - Khuếch trương >< - Xin được ở nhà - Cổ vũ >< - Tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà Tinh thần thể dục >< thậm chí trốn tránh 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) + Bài cũ: - Học nắm chắc nội dung chính - Hoàn thành phần tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục... - Phan tích tình huống truyện độc đáo của hai truyện ngắn. + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.
Tài liệu đính kèm: