Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 53, 54:

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 53, 54:

Tiết 53: Tiếng Việt

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

 Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo

 2. Về kỹ năng

Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.

 3. Về thái độ

Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1713Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 53, 54:", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 53: Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo
 2. Về kỹ năng
Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.
 3. Về thái độ
Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra bài cũ (5’): 
? Nêu đặc điểm chung của bản tin, phóng sự
 Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc
 Phóng sự báo chí về thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn
* Đặt vấn đề vào bài mới (1): Để Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS 
(?) Nêu đặc điểm về diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ báo chí
- HS chia 6 nhóm
+ Nhóm 1,2: tìm hiểu về từ vựng?
+ Nhóm 3,4 tìm hiểu về ngữ pháp?
+ Nhóm 5,6: tìm hiểu về các biện pháp tu từ?
- HS trao đổi thảo luận trả lời bằng bảng phụ sau đó cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
15
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt.
 a.Về từ vựng
 VD ( SGK)
-> Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng
b.Về ngữ pháp 
 -> Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác 
c.Về các biện pháp tu từ
 - Không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp
Sử dụng không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, song song phối hợp câu ngắn với câu dài....
-> nhằm diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại
- Ở báo nói: ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải phát âm rõ ràng, khúc chiết
- Ở báo viết: khổ chữ, kiểu chữ phối hợp với màu sắc, hình ảnh.. tạo những điểm nhấn trong thông tin
(?) Nêu và phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?
- Những yếu tố nào đã tạo nên ngôn ngữ báo chí?
15
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí 
a. Tính thông tin thời sự:
- Bảo đảm tính cập nhật thông tin (thông tin mới nhất mà người đọc chưa biết)
- Thông tin phải đảm bảo tính đúng đắn và tin cậy.
b. Tính ngắn gọn:
- Ngắn gọn nhưng phải bảo đảm đủ thông tin và tính hàm súc của nó.
c. Tính sinh động và hấp dẫn:
- Nhằm kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.
- Thể hiện: Nội dung thông tin mới, tiêu đề, cách dùng từ, đặt câu.
Þ Ba đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động và hấp dẫn) thể hiện ở những phương tiện diễn đạt (từ vựng; ngữ pháp; các biện pháp tu từ) bảo đảm chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách báo chí.
3. Củng cố, luyện tập (9’): 
- Nắm được 3 phương tiện diễn đạt, 3 đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
- Từ đó nắm được phong cách ngôn ngữ báo chí.
Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Tính thông tin thời sự:
- Thời gian: ngày 3-2
- Địa điểm: xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
- Về vấn đề: Đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
b. Tính ngắn gọn:
- Bản tin ngắn nhưng lượng thông tin nhiều, giúp người đọc nắm được: thời gian, địa điểm, cấp quyết định, di tích thứ 15, những thông tin về Ô Tà Sóc...
2. Bài tập 2:
 Viết bài phóng sự về môi trường sống ở trường Hữu Nghị 80.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: Vận dụng lí thuyết làm tiếp bài tập 2
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
 Tiết 54 
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản
 2. Về kỹ năng
Có kĩ năng sắp xếp từ ngữ khi nói và viết câu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
 3. Về thái độ
 Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản. Có kĩ năng sắp xếp từ ngữ khi nói và viếtcâu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh. Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập1
HS chia 6 nhóm
+ Nhóm 1,2: trả lời ý a 
+Nhóm3,4 trả lời ý b
+Nhóm5,6: trả lời ý c
- HS trao đổi thảo luận trả lời bằng bảng phụ sau đó cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
20
I. Trật tự trong câu đơn
1. Bài tập 1
 a. Sắp xếp như vậy không sai về ngữ pháp và ý nghĩa vì “ rất sắc” và “ nhỏ” là các thành phần đẳng lập, đồng chức: cùng làm thành phần phụ cho danh từ “ con dao”
Nhưng đặt vào đoạn văn sẽ không phù hợp với mục đích của hành động: Mục đích đe doạ, uy hiếp đối phương
b.Nhằm mục đích dồn trọng tâm thông báo vào từ “ rất sắc” phù hợp với mục đích đe doạ, uy hiếp Bá Kiến của Chí Phèo
c.Trong tình huống này sự sắp xếp như thế lại là phù hợp bởi mục đích phủ định tác dụng của con dao đối với việc chặt cây to
- HS đọc bài tập, trả lời câu hỏi
- GV phát vấn HS trả lời
- HS đọc bài tập
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
5
15
2. Bài tập 2:
Cách viết (A) là phù hợp. Trọng tâm thông báo là “thông minh”. Câu đầu có 2 luận cứ: “nhỏ”, “thông minh”. Câu cuối là kết luận. Vì là luận cứ trọng tâm nên đặt sát câu kết luận.
3. Bài tập 3:
a. Câu kể về một sự kiện (Mị bị bắt). Cho nên trước tiên nêu hoàn cảnh thời gian, sau nêu các sự việc là phù hợp.
- Câu tiếp theo “Sáng hôm sau” đặt đầu câu để nối tiếp thời gian, tạo sự liên kết với câu trước.
b. “Một buổi sáng tinh sương” đặt ở giữa câu là phù hợp. Bởi vì “Một anh đi thả ống lươn” liên kết với những câu trước để tìm ai là người đẻ ra Chí Phèo. Nên nối tiếp đề tài bằng chủ thể hành động chứ không phải thời gian.
c. “đã mấy năm” đặt ở cuối câu. Vì nó thông báo tin mới. Tuy “Mị về làm dâu nhà Pá Tra” là thành phần chính của câu, nhưng thông tin ấy đã biết.
Þ Trong câu đơn có nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Nhưng phải chú ý đến văn cảnh, hay một văn bản để có cách sắp xếp tối ưu, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ thông báo của câu.
3. Củng cố, luyện tập (3’): 
GV chốt lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
Nắm chắc nội dung bài học
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc53.54.doc